Tiếng vọng từ nỗi đau cùng cực

Thảo luận trong 'Tin-Tức' bắt đầu bởi Ngoctruc, 10/5/17.

  1. Ngoctruc

    Ngoctruc Member


    TIẾNG VỌNG TỪ NỖI ĐAU CÙNG CỰC!

    --oOo--
    Kính thưa quí công luận trong và ngoài nước,

    Thật chua xót hơn lúc nào hết,chỉ trong vòng hai tháng từ ngày15.2 ÂL (Thu phân) đến 15.2 Đinh Dậu (2017) cộng đồng PGHH đã liên tục hứng chịu hằng loạt chuỗi sự kiện đau lòng, cứ dồn dập xảy ra ngay trên vùng Thánh địa thiêng liêng và rải rác đó đây, trên khắp vùng đồng bằng sông nước Miền Tây. Khởi đầu là vụ ngả đổ chân chung Đức Huỳnh Giáo Chủ giữa ban ngày, ngay chánh điện chùa Cây Xanh (gần Thánh Địa Hòa Hảo) nữa tháng sau là vụ cháy chân dung Đức Thầy, giữa ban đêm ở hội trường BTS.TƯ.PGHH, sau chùa An Hòa Tự (vùng Thánh Hòa Hảo ) điều kỳ diệu là lửa chỉ cháy từ dưới lên khoảng 5 tấc bức chân dung (cao 1,6 mét) rồi tự nhiên tắt. Tiếp theo nửa tháng sau, bất ngờ xuất hiện 2 côn đồ từ Kiên Giang, len lỏi trèo tường rào đập phá khu mộ Đức Ông Đức Bà (ngay sau Tổ Đình PGHH) cũng hơn 10 ngày sau, lại xảy ra vụ xô xác tại đám giỗ nhà đồng đạo Út Trung, An Phú, Châu Đốc... và [FONT=&amp]gây thương tích không ít cho[/FONT] tín đồ PGHH! Các sự vụ trên chưa kịp lắng dịu, thì cơn khủng hoảng nhân đạo, trong vụ Hai Thả tín đồ PGHH ở An Phú An Giang, bức xúc lên tiếng phản đối bất công, bị công an An Phú bao vây cô lập 09 người trong gia đình, gây hoang mang dư luận trong và ngoài nước, vụ việc kéo dài hơn 28 ngày, nay vẫn còn đang diễn tiến dai dẳng rất nghiêm trọng và phức tạp chưa kết thúc. Đã vậy, gần đây ngày 02/5/2017 lại bất ngờ xảy ra một vụ án chết người rất khủng khiếp tại Vĩnh Long.Nạn nhân chính là một tín đồ PGHH, có đời sống tu niệm rất hiền lành, sống bằng nghề lương thiện (Bán hủ tiếu chay). Đó là anh Nguyễn Hữu Tấn sinh năm 1979, có vợ một con 9 tuổi, ở tổ 7, khóm 2, phường Thành Phước, Bình Minh, Vĩnh Long. Vụ việc xảy ra lúc 5 giờ chiều ngày 02/5/2017. Bất ngờ Công an kéo đến hằng trăm người khám xét gia đình, từ 5 giờ chiều đến 2 giờ sáng ngày 03/05/2017, nhưng không tìm thấy được bằng chứng phi pháp nào, ngoài một tấm vải màu vàng lót hộp yến sào, mà Công an cho là một vật khả nghi để may cờ vàng 3 sọc đỏ.

    Sau thủ tục khám xét Công an đã bắt anh Nguyễn Hữu Tấn về phòng tạm giam để điều tra, trước sự bàng hoàng của những người thân trong gia đình. Đến 11 giờ trưa cùng ngày 03/05/2017 công an báo tin và bảo gia đình đến cơ quan công an để nhận xác anh về an táng, vì anh Tấn đã dùng dao cắt cổ tự tử chết. Nghe hung tin cả nhà sửng sốt, liền đến Công an Vĩnh Long và trực tiếp chứng kiến hiện trường, anh nằm sống xoài trên vũng máu đã khô. Công an có giải thích sơ về trường hợp tự sát và cho cha anh Tấn xem một đoạn video ngắn có hình ảnh một người mặc áo tù, cầm dao tay trái quơ quơ chỉ tới ngang ngực, nhưng không thấy mặt, nên ông không nhận dạng được có phải con mình không. Vì ông nghĩ người mới bị bắt còn đang điều tra thì không thể mặc áo tù. Sau đó gia đình chuyển xác anh Tấn về lo hậu sự, với nỗi đau đớn tột cùng . (Trên đây là tóm lược theo lời kể của Cha Mẹ và vợ anh Tấn qua Live Stream và Facebook đăng trên internet). Thân nhân anh vô cùng phẫn uất, kêu ca ta thán và rất nghi ngờ về nguyên nhân cái chết đột ngột của anh, nên đã yêu cầu Công an phải sớm điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết bi thảm của anh Tấn.

