TINH THẦN ĐẤU TRANH TRONG GIÁO LÝ PGHH Bửu Nghiêm. Đấu tranh!!! Hai từ nghe rất quen tai và hình như “nó” rất gần gũi với mọi người, “nó” ở quanh ta, có mặt trong mọi ngỏ ngách của cuộc đời, từ hang cùng ngỏ hẹp, từ nơi bóng tối của làng quê, quanh năm núp bóng sau lũy tre làng ra đến nơi phồn hoa đô thị. “Đấu Tranh” không bó hẹp trong từng cộng đồng cư dân hay quốc gia chủng tộc, mà nó còn vượt xa hơn, xóa hẳn đường biên giới quốc gia vươn mình ra khắp năm châu bốn biển, ở nơi nào có sự sống của mọi sinh vật đều có sự hiện diện của bộ mặt đấu tranh. Đấu tranh chi phối đời sống xã hội, đấu tranh thay đổi hoặc quyết định sinh mệnh của cá nhân, cộng đồng, hay rộng hơn là nó quyết định cho vận mệnh của quốc gia, dân tộc được vươn lên tự chủ, hay sống trong gông cùm nô lệ đến chổ diệt vong. Vậy ta thử tìm hiểu “Đấu Tranh” là gì? Khái niệm của “nó” ra sao? Mà có mãnh lực hấp dẫn, lôi kéo mọi sinh vật trên quả đất nầy, quay cuồng theo vòng xoáy của “đấu tranh” trong từng nhịp thở của thế nhân! Đấu tranh, không rõ xuất phát từ đâu, do ai khởi xướng, và xuất hiện từ thời điểm nào? Nhưng có lẽ nó có từ xa xưa lắm, từ khi mọi sinh vật bắt đầu được hít thở, được đón nhận ánh nắng của mặt trời, được ngắm nhìn ánh sáng thơ mộng của chị hằng. Trong một khu rừng hoang vu biết bao giống loài động vật hoang dã, để bảo vệ đàn bầy trước nanh vuốt của kẻ thù, chúng phải biết đấu tranh để sinh tồn, đôi khi vì cái đói, để tranh giành miếng mồi hay để thỏa mãn thuộc tính của giống loài hoang dã, chúng sẵn sàng đấu tranh với cả đồng loại. Một đứa trẻ khi mới chào đời, nó đã mang sẵn trong tiềm thức của sự đấu tranh, dù chỉ là trạng thái đấu tranh trong vô thức, cất tiếng khóc đầu đời khi bị tách rời sự ấm áp trong lòng mẹ, tất nhiên nó phải khóc để chứng tỏ sự phản đối, nếu có tấm chăn được quấn quanh người nó sẽ ngừng tiếng khóc, và cũng như tiếng khóc càng cao giọng khi đói sữa, đấy là lúc bản năng đang đấu tranh với cái đói vừa trỗi dậy!. Rồi cái tính “đấu tranh” được gắn liền trong ý thức mọi người, cùng lớn dần theo năm tháng, lại tiếp tục “đấu tranh”, đấu tranh với bệnh tật, đấu tranh với nghèo đói, đấu tranh với thiên tai, địch họa… đấu tranh với nghịch cảnh, đấu tranh với sự bất công và áp bức, đấu tranh với cái ác v.v… Chính vì thế mà có nhà Hiền Triết đã đưa ra một khái niệm rất bao quát, “đấu tranh để tự tồn và phát triển”. Xã hội loài người càng phát triển, ý thức đấu tranh càng dâng cao, cũng từ đó hình thái đấu tranh càng diễn biến khốc liệt hơn, thâm độc và sắt máu hơn. Cho nên từ khái niệm ban đầu “đấu tranh để tự tồn và phát triển” giờ nó đã trở thành loại vũ khí ý thức hệ để tranh giành, chiếm đoạt, nhằm thỏa mãn tham vọng chính trị, quyền lực cai trị của chế độ cầm quyền, những chế độ độc tài khắt máu, đảng trị chuyên chính càng khai thác để tinh thần đấu tranh của tầng lớp tay sai, hòng dựng nên một đội quân tiên phuông làm hàng rào chắn bảo vệ quyền lực của nhóm người cai trị ngày càng tàn ác và phi nhân, cái gọi là sự “đấu tranh tự phát” của “lực lượng cờ đỏ” nhằm đàn áp bóp nghẹt tiếng nói chân chính của các vị Chủ Chăn và giáo dân Công Giáo thuộc các giáo xứ Thọ Hòa (Đồng