Phần phản biện về tập luận văn tốt nghiệp của tăng sinh “thích-thiện-huệ thuộc Học Viện PGVN” *** Phân tích toàn diện bài luận văn tốt ngiệp của tăng sinh "thích thiện huệ" NGUYỄN CHÂU LANG Khởi đầu phần dẫn nhập tăng sinh “thích thiện huệ” (từ đây xin được viết tên kiêu sinh là tt.huệ) đã cố tạo dựng một bối cảnh Nam Bộ sai thực tế lịch sử, để cố tình xem thường đời sống tinh thần trong sáng và trình độ hiểu biết của người dân đi tìm vùng đất mới, từ đó y gắn ghép họ do sự thật thà và mê tín nên dễ bị người khác lợi dụng vào tín ngưỡng mới với mục đích tư lợi, viết như thế để cuối cùng ám chỉ PGHH lôi cuốn quần chúng vào cuộc kháng chiến mà y cho rằng làm chính trị tranh giành. Đây là một lối dẫn nhập tiểu nhân và ấu trỉ, thâm ý này không thể qua mắt được những người có chính kiến trung thực. Chúng ta có thể dùng chuyện mắt thấy tai nghe và những chứng tích lịch sử còn lưu lại trên vùng đất mới này, cũng lật tẩy y một cách dễ dàng. Điều kiện những du dân khai hoang lập ấp là thấy xa hiểu rộng, ý chí kiên cường chịu gian khó, có óc tổ chức và nuôi chí lớn về sự nghiệp tương lai, đó là tiêu biểu cho lớp người tiên tiến, không cho họ là ngu dân được. Thứ đến cái sai lầm lộ liễu của y khi ca tụng giả rằng “Nam bộ có nhiều dân tộc nhất, du nhập nhiều nền văn hoá nhất, có tín ngưỡng thờ thần linh riêng theo kiểu sắc tộc” và ca ngợi đồng bóng thần linh là tích cực. Lối viện dẫn này hoàn toàn đảo ngược sự thật, quá lố bịt. Nam bộ chỉ có 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Khme, Chăm (trong đó Kinh nhiều nhất) cho đến bây giờ vẫn thế. Sao gọi là nhiều dân tộc. Khi cả nước có đến 55 sắc tộc mà Nam bộ chỉ có 4 chưa được 10% đấy là số nhiều sao? Cho đến hiện nay Nam bộ vẫn chưa xuất hiện tín ngưỡng thần linh riêng nào cả. Và dân Nam bộ làm sao đông hơn Bắc bộ khi Nam bộ là vùng đất mới.Y còn nói “Nam bộ có nhiều nền văn hoá sắc tộc hội tụ nhất cả nước”, sao tôi tìm mãi chẳng thấy các nền văn hoá khác như: Mèo, Máng, Thái, Nùng, …và hơn 40 nền văn hoá sắc tộc khác để “hài hoà, đùm bọc lẫn nhau” như y đã khuyếch đại? Mới giáo đầu dẫn nhập đã lộ chân tướng bất minh sai siểng rồi! nên càng về sau càng tâm tối mù mờ khi đánh giá đồng bóng là tích cực còn Tôn Giáo PGHH là mê tín, và áp đặt xuyên tạc những tín đồ PGHH tham gia vào kháng chiến chống Pháp theo tinh thần Tứ Ân là thiếu hiểu biết.. Vậy lối xuyên tạc của y vừa lố bịt vừa không tiêu biểu tăng sinh bậc thấp,mà rất giống bồi bút đội lớp “thầy đời”.Y đã lộ chân tướng khi cho rằng: “Người dân Nam Bộ chỉ dựa vào Thần Thánh không chịu phát triển tư duy, phát huy trí tuệ là kém văn minh,…” Rõ ràng thái độ này là kẻ không đạo. Người có đạo ai cũng rõ: Thần Thánh thuộc Thiên giới (cỏi Trời) có công đức và trí tuệ hơn người như: Thần Hộ Pháp, Thần Minh…. Đại đệ tử Phật là: Thánh Tăng, Tứ Thánh,... Nếu bỏ Thánh Thần để chạy theo văn minh đời thường có phải y muốn cổ suý cho làn sống vật chất chống lại giáo thuyết vô vi nhà Phật? Thời Đức Thích Ca tại thế nền văn minh vật chất chưa hề xuất hiện, thế mà đệ tử Phật thành đạo vô số, xã hội con người thuần lương, chân chất. Đi hoằng hoá khắp Ấn Độ, Phật và hàng vạn tăng sư đều đầu đội trời chân đạp đất, đêm ngủ tạm trong rừng rậm bóng cây. Như Lai, Bồ Tát, La Hán đều hành đạo và chứng đạo trong gian lao khổ ải. Tóm lại hiện nay vì