    Vào ngày[FONT=&amp] 04/5/2017 Công an tỉnh có đến gia đình giải thích theo nhận định của Chính Quyền , là do anh tự tử và hứa sẽ cho gia đình nạn nhân xem toàn bộ video ghi lại diễn biến quá trình điều tra đến lúc chết, kể cả lý do bắt giữ.

    Hiện nay những thông tin liên quan đến cái chết thảm của anh Nguyễn Hữu Tấn, đang được truyền đi rộng khắp cả trong và ngoài nước. Tất cả công luận và gia đình anh Tấn,đang nóng lòng trông đợi công an Vĩnh Long, sớm công bố kết quả điều tra và biện pháp xử lý thỏa đáng.

    Thưa quí công luận.
    Anh Nguyễn Hữu Tấn một người tín đồ PGHH có tư chất hiền lành, không thuộc thành phần đấu tranh tôn giáo hay đấu tranh dân chủ. Anh chỉ lo làm ăn và lo tu hành chơn chất, chỉ phục vụ gia đình là chính. Rõ ràng anh không thuộc đối tượng nguy hiểm theo cách nhìn của an ninh. Do đó cái chết đột ngột trong đồn công an, xảy ra không quá 10 tiếng đồng hồ, từ lúc bắt giam cho đến khi anh chết, với chấn thương hộp sọ và vết cắt ngang cổ dài bằng một gang tay,sâu hơn 5 phân trên cổ. (Theo người thân kể là sắp đứt lìa chỉ còn một phần cổ) khiến dư luận có nhiều nghi vấn.

    Căn cứ trên thương tích lâm sàng như vậy, thì mọi người không sao có thể suy ra được anh bị chết bằng cách nào. Nếu chỉ dựa vào sự quả quyết cuả gia đình là anh bị đánh đập và bị cắt cổ. Hay cách giải thích ngược lại của công an VL cho rằng, anh tự tử bằng con dao rọc giấy. Cả hai cách diễn giải này vẫn còn nhiều nghi vấn.Vì nếu cho rằng công an cắt cổ anh Tấn trong phòng điều tra thì rất khó xảy ra sự giết người tàn nhẫn và trắng trợn phi pháp luật đến như vậy được. Căn cứ theo sự trả lời của một viên chức công an tỉnh, khi em của anh Tấn hỏi tên họ của người ký lệnh bắt và 2 điều tra viên là ai, thì cán bộ này có nêu rõ tên họ và cấp bực của 2 điều tra viên và viên trưởng phòng Ca ký lệnh bắt. Do đó 2 điều tra viên này không thể vì một lý do riêng tư nào, dám tự ý thực hiện ngoài chỉ đạo của lãnh đạo trại giam. Còn nếu công an vì một lý do nào đó, muốn giết anh Tấn thì còn nhiều cách kín đáo hơn, để khỏi bị truy cứu trách nhiệm, nhất là không thể gấp gáp đến mức chưa quá thời gian tạm giữ (24 giờ) dù cho đối với can phạm gây án cực kỳ nguy hiểm như: giết người hàng loạt, khủng bố, ma túy hay thủ đắc vũ khí hóa học hoặc tiết lộ an ninh quốc gia…cũng được phép tùy tiện hành động tàn nhẫn đến như thế.

    Ngược lại thì cách giải thích của phía công an VL, bảo rằng anh Tấn tự tử bằng dao rọc giấy, thì lại càng khó thuyết phục. Vì con dao này không đủ sức cắt sâu đứt luôn cuống họng và gân cổ, bằng một vết cắt dài hình chữ V giáp ngang cổ phía trước gần cả một gang tay. Đặc biệt nếu anh chết ngay trong phòng hỏi cung thì đúng là một chuyện rất lạ. Bởi phòng hỏi cung khác với phòng tra tấn cực hình bằng dụng cụ.. Nếu chỉ đơn thuần hỏi đáp trong có mấy tiếng đồng hồ, thì không có lý do gì để anh Tấn phải bức xúc một cách bế tắc dẫn đến tự tử. Còn chưa đặt vấn đề vết thương trên đầu anh xảy ra trong trường hợp nào, có thể trên đường áp giải chăng? hay ở một trường hợp đặc biệt khác lại không thể giải thích? mà nếu anh Tấn bị đánh trọng thương như vậy, thì không tài nào anh còn đủ sức và đủ mưu trí, lừa 2 cán bộ điều tra ra ngoài cùng một lúc, để anh lục con dao trong cặp hồ sơ CA và kịp thời tự tử. Còn nhiều nghi vấn khác nữa nhưng ở đây chúng tôi không tiện lạm bàn.