Nai) Quỳnh Lưu, Diễn Châu, (Nghệ An) điễn ra thời gian qua, hay những cuộc biểu tình tuần hành ôn hòa chống lại dã tâm xâm lược của bọn Tàu Cộng và âm mưu bán nước của bè lũ Hán nô Ba đình, bị nhóm “cờ đỏ” Quang Lùn Hà Nội nhân danh tự phát, đàn áp quấy rối.v.v… tất cả là những minh chứng cụ thể cho ý đồ thống trị của csVN thông qua hình thái đấu tranh theo con đường bá đạo, được sử dụng từ khi có Đảng cai trị! Do chủ trương đấu tranh sắt máu theo chủ thuyết “tam vô” mong đè bẹp các thế lực đối kháng và quần chúng nhân dân để độc quyền thống trị, nên đã làm cho không ít người hiểu sai về khái niệm đấu tranh và sợ hãi trong mọi phong trào đấu tranh, phần đông là tầng lớp tín đồ các Tôn Giáo, họ cho rằng; đã là người tu hành, đấu tranh là trái, chống với thuyết từ bi, bác ái của Chúa của Phật .v.v... cho nên họ sống với tâm thức thờ ơ vô cảm trước mọi áp bức bất công đè nặng lên đầu dân tộc trong đó có cả người thân và bản thân họ, họ sống gần như chấp nhận thỏa hiệp với cái ác, cái gian tà mà không phản kháng! Trong giáo lý, hầu hết các Tôn Giáo đều không phê phán sự đấu tranh, mà trái lại còn khuyến tấn tín đồ nên đề cao đấu tranh không khoan nhượng với cái ác từ thân, khẩu, ý của người tu, có như thế mới mong đạt được Chân,Thiện, Mỹ. Đáng kể nhất, là đạo PGHH, vì chính Ngài, Vị Giáo Chủ mở khai nền Đạo khi mới vừa tròn 20 tuổi, đã dấn thân vào công cuộc đấu tranh từ khi Lập Đạo cho đến ngày Vắng Mặt (1939 – 1947), dù chỉ với thời gian ngắn ngủi, nhưng Ngài đã tôi luyện cho quần chúng tín đồ một tinh thần đấu tranh kiên định được thể hiện qua chính hiện thân Ngài, và những lời giáo huấn còn bàng bạc trong Sấm, Thi để lại làm kim chỉ nam cho chúng sanh trên con đường tìm cầu chân lý! Lần dở từng trang giáo lý thi văn PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ trước tác, đọc đến câu “… Mặc ai tranh luận đấu tài, Khuyên dân hãy rán miệt mài chữ tu…” Có người vội vàng cho rằng; Đức Giáo Chủ răn cấm tín đồ đừng nên đấu tranh mà hãy lo tu, thế là họ xa lánh các phong trào đấu tranh, dù là đấu tranh để bảo vệ đạo pháp trong thời kỳ Đạo Nạn. Họ thờ ơ bó gối khoanh tay, trở nên “độc thiện kỳ thân” theo lối ích kỹ tu thân mà quên đi bổn phận của người tín đồ, trong khi “… Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên, Phận môn đệ phải lo vun quén…”. Đó là cách hiểu sai lầm về lời dậy của Đức Giáo Chủ! Để hiểu rõ hơn về tinh thần đấu tranh qua giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH). Ta hãy ngược dòng thời gian tìm hiểu lịch sử Tôn Giáo PGHH được ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam như thế nào, mới lượng giá được tầm giá trị về tính đấu tranh của một nền Tôn Giáo nội sinh mang đậm bản sắc Đạo Pháp và Dân Tộc. Trong lịch sử Tôn Giáo Việt Nam. Phật Giáo Hòa Hảo là một Tôn Giáo được khai sinh muộn màng tại miền Tây Nam phần nước Việt, do chính Đức Huỳnh Giáo Chủ tế cáo Hoàng Thiên, tại Ngôi Tổ Đình (Thánh Địa Hòa Hảo), khai cơ lập giáo ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939). Lúc bấy giờ đất nước Việt nam là một nước thuộc địa dưới sự bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp. Chính sách thực dân đã