văn minh vật chất tăng chúng giả danh thường làm ngược lại tấm gương trong sạch cao cả của Phật, họ thích phóng túng, nhiễm ô, xa hoa, lợi dưỡng, phải chăng họ đã từ bỏ Thánh Thần, Trời, Phật?. Do căm hờn tật đố, khi thấy tôn chỉ PGHH xứơng xuất giáo pháp vô vi, cải chính lối tu sắc tướng nhà chùa, hắn tìm lý do bất chính xuyên tạc tinh thần ái quốc của PGHH, cho rằng tôn giáo không được làm chính trị, vì sao phải thế? Yêu nước là bổn phận của công dân, càng tu hành phải càng yêu nước vả lại cứu nước, cứu dân là tinh thần cao cả, Phật Thần xưa nay đều khuyến khích điều này, kinh sử nào ngăn cấm, nếu vậy các thiền sư Khuông Việt, Vạn Hạnh, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã phạm giới thiền gia sao? Khi nước nhà bị kẻ ngoài xâm lấn, bất cứ tôn giáo nào cũng khuyến khích môn đồ cùng tham gia kháng chiến. Dù cho Phật Tiên Thần Thánh cũng không thể ngồi an, vì lòng từ bi không thể đứng nhìn đồng bào đau khổ. Vì bổn phận thiêng liêng PGHH đã tích cực tham gia vào UBKCHC/NB để làm tròn nghĩa vụ một cách chân thành. Đó là một nghĩa cử chân chính không ai có lý do gì để xuyên tạc tinh thần cao cả đó, trừ khi kẻ ấy có lòng dạ xấu xa đố kị… Do tâm địa bất chính, lòng dạ hẹp hòi không thấu đáu nguồn triết lý sâu xa Tam giáo, không nhận ra huyền diệu ngũ thừa Phật giáo. tt.huệ lại bạc phước kém duyên không đủ sức hiểu được nền giáo lý tổng hợp tinh gọn, gồm cả Ngủ thừa,Tam giáo của giáo lý PGHH.. Nên y cho rằng: “Đạo PGHH là một hình thức Tôn Giáo pha tạp”. Dùng từ “pha tạp”để chỉ trích PGHH, tức y đã chống lại Đức Thích Ca và cộng đồng Tam giáo. Tôn chỉ PGHH “Học Phật tu Nhân”tức đã tinh lọc Ngũ thừa Phật giáo và quy nguyên Tam giáo. -Phật giáo có ngũ thừa là: Nhân thừa, Thiên thừa, Thinh văn thừa, Bồ tác thừa để tuỳ trình độ cơ cảm và thời kỳ mà giáo hoá chúng sinh. -Cộng đồng Tam giáo (Nho, Đạo, Thích) có ngũ chi hợp nhất: Phật, Tiên, Thánh, Thần ,Nhân. Đó chính là phương tiện hợp nhất qui nguyên của Đạo Cao Đài. Phật giáo có 10 tông và 84 ngàn pháp môn. Các vị Tổ nối truyền tuỳ cơ mà khế hợp chọn pháp lập Tông, không nhất thiết phải bắt buộc Đơn pháp hay Đa pháp hoặc Tổng hợp pháp. Phật pháp vốn bất định, chính vì lẽ tuỳ nghi mà Nhà lập giáo, các Tổ nối truyền phải là đấng giác ngộ đạt Đạo có trí tuệ vô đắc mới lập ra tôn chỉ ứng hợp thời kỳ. Ngược lại hạng trí thức phàm phu chỉ mò mẩm “sao y bản chánh” sẽ rơi vào tình trạng:” Y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan”Trong “Niệm phật thập yếu” có câu: “Thuốc không quí tiện lành bệnh là thuốc hay, pháp không cao hạ hạp cơ là pháp diệu” vào thời kỳ mạt pháp cách xa chánh pháp hơn 2 ngàn năm sau khi Lục tổ bặt truyền Y phó Bát phái Thần Tú lộng hành tranh giành ngôi tổ để xướng xuất hữu hình, hữu tướng lung lạc đời Đường và tràn sang nước ta Phật pháp gặp hồi điên đảo suy vi.Sau thời thịnh đạt Lý Trần Phật giáo Việt Nam không có người tu chứng, ngoại trừ trường hợp vì đại nguyên lâm phàm lập giáo như đức Phật Thầy Tây An (không phải tăng sư mà hoát nhiên đại ngộ) lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là tông phái đạo Phật với tôn chỉ Học Phật tu Nhân. Sau này nối theo tông chỉ tại gia cư sĩ ấy, 1939 Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng không phải tu học ngày nào, 20 tuổi đã thấu rõ cơ huyền trở thành Giáo Chủ PGHH. Chