Thư giải thích chi tiết về ngôi Hội Quán PGHH tại thủ đô HTĐ

Thảo luận trong 'Lưu-Trữ' bắt đầu bởi TTT, 19/7/13.

  1. TTT

    TTT Member

    [​IMG][​IMG]
    Bảng Hội Quán PGHH, Đạo kỳ, Huy hiệu nay bị tháo gỡ toàn diện. - Phía trong Hội Quán các Di Ảnh cũng bị gỡ


    ---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
    Từ: SYDNEY TRAN <sydtran@verizon.net>
    Ngày: 08:14 Ngày 15 tháng 7 năm 2013
    Chủ đề: [PGHH_Forum] Loi Khan Bao [1 Attachment]
    Đến: "pghh_forum@yahoogroups.com" <pghh_forum@yahoogroups.com>
    [Attachment(s) from SYDNEY TRAN included below]

    Kính,

    Thưa chư quí đồng, quí thân hữu.

    Đáng lý ra Tôi không viết lời giải thích nầy, nhất là việc phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi về chi tiếc căn nhà được xữ dụng làm Hội quán PGHH Hải ngoại, thiết nghĩ điểu nầy chỉ gây hoang mang, nghi kỵ trong đồng đạo PGHH cũng như các thân hữu và ngay như cả nơi quê nhà. Nhưng vì thư ‘Khẫn báo’ của ông Đoàn Ngọc Ẩn, đã được ông Trần Quốc Sĩ Phó Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH Hải-ngoại (với tên Email là SYDNEY TRAN <sydtran@verizon.net> và pghh_forum@yahoogroups.com" chuyển đi nhiều lần đến đồng đạo khắp nơi, do đó Anh chị em trong và ngoài nước đã điện thoại trực tiếp hoặc Email, yêu cầu Tôi giải thích cho rõ ngọn ngành, xem hư thiệt ra sao.. mà trong đó Tôi là người có dính dáng?

    Xin được trình bày nguyên do và sự diễn biến của căn nhà 585 E. Uniersity Blvd, Silver Sring, MD 20901. (được dùng làm trụ sở Hội quán PGHH hải ngoại tại Thủ Đô Hoa-Thịnh Đốn, (Hoa kỳ) suốt thời gian qua như sau:

    -Ngay những buổi ban đầu (từ 1978 đến 1981): - Nơi hải ngoại hoàn cảnh tạm cư sống rất khó khăn về mọi mặt, từ ngôn ngữ cho đến phong hóa! Nhưng với thành ý một số Anh chị em tín đồ PGHH cố gắng quần tụ gần gũi với nhau, để cùng hướng dẫn, chia sẽ những cay đắng ngọt bùi… Lần lần thấy cần có nhu cầu tạo dựng một nơi để anh chị em tín đồ san sẽ và giúp đở từ phạm vi Đạo lẫn đời sống thường nhật…nhiều năm trôi qua anh chị em đồng đạo thể hiện được tình thương yêu như con một Cha mà Đức Thầy từng chỉ dạy, thắm thoát trên chục năm…Anh chị em nhận thấy Cư sĩ Thái Hòa là người gắng liền với nền Đạo từ khi Thầy ra đời và là niên trưởng đối với tất cả nên đã yêu cầu ông nhận vai trò đại diện PGHH nơi hải ngoại với cương vị Hội Trưởng.

    Cơ sở thuê mướn đầu tiên là một căn nhà rất rộng rãi: 916 Thayer ave, Silver Spring, MD 20901. Sau đó không có sự đóng góp đầy đủ để trang trải tiền nhà, nên phải tạm dời đi một vài nơi khác nhỏ hẹp hơn (03 lần dời nhà), mãi đến khi anh chị em đồng đạo đề nghị tạo mãi một căn nhà cho đoàn thể tương lai, trong khi gía cả giữa tiền thuê và tiền mua nhà hằng tháng phải góp trả không sai biệt là bao? Ban Trị Sự TƯ/PGHH/HN đầu tiên do Ông Thái Hòa làm Hội Trưởng có kêu gọi sự đóng góp của đồng đạo khắp nơi, nhưng công tác nầy kéo dài nhiều năm mà không thành tựu, bởi lẽ gía nhà tại Thủ Đô quá cao mà Anh chị em đồng đạo quá it oi nên không thể chung góp cho có số tiền lớn để trả trước một phần tiền cho Ngân Hàng (The down payment of Mortgage), 05 năm ròng rã không thực hiện được ý định trên nên BTS và Ông Thái Hòa quyết định hoàn trả số tiền lại cho đồng đạo và thân hữu khắp nơi, Thực chất nói là sự kêu gọi đóng góp khắp nơi, thực ra chỉ là vài đồng đạo xa xôi mà ông Thái Hòa và chúng tôi quen biết trong lúc sinh hoạt Đạo tại VN.. Một số nhỏ đồng đạo đóng góp với số tiền khá lớn (trên $500 US Dollars) vào thời kỳ đó là quí vị: Trương Ngọc Thung (Tel (804) 275-2863, Chị Ánh (352) 735-3426, Chị Lý Tăng Modre (703)670-8696, Dương Minh Quang (832)541-1786, Chị Nga (703)273-3561. v.v.. (chư đồng đạo có thể liên lạc với các số điện thoại trên để hiểu biết thêm).
    Nhưng với quyết tâm của Ông Thái Hòa từ chổ số không, cố gắng ngày qua ngày nuôi dưỡng ý chí tạo dựng một địa điểm nơi hải cho PGHH mai hậu… Thuận duyên vào năm 1985 Ông bà, Đ/T Nguyễn Văn Minh có một căn nhà củ, nhỏ hẹp với gía phải chăng đã nhường lại cho Ông Thái Hòa làm cơ sợ Đạo với điều kiện tương đối dễ dàng, tuy nhiên phải vay nợ ngân hàng với số tiền khá lớn ($80,000.00) mà cá nhân Ông Thái Hòa không đủ điều, nên đã nhờ hai ông Nguyễn Anh Tuấn và Ngô Tấn Nghĩa trong lúc ông Nghĩa đang cùng cư ngụ nơi căn nhà thuê mướn chung với Ông Thái Hòa. Ông nghĩ tương lai căn nhà nầy sẽ là tài sản của Đạo, nên không ngại ai đứng tên là sở hữu chủ miễn sao cùng là đồng đạo thì được rồi!