đè nặng lên đầu dân tộc ngót gần trăm năm bị trị, cộng với sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh thế giới, các thế lực siêu cường tranh nhau giành xé các quốc gia nhược tiểu, trong đó có Việt Nam, làm cho sinh linh đồ thán, thế đạo suy đồi. Trong hoàn cảnh bi đát ấy, Đức Huỳnh Giáo Chủ khai đạo với sứ mạng chấn hưng lại Chánh Pháp vô vi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau hơn hai ngàn năm trăm năm truyền thừa, nay bị suy vi do âm thinh sắc tướng và vãn hồi Đạo Nhân luân nay đã bị đắm chìm trong dục lạc do vật chất văn minh cám dổ, quên đi bổn phận con người đối với nhân quần xã hội. Với 02 trọng điểm ấy, nên Ngài đã mạnh dạn khởi xướng công cuộc canh tân cả Đạo lẫn Đời. Vì dân gian cho rằng: “Đời không đạo đời vô liêm sỉ, Đạo không đời đạo biết dạy ai” Qua nguyên lý “… Đời, Đạo liên quan rạng chói ngời…” Quyết đem đạo vào đời để cứu khổ chúng sanh, Ngài khởi thuyết Tam Giáo Quy Nguyên (Phật, Nho, Lão) lấy Phật đạo làm chủ thể đưa con người đến cứu cánh giải thoát. Với tôn chỉ Học Phật – Tu Nhân cho mọi người hành theo. I -Tinh thần đấu tranh trong Học Phật. Sau hơn hai ngàn năm đạo Phật từ Ấn Độ được truyền vào các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, qua 33 đời chư Tổ Sư, đến đời Lục Tổ Huệ Năng Vị Tổ thứ 6 thuộc Thiền Tông Phương Đông, bặc truyền Y Bát. Việt Nam vào thời đại Lý, Trần đạo Phật lại được tiếp tục phát khai rực rỡ qua dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử… Nhưng từ khi đất nước thoát cảnh ngàn năm Bắc thuộc, lại rơi vào nạn trăm năm đô hộ thực dân Pháp, đạo Phật mất dần bản sắc vô vi, chánh đạo lu mờ, âm thinh sắc tướng nổi lên, mê tin dị đoan mê hoặc lòng người. Những hiện tượng cúng cấp cầu đảo, bói quẻ, xin xăm, công nhiên bày chốn cửa Thiền Môn. Chùa chiền là nơi thanh tịnh tu hành, giờ đây bị coi là nơi để bá tánh đến cầu xin tiền tài, danh vọng hay phước lộc phẫm hàm. v.v... Phật bị xem như vị Thần không hơn không kém! Trước thảm trạng đen tối ấy. Để nhắc nhở, thức tỉnh chúng sanh mạnh dạn đấu tranh từ bỏ những quan niệm mê tín dị đoan, tìm về Chánh Đạo. Đức Giáo Chủ khuyên dạy: “… Theo Phật giáo từ kim chí cổ, Gốc ông, cha ta cũng tu hành. Mà ngày nay cư mãi tranh giành, Danh với lợi của tiền quyền tước…” Và để đánh đổ những hũ tục rườm rà, âm thinh sắc tướng mà từ lâu đã xâm nhập cửa thiền chẳng khác những loại dây leo hoang dại đeo bám che phũ cội Bồ Đề Chánh Pháp. Ngài đấu tranh trực diện vào tận gốc rể sự mê lầm ấy. Như: “…Quá mắc mỏ bởi chưng phạn ngữ, Nên người đời khó kiếm cho ra. Mỏ chuông bày đọc tụng ó la, Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa lý…” Hay là: “… Xá với phướn là trò kỳ quái, Làm trai đàn che miệng thế gian…” Theo quan niệm Phật giáo, mỗi chúng sanh có mặt trên thế gian đầy ô trược nầy đều mang nhiều nghiệp chướng, nghiệp quả của kiếp trước và nghiệp báo trong hiện kiếp, một người muốn tu Phật để trừ các chướng nghiệp mê lầm thì phải cố công tu tập các thiện pháp mà Đức Phật đã ra công hoằng hóa, như hành Thập Thiện, trừ Thập Ác, tu Bát Chánh đạo .v.v… nói chung con đường tu tập của mỗi hành giả là một quá trình đấu tranh cam go gian khổ giữa