    Tóm lại điều khó hiểu nhất là anh Nguyễn Hữu Tấn không phải là một đối tượng chống đối chính quyền bằng hình thức đối kháng chính trị hay tôn giáo. Cho đến hiện giờ CA vẫn chưa đưa ra được bằng chứng phạm tội cụ thể. Vậy cơ quan hay cá nhân nào bắt giữ anh Tấn áp giải đến phòng điều tra, lại để xảy ra cái chết bi thảm (cho dù do anh tự tử), CA Vĩnh Long cũng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì sau khi xét nhà, công an không phát hiện ra được một tài liệu phạm pháp nào của anh Tấn, ngoài tấm vải màu vàng không có sọc đỏ, mà vẫn bắt người.

    Sau đây là phần nhận xét rút kinh nghiệm.

    Thưa quí vị,
    Trước hết xác định việc công an Vĩnh Long tiến hành bắt giam anh Tấn không có bằng chứng phạm tội rõ ràng, dẫn đến cái chết thảm thiết là hoàn toàn sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng rất khó khắc phục.Bởi dù có kỷ luật bỏ tù cán bộ điều tra và bồi thường theo pháp luật, thì cũng không sao làm cho anh Tấn sống lại được, còn chưa tính đến việc làm suy sụp cả tinh thần tu niệm và sự bình an của gia đình trong những ngày tới. Với chức trách cơ quan pháp luật, quí ông cần lưu tâm đến lòng dân nhiều hơn, để duy trì sự ủng hộ của đại chúng, nhất là quần chúng có tinh thần đạo giáo. Nhà cầm quyền không nên tìm cách làm cho họ sợ hãi cùng cực, bằng cái chết khủng khiếp hay bất kỳ sự ngược đãi nặng nề nào, vô tình tạo mầm móng đối kháng bất đắc dĩ trong dân. Đừng bắt chước theo khẩu hiệu “ Giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Để người tín đồ vô tội không bị hàm oan Đối với người không có đạo thì không biết sao, chứ đối với người tín đồ PGHH, đã hơn 40 năm qua nhà cầm quyền ít nhiều đã thấy rõ đoàn thể PGHH, không bao giờ có gây ra tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma túy và đàn điếm, trộm cắp, cướp bốc… Dù có bất đồng với cách quản lý thiếu bình đẳng của chính quyền, họ cũng cam lòng kiên nhẫn nhịn chịu. Phẫn uất lắm họ cũng chỉ dùng lời nói hoặc văn bản để kiến nghị, khiếu nại…chứ cũng chưa thấy tổ chức cá nhân nào dùng bạo lực để chống lại chính quyền.

    Bên cạnh đa phần họ còn ra sức làm nhiều việc hữu ích cho đồng bào xã hội, trên nhiều lãnh vực từ thiện. Nếu có chăng một vài tổ chức tranh đấu được hình thành, cũng nhằm mục đích bảo Pháp ôn hòa, chứ không nghiêng về chính trị bạo động. Thực tế như vậy, cần gì chính quyền lại đa nghi đến mức cực đoan mất tình mất lý nghiêm trọng như vậy. Đâu cần phải bao vây, khống chế hay bắt giam hoặc gây ra cái chết kinh hoàng họ mới sợ.

    Đúng bản chất người tu chơn chánh theo tôn chỉ giáp lý PGHH, họ không hề biết sợ hãi trước bạo lực, nhưng họ lúc nào cũng rất sợ tội lỗi bản thân dù lớn nhỏ, nhờ vậy mà PGHH vẫn còn tồn tại đến bây giờ đã hơn 70 năm, dù phải chịu đựng trải qua nhiều chế độ khác biệt, với biết bao thử thách của bạo lực, từ bên trong lẫn bên ngoài suốt chiều dài lịch sử của mình. Hiện nay có người rất lo ngại, mà đưa ra vài nhận định nghi ngờ thái quá rằng: Cái chết thê thảm của Nguyễn Hữu Tấn là có phần nào dụng ý của chính quyền, muốn răn đe toàn bộ tín đồ PGHH, hãy đề cao cảnh giác, nếu không rồi đây tai họa này sẽ lần lượt đến với từng người, nếu lở bị công an nghi ngờ thì dù cho kẻ ấy là người hiền lành vô tội, cũng khó thoát khỏi cái chết thương tâm như thế. Chúng tôi liền ngắt lời và khuyên lơn giải thích: Bà con hãy yên tâm và nên tin chắc rằng điều ấy sẽ không thể được lập lại dù bằng hình thức khác có nhẹ hơn hoặc tinh vi hơn.

    Vì nay là thời đại văn minh cực điểm, hệ thống luật pháp quốc gia đều luôn có liên đới chặt chẽ với luật pháp Quốc tế, hệ thống thông tin toàn cầu rất nhanh chống, mọi sự cố xảy ra trên đất nước Việt Nam, đều được sự phán xét của công luận, ngoại giao, nhân quyền quốc tế trên cơ sở luật pháp. Thế nên sinh mạng con người ở các quốc gia đều trở nên có giá trị bình đẳng ngang nhau và luôn được quần chúng và luật pháp bảo vệ, nếu mọi người biết đề cao pháp luật và biết tranh thủ sự can thiệp cần thiết.

    Đối với Công an Vĩnh Long nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, chúng tôi tha thiết có lời yêu cầu nhà cầm quyền đừng để xảy ra sự việc tương tự thương tâm như trường hợp Nguyễn Hữu Tấn. Và nên có giải pháp ôn hòa cởi mở và tìm cách gần gũi thân thiện với mọi giới tín đồ PGHH “trong luồng hay ngoài luồng” để sớm tạo điều kiện hàn gắn vết thương lịch sử, sớm lành lặng tốt đẹp thật sự. Đừng quá cực đoan nghi ngờ theo kiểu truyền thống, rồi cứ mãi duy trì sự phân biệt đối xử đã lạc hậu. Đừng thù ghét nghi ngờ người dân lương thiện, chỉ tạo thêm bất lợi yếu hèn cho dân tộc quốc gia. Hai bên hãy nỗ lực tạo ra sự kết nối thân tình trong sáng, trên hai lãnh vực Đạo lý và luật pháp. Đoàn thể chúng tôi sẵn sàng tỏ ra thiện chí ôn hòa, nhằm tích cực tìm phương hóa giải mọi bất đồng phi lý, để cùng góp phần tạo thêm sức mạnh chung cho dân tộc. Mong thay!

    Riêng đối với bà con đồng đạo chúng ta, chớ nên hốt hoảng sợ hãi, nên bình tỉnh kiên nhẫn lo tu tỉnh chuyên cần theo đúng Giáo lý Tôn chỉ siêu việt của Tổ Thầy, dù còn có một số địa phương nào đó, chính quyền còn khe khắt hoặc có phân biệt đối xử. Chúng ta nên kiên nhẫn dùng giải pháp thích hợp để lên tiếng theo lẽ công bằng, thẳng thắn. Không nên quá khích hay tự phát dùng bạo lực đối đầu, sẽ trái tinh thần đạo đức. Vận mệnh của Đất nước sẽ tùy thuộc vào nguyện vọng chánh đáng của toàn dân, lịch sử đã có sự vận hành rất công minh và trật tự thuận theo thiên lý, chỉ thay đổi chậm hoặc mau thôi. Điều này trong cơ giảng Sấm Kinh đều có báo trước. Chúng ta không thể đi ngược ý Trời. Vận đạo thịnh suy do cách hành đạo của tín đồ. Còn vận nước đổi thay do lòng dân và ý Trời định đoạt. Chúng ta là thành phần tôn giáo chỉ là thiểu số của Dân tộc, không đủ sức đảm đương việc lớn. Dù thời đại có đổi thay bình hay loạn, cường thịnh hay suy vong, thì PGHH vẫn mãi mãi trường tồn và lúc nào cũng đặt nhiệm vụ bảo pháp lên hàng đầu, để cùng chung lo đùm bộc và bảo vệ lẫn nhau theo chính nghĩa và đạo lý. Đất nước hiện nay có nhiều biến động phức tạp, chúng ta không nên vô tình tạo thêm sự trầm trọng, và trước hết cố tránh sự bất lợi ảnh hưởng đến đoàn thể của mình. Đức Thầy đã từng căn dặn:
    “Dầu ta có cách thôn hương

    Vạn dân cứ chữ thiện lương mà làm”
    Hoặc:
    “Thời thế có đổi thay nhưng tấm lòng nhân vẫn không thay đổi”

    Rất mong quý công luận hoan hỷ góp ý cần thiết, nhằm bổ khuyết cho những gì còn sơ sót thiễn cận và giúp thêm lời chỉ giáo chánh đáng. Xin chân thành đa tạ.

    Trân trọng.

    Hoa Kỳ, ngày 08.5.2017
    Cư sĩ Thất Lĩnh


     

Chia sẻ trang này