    -Sau đó Ông Tuấn xin về ở, nên căn nhà có 03 người cư trú: -Hằng tháng phải trã $ 750 tiền nợ góp cho Ngân hàng. - Điện, nước, Dầu (vì hệ thống nầy sưởi mùa đông bằng Dầu) $450. - Tiền bảo trì $ 100. Tiền thuế nhà đất $ 2,777.70 (như hiện nay). Tiền bảo hiểm nhà $ 50. Như thế hằng tháng căn nhà phải chi là $1,388.00, cho trong suốt 30 năm theo giao kèo với ngân hàng.

    Hằng tháng Ông Tuấn đóng góp $200, Ông Nghĩa $300, số tiền còn lại phải có hằng tháng là $938. Trong khi đó Ông Thái Hòa, lảnh trợ cấp Xã-hội của nhà nước chỉ có $580 mà thôi (vào khoản thời gian năm 1985). Trong lúc còn khỏe mạnh Ông Thái Hoà có chăm cứu, trị bệnh miễn phí cho đồng đạo, đồng bào, chung quanh họ có phụ giúp thêm để trang trải phần còn lại. Thỉnh thoảng có thiếu hụt, chúng tôi Huỳnh Văn Hiệp, Bạch Thu Hương, Lê Ngọc Anh, Phan Ngọc Hân từ chính những cá nhân hỗ trợ thêm cho các khoản thiếu thốn đó. Hội quán hay BTS/TƯ chưa bao giờ có qũy dự trữ, cũng như chưa bao giờ có sự bảo trợ nào từ cư sĩ Lâm Ngọc Thạch hoặc đồng đạo nào khác cho căn nhà nầy (như lời của ông Ẩn nói) !

    Đến năm 1996 tình trạng đoàn thể đi vào chổ phân hóa, ông Ngô Tấn Nghĩa, có đường đi riêng..! Đã nhờ Luật sư kiện sở hữu chủ căn nhà! ông Nghĩa cho rằng Ông đã có đóng góp trong đó? (vì ông có tên trong chủ quyền) Sau khi thương lượng với Luật Sư và hai bên đồng thuận phải giao cho cá nhân ông Nghĩa $10,500.00 thì tòa án sẽ ra phán quyết rút tên Ngô Tấn Nghĩa ra khỏi quyền sở hữu chủ (Hồ sơ lưu trữ nơi Tòa án Montgomery county, tiểu bang Maryland) Chính Tôi Huỳnh Văn Hiệp phải tự xuất tiền trã Luật sư và các chi phí khác…

    Số tiền $10,500.00 là số tiền lớn, do đó chúng tôi phải một lần nữa vay thêm ngân hàng theo hình thức (Mortgage Refinnancial). Lần nầy, Ông Thái Hòa cũng không đủ điều kiện nên phải giử tên Ông Tuấn, tức hai người là sở hữu chủ căn nhà. Nên trong phiên họp tại trụ sở BTS với nhiều anh em đồng đạo, Ông Đặng phước Chi, Hội trưởng BTS Philadalephia có yêu cầu thu băng toàn bộ buổi thảo luận, để lưu trữ sau nầy nếu có chuyện xãy như việc ông Nghĩa, có bằng chứng, chứng ninh để khỏi phải tốn kém vô lý!!! Trong phiên hợp một lần nữa Ông Nguyễn Anh Tuấn xác nhận với các đồng đạo hiện diên và các như: BTS Richmond, Philadalephia, Washington DC (Tape lưu trử nơi BTS). Căn nhà nầy ông Tuấn chỉ đứng tên dùm để hợp lệ vay tiền mà thôi, chứ không hề có sự đóng góp nào cả.

    Từ ngày ông Nghĩa ra đi, ông Đoàn Ngọc Ẩn xin về ở, thay thế ngay căn phòng của ông Nghĩa và hứa đóng góp $200 hằng tháng. Kể từ đó cho đến tháng 07/2011. Liên tiếp nhiều nhiêu khê xãy ra cho cơ sở nầy. (Là một chuyện dài mà Tôi đã tự thuật đầy đủ tình tiết nơi tài liệu “những năm tháng thăng trầm của PGHH nơi hải ngoại” trong một dịp khác) Đây là một trang sử sinh hoạt Đạo thật đau buồn!!! Càng ngày càng lún sâu vào vũng lầy của sự lợi dụng, cho nên đồng đạo hầu như ít ai tới lui, mặc dù căn nhà nầy vẫn hiện diện đầy đủ phong cách một “ngôi Hội quán PGHH” Kể từ khi đó anh chị em ít lai vãng suốt trong hơn chục năm qua. Phần tiếp tục bảo trì nhà cửa: - từ sơn phết, tu sửa là tự chính Tôi và vài anh chị em lo lắng mà thôi.

    Đến khoản tháng 4 năm 2011, Ông Thái Hòa mời riêng Tôi để thảo luận về việc sửa chữa Ngôi Hội Quán: Tôi trình bày là hiện nay Tôi không còn đi làm nên tài chánh có giới hạn, không thể đóng góp như xưa được! Ông trã lời cá nhân Ông lo được…Tôi có hỏi lấy tiền đâu ra? Ông trã lời số tiền Ông dành dụm từ nhiều chục năm qua do các thân hữu bên ngoài giúp đỡ trong lúc ông trị bệnh cho họ và ngay hiện nay nếu thiếu thốn họ sẽ cùng tiếp tay thêm…Rất phân vân tuy nhiên vẫn sẵn lòng theo ý nguyện của Ông. Bắt tay vào việc là bị ngay phản ứng của ông Nguyễn Anh Tuấn: - ông cho biết nếu tu sửa căn nhà nầy ông sẽ thưa chánh quyền về việc xây dựng trái phép. Ông Thái Hòa tỏ vẻ e ngại! Chúng tôi khuyên Ông an tâm… Tôi đã có tham khảo với Luật Sư và các nơi trực thuộc xây dựng của Quận hạt địa phương... nên vẫn cố gắng tiến hành. Cho đến lúc hoàn tất gần tròn (02) hai tháng. Quí vị nên hiểu cho từ nhà Tôi đang ở, lên đến Hội quán trên hai trăm cây số (200 KM) đường.