thiện ác, chánh tà, từ nội tâm đến ngoại cảnh. Một hành giả đang hành Thiền hay Mật, Tịnh nhưng khi vọng niệm khởi, ma chướng dấy loàn nếu không kịp thời dùng quán tịnh khắc chế thì tâm làm sao định tịnh, đây chính là thời khắc hành giả đang đấu tranh mãnh liệt giữa chánh tà, chơn giả. Đức Huỳnh Giáo Chủ từng bảo: “... Mài gươm trí cho tinh cho khiết, Dứt tâm trần kiếm chữ sắc không...” Hay là: “...Tu cầu cho đạt ngũ hương, Hươi gươm trí huệ ma vương hãi hùng...” Tóm lại mục nầy, là người tu để đi đến cứu cánh giải thoát thì phải đề cao tinh thần đấu tranh từng giờ từng phút thậm chí trong từng sát na thì mới mong dứt trừ các nghiệp hoặc tiền trần tiến vào nơi định, tịnh. 2 – Tinh thần đấu tranh trong hạnh Tu Nhân. Phật Giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo được khai sáng vào thời cận đại, lịch sử Việt Nam đang bị đắm chìm trong chiến tranh vệ quốc gần trăm năm qua đối với thực dân Pháp, và sự tranh giành ảnh hưởng sắt máu của tư tưởng ý thức hệ Cộng Sản (Việt Minh), nên để tự tồn và phát triển nhứt là trước làn sóng đỏ, Đức Huỳnh Giáo Chủ phải tự trang bị cho đoàn thể tín đồ mình một sức đề kháng hữu hiệu bằng tinh thần đấu tranh mãnh liệt đầy cam go nguy hiểm, với hai nhiệm vụ đánh đuổi ngoại xâm mưu cầu độc lập, và quyết tâm chống Đảng phái độc tài gây ra cảnh “nồi da xáo thịt” cho dân Việt, vì cả 02 thế lực đều có chung mục đích là muốn tiêu diệt sự ảnh hưởng của PGHH đối với quần chúng Nam bộ lúc bấy giờ. Tiếp nối truyền thống dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương, Đức Huỳnh Giáo Chủ đúc kết tinh hoa Tam Giáo đề ra giáo pháp Tứ Ân. Tức: 1 - Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, 2 – Ân Đất Nước, 3 – Ân Tâm Bảo, 4 – Ân Đồng Bào và Nhân Loại. Nhằm tạo điều kiện cho tín đồ thực hiện bổn phận con người đền trả Tứ Đại Trọng Ân trước khi về cõi Phật. Nên Ngài đã bảo: “... Bạch trinh giữ lấy nghĩa nhân, Muốn về cõi Phật lập thân cõi trần...” Hay là: “... Đến ngày biển cạn non mòn, Tứ ân đã trả chẳng còn tội căn...” Và nhất là trách nhiệm con dân nước Việt nặng nợ quê hương, dân tộc thì phải hết lòng đền đáp ân đất nước. Về Ân Đất Nước Ngài đã giảng giải: “ Sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên, cha mẹ, sống ta cũng nhờ đất nước quê hương. Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Rán nâng đở xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo, và làm cho được trở nên cường thịnh, rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm. Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thản như không đủ tài lực đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đở quê hương, ta phải tránh đừng làm việc gì sơ suất đến đổi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây tổn hại đến đất nước. Đó là ta đã đền ơn cho đất nước vậy...” Lời giảng dạy về ân đất nước của Đức Huỳnh Giáo Chủ như một thông điệp đánh thức lòng yêu nước của toàn dân, cho nên chỉ thời gian ngắn, hầu hết tín đồ PGHH dù nam hay nữ đều hăng hái tham gia vào các phong trào cứu quốc. “... Thiệt chẳng hỗ giống dòng Nam Việt, Từng nêu cao khí tiết Lạc Hồng. Đã mang lấy nợ non sông, Quyết lòng cứu quốc tồn vong sá