    Sau đó đồng đạo Đỗ Tấn Nhã từ Úc Châu sang thăm bạn là Phan Ngọc Hân (Nhã cũng là cháu bà con với Ông Thái Hòa). Nghe Ông Thái Hòa ưu tư, tâm sự là muốn trã cho dứt số nợ $23,000 còn lại của ngôi nhà, sau nầy có chết đi cũng an tâm, và xem như mình có góp phần cho việc phát triển cơ sở Đạo nơi hải ngoại. Nếu sau nầy con em đoàn thể có cơ duyên được qua du học vùng nầy thì có nơi nương náo. Ý tưởng nơi Ông thật cao cả…Ông Nhã góp ý, trên căn bản để tránh tình trạng như đã xãy ra lần đầu, chúng ta nên tìm cách thuyết phục cho ông Tuấn rút tên ra khỏi quyền sở hữu chủ căn nhà trước đã . Sau đó thành lập một BQT độc lập điều hành cơ sở Đạo tại nơi nầy và trong tương lai nếu không có yêu cầu làm Hội quán thì dùng làm Thư viện hay Văn Khố PGHH Hải ngoại như lòng Ông Thái Hòa ước muốn… Sau nhiều ngày trình bày với ông Tuấn nhưng vẫn chưa được sự đồng thuận! Hằng ngày chúng tôi cầu nguyện ơn trên Thầy Tổ hộ độ, trợ duyên cho công việc thuận xuôi,.

    Vào ngày ngày 28-6-2010, Ông Thái Hòa đưa cho Ông Tuấn một mẫu đơn về việc rút tên sở hữu chủ căn nhà theo hình thức Deed of Gift (cho tặng), may thay lại được ông Tuấn đồng ý ký tên sau khi xem xong. Ông cho mình là người hiểu biết nhiều, nên không nghĩ mẫu đơn như thế nầy có thể rút tên ông ra khỏi căn nhà được, nên yên chí ký… ngoài ra ông còn tự đánh máy một bản văn thỏa thuận có tên “Lời xác Nhận” buộc Ông Thái Hòa phải cùng ký với một nhân chứng là ông Ẩn. Đây là điều hết sức phi lý… nhưng chúng tôi cũng đành cắn răng chịu đựng.
    May mắn thay, trong cùng ngày ông Đỗ Tiến Nhã và Tôi đến chánh quyền Quận hạt (Montgomery County) được các nhân viên Chánh phủ tận tình giúp đở, nên chỉ vài giờ sau, tên sở hữu căn nhà chỉ còn lại người duy nhất là Lê Văn Vui (là tên trong giấy của Ông Thái Hòa).

    Yên tâm Ông Thái Hòa bàn đến việc trã toàn bộ (Mortgage pay-off) số tiền căn nhà còn nợ với ngân hàng là: $23, 000.00. Lúc đó Ông mới tiếc lộ ý muốn về với gia đình trong những thời gian cuối còn lại của cuộc đời. Thật là một bất ngờ cho chúng tôi cũng như phần lớn đồng đạo thương mến Ông! Chúng tôi là những người gần gũi, thấy biết được cuộc sống cá nhân, có cùng chia xẻ nhiều nỗi niềm thiếu vắng Đạo lẫn Đời…Đôi lúc Tôi tạt ghé thăm sức khỏe hay lưu lại nơi nầy một vài hôm, có đêm Tôi và Ông hàn huyên suốt canh thâu mà chưa bao giờ thấy nơi Ông một chúc mỏi mệt. Đôi khi phát hiện thức ăn, uống của Ông nơi tủ lạnh đã bị meo mốc từ nhiều ngày! Nuốc ngấn lệ nghĩ suy cho thế sự, tình đời!!!

    Chúng tôi hoàn toàn không không dám góp ý kiến điều về nầy? Khi ông Thái Hòa cho biết ý định, không phải chỉ riêng Tôi mà có cả Ông Hân, Ông Nhã. Ông Dui (bạn với Ông Thái Hòa)… Anh em bàn tới lui rất nhiều, chính Ông Hân, Ông Dui là người yêu cầu Tôi phải lảnh trách nhiệm nầy… cũng như gia đình Ông Thái Hòa đã nhiều lần gọi điện thoại nhờ tôi ráng giúp đở đưa Ông về với cho gia đình… Mọi người trong cậy nơi Tôi, chỉ trong thời gian hai tuần lễ, phải lo thu xếp cho cá nhân và ngay cả Ông Thái Hòa… Chưa kể tốn chi phí qúa đắc của vé máy bay (gía vé máy bay gắp đôi)…

    Ông Hân và Dui nói với Tôi có phải đây là sự trối trăn chăng! Nhất là thấy trong những tháng nầy Ông Thái Hoà xem rất yếu từ thể xác lẫn tinh thần, Ông ăn rất ít, ngay như có lần nơi Bệnh viện Ông đã bỏ trốn đi lang thang ngoài đường. Bệnh Viện náo động lên khi mất ông! do đó không cho phép chúng tôi trì hoãn. Thế mà lại qui trách chúng tôi bắt cóc Ông Thái Hoà, nói là họ muốn gọi Cảnh sát để truy bắt chúng tôi, thực nực cười cho thói đời!!!

    Trái ngược hẳn như lời ông Tuấn và Ẩn đã qui trách nhiệm, theo nguyên văn Ông Ẩn viết: ..“được sự xúi dục và sắp xếp bởi Ông Huỳnh Văn Hiệp đưa Ông ta về Việt Nam và ở luôn bên đó”.. và còn tung tin ra bên ngoài cộng đồng tại Thủ đô là: Ông Hiệp đưa Ông Thái Hòa về VN để bắt tay với Ban Trị Sự PGHH (Quốc danh). Thử nghĩ tung tin như thế với mục đích gì? Mạ lỵ cá nhân Tôi không sao, thời gian đã trả lời rồi! Nhất là bên ngoài cộng đồng đã đem chuyện ấy kể lại cho Tôi nghe, chứng tỏ người tung tin không có một chút uy tín gì với ai cả! Chỉ e đoàn thể chúng ta mang tiếng nôi dưỡng thành phần vô loại!