gì. Gương yêu nước đáng ghi đáng nhớ, Chí hy sinh nhắc nhở mai sau. Sống không hỗ kiếp anh hào, Không ham tiền bạc sang giàu cá nhân. Thân chiến sĩ vì dân vì nước, Vì tự do hạnh phước đồng bào. Bao nài nguy hiểm gian lo, Một năm kháng chiến ra vào chông gai. Bom đạn thét không phai tâm ý, Súng gươm rền nung chí hùng anh. Quyết đem xương máu hy sanh, Hy sanh cứu nước rạng danh muôn đời...” Tấm gương đấu tranh sáng ngời của Đức Huỳnh Giáo Chủ là một bài học vô giá cho toàn thể môn đệ noi theo, khi Ngài không nài gian lao khổ nạn trước giặc xâm lược cũng như âm mưu thâm độc của bọn giả danh cách mạng đã bao lần rấp tâm hãm hại, Ngài chấp nhận cuộc sống đầy hiểm nguy nơi chiến khu như những chiến sĩ trì chí trong phong trào giải phóng dân tộc, và luôn cất lời kêu gọi: “ Hỡi anh em trong nhà Nam Việt, Nhớ nước ta hùng liệt thuở xưa. Ngàn năm bắc địch vày bừa, Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù. Hồn chiến sĩ ngàn thu rạng tỏ, Gương anh hào chói đỏ như châu. Non sông thanh bạch một mầu, Ngọn cờ độc lập bay hầu khắp nơi. Lịch sử cũng rạng ngời mấy đoạn, Lắm anh hùng hảo hán xuất thân. Sanh vi tướng tử vi thần, Câu châm ngôn ấy truyền lần đến nay...” Và : “ Anh em phải chung lưng lại, Dùng sức mình đánh bại kẻ thù. Tỏ ra khí phách trượng phu, Vun Long tuyền kiếm tận tru gian thần. Xưa nước đã bao lần khuynh đảo, Được cứu nguy nhờ máu anh hùng. Hy sinh báo quốc tận trung, Đem bầu nhiệt huyết so cùng thép gang. Việt Nam là giống Hồng Bàng, Muôn đời xa lánh tai nàn diệt vong” Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam được truyền thừa qua hơn bốn ngàn năm văn hiến, từng nhiều phen đánh tan đoàn quân xâm lược các triều đại phương Bắc, đưa đất nước thoát vòng nô lệ hơn ngàn năm Bắc thuộc. Trong những chiến công chống giặc hiển hách ấy không thiếu vắng những nữ lưu anh kiệt của dòng máu Triệu, Trưng. Nên để noi chí tiền nhân, Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng không ngừng kêu gọi phận nữ lưu thời đại: “ Chị em ơi! Bắc Nam là một, Chị em là rường cột giống nòi. Giở sử xanh Nam Việt mà coi, Gương Trưng, Triệu còn roi muôn thuở. Chẳng có lẻ xưa hay mà nay dở, Khiếp nhược là cái cớ vong gia. Chí anh hùng của khách quần thoa, Đâu có kém bực tu mi nam tử. Sách Thánh hiền truyền lưu mấy chữ, Thất phu còn trách nhiệm với non sông. Cả tiếng kêu phận gái má hồng, Đem son phấn điểm tô tổ quốc” Với tâm nhìn siêu xuất của bậc Đại Giác, Đức Giáo Chủ nhận rõ cuộc đấu tranh của dân tộc còn dài, do âm mưu Hán hóa của kẻ thù truyền kiếp Tàu Cộng cùng chính sách độc tài đảng trị sẽ tiếp tục cai trị dân Nam, nên Ngài đã tỏ rõ chí khí ấy khi Cụ Phạm Thiều (biệt hiệu Trường Phong) được Việt Minh CS cử vào chiến khu mời gọi Ngài Tham Chánh. Bằng những vần thi khẳng khái Ngài đã cho biết: “… Nhìn sang Trung Quốc khách lân bang, Cứ cố xỏ ngầm sao trị an. Nếu thiệt hai bên cùng hiệp trí, Kẻ gây thảm kịch phải quy hàng…” Và Ngài tuyên bố “… Tôi một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, một chiến sĩ trì chí trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, sẵn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng lên đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống…” Ngoài ra Ngài còn chủ trương “ toàn dân chính trị - chống độc tài bất cứ hình thức nào…” Những lời tuyên bố khẳng khái ấy, càng làm nức lòng đoàn quân áo vải, những chiến sĩ mang nặng trên vai hai trọng trách Đạo Pháp và Dân Tộc. “ Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn tráng sĩ, Nhìn thời xưa hùng vĩ nước nhà ta. Bắc Nam một dãi san hà, Mồ hôi giọt máu ông cha tài bồi Trãi qua cũng lắm hồi vận bỉ, Rồi anh em tráng sĩ đứng lên. Liều mình đụt pháo xông tên, Liều mình giết giặc xây nền tự do. Tiếng roi lại bình ngô Sát Đát, Sử xanh còn ngào ngạt hương thơm. Trông phường vá áo túi cơm, Trông phường úy tử mà nhòm đi thôi. Nay vận nước đến hồi thịnh thái, Chí anh hùng ta hãy noi gương. Một mai nước được phú cường, Tấm thân tráng sĩ cột rường nhà Nam.” Trong lời kêu gọi đồng bào các giới hãy hăng hái tham gia vào tổ chức; Việt Nam độc lập vận động hội, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cất lời Hiệu Triệu các nhà Sư, cùng môn nhân đệ tử nhà Phật tích cực thực hiện bổn phận con dân với đất nước, theo gương hạnh của các bậc Thiền Đức khi xưa: “… Các bậc Tăng Sư, Thiền đức! Các Cụ có nhớ chăng? Trên lịch sử Việt Nam thời xưa, nhà Đại Đức Khuông Việt dầu khoác áo cà sa, rời miền tục lụy, thế mà khi quốc gia hữu sự cũng ra tay gánh vác non sông… Chúng tôi ước mong các Cụ noi gương Đức đại Sư Khuông Việt, tự mình gia nhập vào Việt Nam độc Lập Vận động Hội để làm gương hay là để khuyến khích các môn nhân đệ tử mau tham gia phong trào mới hầu chấn chỉnh quốc gia ta. Khi nào nước nhà được cường thạnh, đạo Phật mới đặng khuếch trương tự do hầu gieo rắc tư tưởng thiện hòa và tinh thần từ bi bác ái khắp bàng nhân bá tánh…” Với tầm nhìn siêu xuất của Đức Huỳnh Giáo Chủ, nhận định dã tâm xâm lược của bọn giặc Trung cộng cùng lời Hiệu Triệu chống giặc ngoại xâm của Ngài đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nhìn lại hiện tình đất nước Việt nam, trước sự ươn hèn của bọn thái Thú Ba Đình, biển đảo và những nơi trọng yếu có vị trí chiến lược quan trọng đều mất dần vào tay Tàu Cộng, từ Nam chí Bắc người Trung Quốc ào ạt tràn vào như chổ không người, kéo theo những sự bất ổn xã hội không thể kiểm soát, rõ ràng nguy cơ mất nước và chiếc vòng nô lệ đang siết dần vào cổ dân Việt, nếu toàn dân vẫn thờ ơ với tiền đồ tổ quốc, không cùng nhau đấu tranh để sinh tồn thì viễn cảnh bi thảm ấy sẽ đến một ngày không xa. Hãy tự cứu lấy mình và dân tộc trước khi quá muộn. Chương trình Tu Nhân của người tín đồ PGHH là phải hành động nhập thế của các bậc trượng phu, nhưng để vững vàng trước mọi cám dổ của danh, sắc, lợi quyền, trước khi nhập thế người tín đồ phải tu học theo gương hạnh Phật, tức tôi luyện cho mình một bản tâm thanh tịnh, không còn nhiễm trược xem thường danh lợi tiền trần, để khi dấn thân nhập thế với tâm thức: “… Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà Nam Mô. Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật, Bụi hồng trần rứt sạch cửa không. Chuông linh ngân tiếng đại đồng, Ta bà thế giới sắc không một màu…” Miền Tây Sông Hậu, 2019 Bửu Nghiêm. * Những Chữ, Câu màu "ĐÀ" là chánh văn Đức Thầy đã để lại.