    Rồi gần đây lại trở ngược nói về Ông Thái Hòa với dư luận trong nước là: - Ông không thể chấp nhận chế độ Cộng sản, đã thề nguyền với anh em, nếu Cộng Sản Việt nam còn tồn tại, anh em nào về nước là phản bội, nay Ông phản bội lại lời thề nguyền trước hồn thiêng sông núi. Một ông thầy tu, một người làm Đạo, gần suốt cuộc đời chưa thấy biết thụ hưởng điều gì cho cá nhân, mà lại thốt lên lời thệ nguyện đấu tranh nhứ thế sao? Thề với ai, cũng như lời thệ nguyện đó không biết từ đâu ra?

    Nói như thế có phải như trực tiếp tố giác với CSVN về hành vi chánh trị của Ông, trong lúc đó Ông hiện đang ở tại quê nhà! Thưa quí vị; nên nhớ ông Thái Hòa nay gần 90 tuổi, Sức khoẻ rất yếu kém! Trí não không còn minh mẫn! Tai không nghe rõ ràng! Hành động tố giác một Ông lão gần đất xa trời! Lại còn được phổ biến khắp nơi, hành động nầy là như thế nào? Có đạo lý hay không? Dám tự xưng là tín đồ PGHH hay sao?

    Còn vấn đề Ông Ẩn nêu ra xin được ghi nguyên văn: Gần đây đưa một người xa la, không thuộc về Đoàn thể Phật Giáo Hoà Hảo vào ở , lục lọi giấy tờ, văn kiện đấu tranh, kể cả hình ảnh Đức Ông Đức Bà đem bỏ thùng rác, tấm bảng Giáo Hội gọi là Hội Quán cũng gở bỏ luôn. (chúng tôi có chụp hình và giữ lại một số tài liệu quan trọng của Giáo Hội để chứng minh, sẵn sàng cho xem nếu cần ).

    Kể từ ngày Ông Thái Hòa rời khỏi nơi nầyTôi ít tới lui là gì đã một lần chứng kiến tận mắt cảnh: - những di ảnh bằng sơn mài của Đức Ông, Đức Bà, các vị tướng lảnh PGHH, (có chụp ảnh bằng điện thoại) đã bị gỡ bỏ trong gốc nhà, (nơi phòng khách) những di ảnh sơn mài nầy dạng khổ (12 X 15 inch), các di ảnh được một đồng đạo hiến tặng cho Tôi từ California, đích thân Tôi mang về năm 1988, Cờ quốc gia, cờ Đạo, Huy hiệu Hoa sen có 4 chữ PGHH phía tiền đình của Hội quán, đều bị tháo gỡ từ khi tôi đến thăm viếng vào cuối Đông năm 2011. Tôi có hỏi ai làm chuyện nầy, chính Ông Ẩn là người trả lời là: ông Lớn đó chỉ vào phòng, (ám chỉ ông Tuấn), họ còn cho rằng Ba Cụt mà tướng cái gì? Nay lại qui trách cho là người ngoài đạo khi sửa chữa căn phòng, liệng vào thùng rác là sao? Còn cho là Ông Hân phải chịu trách nhiệm!!! Vậy căn nhà nầy là của ai? Luận điệu nầy với dụng ý gì? Và ai là người tạo những áo trộn nầy?

    Xin trình bày tóm lược về sự đóng góp của Cư sĩ Thái Hòa từ tinh thần lẫn đến vật chất trong suốt nhiều năm dài nơi hải ngoại, nơi căn nhà nói trên. Hy vọng được sự chia sẽ của các đồng đạo và thân hữu có lòng ưu ái đối với Ông Thái Hòa trong thời gian cuối cuộc đời con người.

    Nếu qúi vị cần biết thêm những tiểu tiết của vấn đề, xin liên lạc qua điện thoại : (804) 405-0010 hoặc Email : hhuynh5511@aol.com. Tôi sẽ giải thích hoặc cho xem tất cả các giấy tờ liên hệ đến các sự kiện nói trên.



    Trântrọng,
    Hhuynh

     
    Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 20/7/13
  2. TTT

    TTT Member


    From: phanngochan@hotmail.


    Phan Ngoc Han
    10236 N Hampshire Ave
    Silver Spring Md 20903


    Kinh gởi Anh Đoàn Ngọc Ẩn

    Thưa anh mặc dù anh không gởi tôi một bản sao “Lời Khẩn Báo”, nhưng lại nhờ người phổ biến khắp nơi trên mạng, do đó mà tôi đọc được .
    Trước hết, Tôi thành thật cảm ơn anh và nhân vật "thần bí" phía sau, đã làm và phổ biến lá thư nầy. Tôi biết anh không đủ khả năng và phương tiện để hoàn thành tác phẩm như vậy, mà phải có bàn tay của ai đó gíup đỡ; nên tôi tạm gọi là nhân vật "thần bí".
    Hởi nhân vật "thần bí"! Dù bạn đang đứng trên cương vị nào, đôí với tôi, bạn vẫn là người tuyệt vời. Bạn giúp tôi cơ hội nói lên những điều mà từ lâu tôi hằng ấp ủ, và cũng nhân cơ hội nầy tôi xin gởi tình thương yêu đến bạn và tất cả đồng đạo khắp nơi trên thế giới. Giờ xin phép bạn, cho tôi khép lại phần nầy để bắt đầu trò chuyện cùng anh Ẩn.
    Thưa anh Ẩn, Tôi đọc thư khẩn báo, thấy trong bài viết, khởi đầu anh tự xưng là một tin đồ PGHH, nghe như vậy lòng tôi bỗng thấy bất an. Tôi ước gì có ai đó làm ra một cái gương và đặt vào đó một công thức: -tiêu chuẩn một tin đồ PGHH cần phải có. Mỗi khi soi thấy bóng mình trong đó, họ sẽ được kính ấy báo cho biết có đuợc hay không, khi muốn xưng tôi là một tín đồ PGHH.
    Theo thiển ý cuả Tôi, người tin đồ PGHH, phải đại diện cho một vài điểm tốt nào đó, những đức tính nầy cần phải được nuôi dưỡng để ngày càng nẩy nở thêm lên. Một khi tiếp xúc với họ, người ta cảm thấy còn một chút niềm tin trong cuộc sống, rằng trên cõi đời nầy, những gía trị đạo đức vẫn còn hiện diện.
    Tôi thật sự nghi ngờ về vị trí của một tín đồ PGHH nơi anh… Vì sao?
    Cách đây mấy tháng, Tôi đến tiệm chị Hà cắt tóc, chị bảo với tôi: -Hôm qua có ông Ẩn đến đây cắt tóc, ông khoe với tôi, ông mới vừa đi Atlantic City đánh bài thua 2000 đồng.
    Tôi thật bất ngờ, hơi giận bốc lên, nhưng lại kịp thời dằn xuống, tự nói thầm: anh nầy hư quá, mình thương anh ta, chỉ lấy tiền chi phí cho căn nhà có hai trăm đồng/tháng. Vậy mà khi có tiền, anh đi cờ bạc. Từ đó, Tôi liên tưởng đến việc làm sai trái cuả anh hơn hai năm trước, lúc bác Hai còn ở đây.
    Một hôm bác Hai nhận statement cuả ngân hàng, ông thấy có mấy cái checks đề tên anh với chữ ký giả mạo. Ông, Tôi và anh Hiệp đến ngân hàng khiếu nại. Ngân viên ngân hàng hỏi xin số phone của anh để họ gọi cảnh sát. Tôi đã ngăn ông ta lại, và nói chúng tôi cần nói chuyện riêng trong vài phút.
    Tôi bàn với anh Hiệp và ông Hai rằng việc đã xảy ra như vậy, chúng ta nên lấy lòng nhân mà thương ông. Nếu chúng ta để cảnh sát bắt ông, ông sẽ bị ngồi tù! Khi ông Ẩn cần phải đi lọc máu mỗi tuần 3 lần. Trong tù có thể không ai quan tâm đến sức khoẻ cuả ông. Nếu không được lọc máu ông Ẩn sẽ chết.
    Chúng tôi nói chuyện với nhân viên ngân hàng, yêu cầu ông xếp lại vụ nầy. Ông đồng ý và bảo ông Hai, bất cứ khi nào muốn giở lại hồ sơ, ông sẵn sàng giúp đỡ.
    Qua những việc vừa nêu trên, khi nghe ông Ẩn tự xưng như vậy, Tôi cảm thấy như mình vừa mới bị gạt thêm một lân nữa? Còn rất nhiều đề tài về ông Ẩn, nhưng thời giờ không cho phép… Tôi chỉ xin kết thúc bằng một câu chuyện khác, trước khi chuyển sang đề tài mới.
    Một ngày nọ, Tôi đến lấy tiền nhà, gặp tôi: -ông Ẩn than, con của tôi đi lính bên Iraq vừa mới chết. Bà út Mết thấy vậy mới vừa cho 1000 đồng, Tôi tin lời ông ngay. Ngày xưa lúc rời trại tị nạn qua bên Mỹ, ông có dẫn theo bà vợ và một đứa con còn bồng trên tay. Ông đến thăm chúng tôi tại HQ/PGHH. Khi nghe ông than như vậy, Tôi mới lấy số tiền 200 đồng mà ông vừa mới đưa… trả lại ông và bảo: - Anh cầm lấy số tiên nầy gởi về gia đình cháu.
    Sau nầy, Tôi biết chắc rằng ông sẽ không gởi số tiền đó cho ai? vì có một vài người bạn tôi biết rất rõ việc nầy. Người đàn bà đi với ông Ẩn là cô T. Cô muốn được đi Mỹ để đoàn tụ với gia đình, nên ghép Form với ông Ẩn. Cô có bầu từ lúc còn ở VN. Qua tới Mỹ không bao lâu cô T chia tay ông Ẩn. Ngoài ra theo nhận xét cuả Tôi, ông cũng không hề tỏ ra đau buồn như những người mà chúng ta thường thấy. Ông đã không biễu lộ chút tình cảm thiêng liêng của mình bằng cách đến tận nơi tiễn đứa con về nơi an nghỉ. Qua đó tôi thấy đây chỉ là việc ông bịa ra chơi thôi.
    Trước đây mấy hôm, có một vái người quen, gọi điện thoại cho tôi. Qúy vị đó đoán rằng nguời đứng phía sau giúp ông Ẩn làm ra bức thư nầy là ông Trần Văn Mết. Lúc ban đầu tôi cũng có ý nghĩ đó, nhưng đọc lại lá thư một vài lần nữa, Tôi nghĩ mình đã lầm. Bởi vì gia đình hai bên thân nhau từ lâu đời, ông Hai xem ông Trần văn Mết như em mình. Dó đó, dù có bất mãn điều gì, ông Trần cũng không dám có thái độ bất kính như lời trong thư.
    Chúng ta hãy đọc lại đoạn nầy: Ông thề trước anh em... Những lời thề cùng anh em hôm nay vẫn còn nghe văng vẳng: oai linh đâu? Hồn thiêng sông núi đâu? Anh hùng dân tộc đâu? Ý cuả người viết là lời thề ngày nào, sao chưa ứng nghiệm.
    Qua đoạn văn nầy chúng ta biết chắc rằng ông Trần văn Mết không dính líu vào chuyện nầy. Từ đây tôi chợt liên tưởng đến câu nói của ông Ẩn trong lần họp Đạo vào năm ngoái. Buổi họp có sự hiện diện của anh Hữu, ông Tư, ông Phước, anh Nhựt... ông Ẩn bảo rằng, ông Tuấn gọi ông Thái Hòa bằng thằng nầy, thằng nọ… thằng gìa đó thề thốt trước anh em, rồi nay lại bỏ đi về nước.
    Việc nầy cho phép chúng ta tự hỏi, phải chăng lá thư khẩn báo, do hai ông Ẩn,Tuấn đồng tác giả? Người viết dường như uất ức điều gì đó; nên đã biểu lộ cảm xúc bất bình qua đoạn văn trên. Ông Hai ra đi, đã để lại trong lòng chúng ta sự tróng vắng, nhưng chúng ta đâu có biểu lộ niềm phẩn uất mãnh liệt như vậy. Dù hồn thiêng có linh ứng hay không, thì ông cũng sắp sửa gỉa từ gác trọ trong vài năm nữa.
    Tháng 11 năm 1981, Tôi dược bác hai bảo lảnh từ trại tị nạn Phi Luật Tân, sang định cư tại Hoa Kỳ. Ngày ra phi trường đón tôi, có sự hiện diện các ông như: chú ba Hà công Minh, anh Nguyễn Phước Nguơn, anh Phan Thanh Hoàng và bác hai Thái Hoà. Tôi được đưa về ở cùng với mọi người tại căn nhà số 916 Thayer Ave. Một thời gian sau thì có thêm ông Trần văn Mết, anh Ngô tấn Nghĩa, Trần Quốc Sĩ, anh Huỳnh văn Hiệp từ Pittburgh về....
    Ông Ẩn có tới ở một thời gian ngắn rồi ra đi với cô bạn gái là chị Khanh. Lúc bấy giờ ông Tuấn đã có gia đình riêng, ông ở apartment gần đấy, cũng trên Thayer ave. Đến năm 93, HQ được dời về Bethesda.Thời gian nầy, tôi đang đi học tại trường MC Takoma Park, nên không thể đi theo. Sau đó, một lần nữa HQ dời về đường Alis gần thư viện Long Branch.
    Năm1985, khởi đầu để mua căn nhà tại số 585 University để làm HQ, bấy giờ chỉ có hai người chịu trách nhiệm về tiền bạc là ông Thái Hòa và anh Ngô T Nghĩa. Ông Nguyễn Anh Tuấn chỉ đứng tên co-sign. Ông Tuấn vẫn còn ở bên ngoài và chỉ vào tá túc khi chi Mai qua đời.
    Trong thời gian đó, tôi được bầu làm thủ qũy BTS. Mỗi tháng tôi đến tiệm cậu ba Lâm Quang Đức nhận số tiền 50 đồng, của cậu tư Thạch 50 đồng, cúa ông Trần văn Mết 50 đồng ( ?) và dĩ nhiên tôi cũng đóng góp một số tiền tương đương như các ông. Khi nghe ông Ẩn bảo tôi không đóng góp gì cả, có nhiều bạn tôi lấy làm ngạc nhiên.
    Trong thư khẩn báo, ông Ẩn bảo rằng năm1985, ông Tuấn cùng đứng ra mua nhà là sai. Ông Tuấn chỉ đứng co-sign, anh Nghĩa và ông hai chịu trách nhiệm trả tiền nhà. Năm 1994, ông Ẩn đến tá túc, lúc đầu chỉ đưa có 100 đồng, sau đó ông đưa thêm 50 đồng nữa (lời anh Nghĩa).
    Năm 1995, anh Nghĩa đi, ông Tuấn dọn tới ở căn phòng mà anh Nghĩa ở trước đó. Sau khi anh Nghĩa đi, giấy tờ nhà cửa đều được làm lại. Bấy giờ trách nhiệm trả tiền chỉ có một mình ông Hai, vì ông không có income, nên vay tiền lại phải nhờ ông Tuấn đứng tên hộ. Do đó, khi ông Hai trả tiền nhà xong, ông yêu cầu ông Tuấn rút tên quyền sở hữu chủ, ông Tuấn làm ngay. Nếu ông Tuấn cùng mua nhà thì chắc rằng ông không dễ dàng rút tên ra khỏi sở hữu chủ căn nhà.
    Ông Tuấn tới ở HQ vào khoảng năm 1995. Mỗi tháng ông chỉ đóng 200 đồng, tính đến nay là 18 năm. Nếu ông mướn hoặc share phòng với người bên ngoài, ông phải trả một số tiền gấp đôi, đó là chưa kể điện, nuớc. Với thời buổi vật gía leo thang và nạn lạm phát, số tiền 200 đồng, giờ đây mệnh gía chỉ còn bằng một phần ba hoặc phân nửa.
    Chúng ta hãy làm một cuộc so sánh để thấy rõ điều nầy. Năm 1990, một bình sữa gía chỉ có 75 cent. Hiện nay là 3.89 đồng. Cũng vào thời gian trên, một gallon xăng gía 1.09 đồng. Nay là 3.65 đồng.T ôi lấy thí dụ, nếu hai ông Tuấn và Ẩn mỗi tháng trả 300 đồng mỗi người, qũy BTS sẽ có:

    - 600 x12 tháng x 18 năm = 129,600 đồng, thay vì chỉ thu về từ Hai ông:
    - 350x12thángx12năm=75,600 đồng.như vậy qũy đã thất thu: 54.000 đồng.

    Để thấy rõ số tiền mà HQ cần phải có, lúc anh Nghĩa đã đi rồi, chúng ta thử làm một bài tính như dưới đây:

    Tiền mortgage hàng tháng là 750 đồng
    Tiền điện ước độ 250 đồng
    Tiền nước 70 “
    Tiền insurance 50 “
    Tiền căt cỏ 50 “
    Tiền thuế county 225, “ một năm 2700 đồng.
    Tiền đổ dầu cho máy sưỡi 100. “ Mỗi năm đổ dầu hai lần vào mùa đông 1200 đồng
    Như vậy, mỗi tháng tiền chi phí linh tinh khoảng 745 đồng; cộng với tiền nhà là 750 đồng = 1.495 đồng. Trong khi ông Tuấn và Ẩn chỉ đưa ông Hai 350 đồng/tháng, trong 18 năm. Ông Ẩn bảo là đóng góp thì thật là buồn cười.
    Theo tôi, đóng góp vào sự lợi ich cho đoàn thể, khi nào mình không hưởng lợi từ sự đóng góp, đó mới thực sự là đóng góp. Tay nầy bỏ vô, tay kia lấy ra thì cũng như không.

    Thí dụ:- Một ông khách nọ đến thăm HQ, ông mang theo 10 kg gạo gọi là góp phần cho qũy thực phẩm.Thay vì ông đi về, nhưng ông lưu lại chơi hơn tháng. Như vậy ông đã ăn lạm vào qũy ẩm thực HQ một số gạo, ngoài số gạo mà ông mang đến! Ông hai đã thấy rõ điều nầy từ lâu, nên thường bảo với tôi: Thằng Tuấn và thằng Ẩn bệnh giống nhau là do sống bám vào HQ mà qũy HQ là do bệnh nhân đóng góp. Hai anh đừng cho rằng tôi đặt điều nói xấu, lời nói của ông có rất nhiều người cùng nghe; vã lại ông Hai còn đó, hai anh có thể gọi ông để được xác nhận.
    Thưa hai anh, đến bây giờ tôi mới hiểu được ý của hai anh là những người muốn đóng góp phải ở trong HQ, tất cả mọi sự đóng góp từ bên ngoài, dù cho có bao nhiêu, cũng không đuợc tính điểm.
    Tôi vốn biết rõ tính ông Ẩn, thường hay tráo trở; việc gì mà ông nghe thấy hôm nay, ngày mai ông lại nói khác. Nên một hôm định đi đến HQ, tôi gọi anh Nguyễn văn Mứt cùng đến, để tôi trình bày mọi việc cùng có sự chứng kiến của anh Mứt.
    Tôi nói với ông Tuấn và Ẩn rằng, Tôi thấy hoá đơn điện, nước qúa cao, vậy hai anh phải giúp chi trả số tiền nầy. Tiền nhà hàng tháng thì vẫn giữ y, không có gì thay đổi.
    Ông Ẩn bảo: Nếu tăng số tiền lên 100 đồng nữa, ông sẽ dọn đi.
    Tôi nói với ông: việc anh đi hay ở là quyền của anh, Tôi không có ý kiến.
    Sau đó anh lại bảo: Tao không đi đâu hết!
    Trong khi nói chuyện qua lại với nhau, Tôi có nói rằng, căn nhà nầy nếu như cho người bên ngoài mướn, với thời gía hiện nay, Tôi sẽ thu được số tiền khỏang 1500 đồng/tháng. Tôi chỉ yêu cầu hai anh chia nhau số tiền điện nước; làm như vậy hai anh sẽ cảm thấy ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng. (Bởi vì nhà tôi ở có 6 người, tiền điện khoảng hơn 300 đồng, tiền nước khoảng 70 đồng. Bằng cách nào mà chỉ có hai người ở lại tốn nhiều tiền điện nước như vậy?) Tôi không bao giờ bảo anh trả 1000 hoặc 1200 đồng/tháng như lời anh Ẩn nói đâu? Các đồng đạo muốn biết thật hư xin gọi anh Nguyễn Văn Mứt thì sẽ rõ.
    Người xa lạ là ai?
    Ông Ẩn và Tuấn biết qúa rõ về ông Dui (Vui), ông Dui là bạn thân ông hai từ mấy chục năm qua. Công việc của Ông là bảo trì, sửa chữa apartment. Lúc trước còn ông hai, thì hầu như ngày nào ông cũng đến chơi, hoặc chở ông hai đi tiệm cà phê, tiệm đồ cũ. Ngoài ra ông còn chở ông hai đi cắt tóc và có khi tắm rửa lúc đau yếu.
    Trong một lần nọ, ông hai bị bệnh phải vào nhà thương; ông mê sảng và són trong quần, bốc mùi hôi thối. Tôi tận mắt chứng kiến, ông Dui lấy giấy lau, rửa đít ông Hai.
    Tình trạng HQ xuống cấp nên thỉnh thoảng cần phải sửa chữa, ông Dui sẵn sàng giúp đở mà không nệ hà. Cách đây hơn tháng, một cái đèn trước bàn Phật rớt xuống, ông Ẩn cũng nhờ đến ông Dui. Tàu lạ của TRung Cộng đâm chìm tàu VN,người dân vì sợ mà không dám nói tên,thi còn có thể hiểu được; trái lại gọi ông Dui là người xa lạ thì không ai hiểu nổi. Phải chăng ông Ẩn muốn làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng, hầu khích động lòng công phẩn của đồng đạo?
    Sự thật thì mấy tấm hình của các ông như ông Lê Quang Vinh, ông Trần văn Soái, ông Lâm thành Nguyên.... đã bị gỡ xuống từ lâu, do một trong hai ông đang ở trong nhà.
    Có một hôm tôi đến chơi, ông Tuấn bảo với tôi: Căn nhà nầy không còn dùng làm HQ, vậy mình nên gỡ tấm bảng đó xuống. Tôi cũng nghe lời đề nghị nầy của chú Hà Công Tư vào năm ngoái. Tôi không biết ai đã gỡ tấm bảng, nhưng chắc chắn không phải là do ông Dui. Tại sao ông lại phí công để làm một công việc mà không ich lợi gì cho ông?
    Có một lần nọ, ông Dui tỏ bày tâm sự với tôi và anh Hiệp, ông có ý định tạm mướn một nơi có anh em thân thiện, hầu an ủi chia sẽ trong cảnh thiếu vắng nơi xứ lạ quê người! Ông thấy HQ là nơi thường tới lui quen thuộc từ mấy mươi năm qua, nếu anh em thấy không gì trở ngại cho phép tôi về đó được không? Tôi và anh Hiệp xét thấy rằng, ông Dui là bạn ông Hai. Tính của ông hiền lành vui vẻ. Ông có thể giúp được công việc giữ gìn nhà cửa và ngoài ra ông tự nguyện đóng góp 300 đồng/tháng (nhưng không phải là ở thường trực).
    Một hôm tôi đưa ông Dui đến ra mắt “hai xếp”. Tôi nói rõ hoàn cảnh của ông Dui và Tôi sắp đặt cho ông Dui ở nơi căn phòng ông Hai. “Lý do: nếu có đồng đạo từ xa đến thăm viếng có thể tạm một vài đêm, vì không có người thường trực nơi đó. Ông Tuấn vui vẻ chấp thuận. Riêng ông Ẩn thì vẻ mặt hầm hầm không nói điều gì, đợi cho đến khi ông Dui bước ra ngoài; ông mới nói: - “ông ta là đồng đạo.Tại sao không dành căn phòng đó cho ông mà dành cho người ngoài”.
    Lúc bấy giờ, tôi cố dằn lòng để khỏi phải nói lên những điều mà tôi tin rằng cơn cuồng nộ của ông sẽ bùng lên. Tôi chỉ thầm nói, ông Dui tuy không phải người của PGHH, nhưng ông có những đức tính tốt; ông xứng đáng được ở căn phòng ông Hai. Xin nói thêm là có một lần nọ, ông bảo với tôi: Nếu ông bà của ông không theo đạo Phật, thì tôn giáo PGHH là tôn giáo ông sẽ xin gia nhập.
    Tâm trạng chung của con người là thường chỉ chấp nhận những điều gì có liên hệ đến huyết thống của mình như tôn gíao, đảng phái bà con...mà ngược lại thường hay bác bỏ nhũng thứ gì không thuộc về mình. Mặc dù chúng ta biết rất rõ, chấp nhận sự liên hệ đó sẽ làm cho ta đau khổ. Ông Dui, mặc dù chưa có liên hệ với chúng ta về phần tôn giáo; nhưng ông đã từng sinh hoạt với tôn giáo chúng ta một cách gắn bó. Qua trung gian ông Hai, ông đang bước dần về phía chúng ta. Chúng tôi dự định mở rộng vòng tay đón ông; đề một ngày nào đó, ông có nằm xuống, thì cũng chỉ nằm trên mãnh đất chúng ta. Ông như một con chim lẻ loi, chúng ta đã nhiều lần dùng ná xua đuổi; khiến cho chim bây giờ đã bay xa và bay trong cô đơn.
    Cổ nhân ơi! ông bảo Tôi sẽ chọn lựa làm sao, giọt máu đào...hay ao nước lả?
    Trích: -Tháng 9 năm2011, từ đâu ông Hân nhẩy ra tự xưng là cháu của ông Lê văn Vui....
    Đọc qua đoạn nầy tôi có cảm tưởng ông Ẩn bảo tôi là con cóc. Cóc trong hang, cóc nhảy ra, cóc ngồi đó và cóc nhảy đi.
    Sự liên giữa tôi và ông Hai, ông Ẩn muốn biết, nên gọi về VN để hỏi. Tôi không muốn bàn luận gì thêm.
    Trích: -Nhiều lần tham khảo với chánh quyền quận sở....
    Tôi tự hỏi, phải chăng mỗi lần đi tham khảo với chánh quyền, ông Ẩn phải chở ông Tuấn theo để thông dịch. Chỉ có cách đó thì người ta mới hiểu ông nói gì. Ông Ẩn cũng đừng làm ra vẽ mèo khóc chuột nữa. Ông đã đến county nhiều lần thưa tôi; Tuy nhiên, ở đó người ta bảo phải có giấy tờ gì làm bằng, nếu không người ta không thể giải quyết được. Vì vậy, ông về bảo với tôi, ông cần một giấy chứng nhận là tôi đã cho ông mướn nhà. Khi ông có bằng chứng trong tay, ông sẽ chở ông Tuấn lên county lần nữa. Tôi bảo với ông Ẩn, Tôi chỉ thay mặt ông hai lấy tiền để trả chi phí căn nhà. Nếu cho mướn nhà như trên giấy tờ thì hai ông không thể trả nổi đâu.

    Tiền điện nước, thuế county, cắt cỏ, insurance, đổ dầu cho mùa đông, tốn khoảng trên 800 đồng/tháng, chưa kể tiền bảo trì; trong khi đó hai ông chỉ đưa có 500 đồng. Trong hai năm qua, Tôi đã bỏ tiền ra, để bù vào phần chi phí thiếu hụt đó.
    Hai ông đừng bày trò than khóc làm chi, nhiều lần trăn trở tim cách để hại tôi chứ gì. Nếu ông đã làm được việc thì ông đâu cần xách cây dù đi xuống đi lên nhiều lần như vậy.
    Ông Ẩn bảo tôi rằng căn nhà nầy xây cất trái phép, ông doạ sẽ gọi county xuống khám xét. Ông Ẩn đã nói nhiều lần như vậy, nhưng tôi dám chắc rằng ông sẽ không làm. Ông biết rằng khi county cử người đến khám xét, họ buộc người chủ phải giở phần phía sau, nơi ông đang ngủ...lúc bấy giờ, ông đâu còn chỗ để nằm!!!
    Tôi còn nhớ, nhạc sĩ Trầm tử Thiêng, người viết ra bản “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”. Ông mô tả một cây cầu xinh xinh, gọi là Trường Tiền. Nhờ có cầu mà dân làng có phương tiện qua lại: đi đến trường, đi qua chợ khuya, đi tới ruộng nương....bà con giồng họ nhà nó (VC) cũng nhờ cầu mà được việc. Một đêm, họ đem mìn giật sập cây cầu."Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi. Cầu thân ái hôm nay gãy một nhịp rồi". Chiến tranh làm con người chai đá, họ tàn ác với đồng loại và cả vật vô tri…
    Đồng đạo nghe tin ông Ẩn có ý định báo cáo chánh quyền về vìệc căn nhà xây cất trái phép, họ bảo nhau đi tìm gia phả ba đời nhà ông đấy. .. về việc ăn cháo rồi lại đái trong cái bát.
    Ông Ẩn thân mến, dù cho ông có hành động không tốt đối với tôi, trong lòng tôi vẫn có một khoảng trống dành cho ông. Trông thấy ông đang chìm dần trong đáy biển, tôi muốn đưa tay kéo ông lên. Điều nầy tôi đã học được từ giáo lý PGHH. Có thể vài hôm nữa, tôi sẽ mời một số người đến họp; xem ra có cách nào giúp được ông không?


    Trân trọng.


    Silver Spring, MD, ngày 07-22-2013
    Phan Ngọc Hân
     

Chia sẻ trang này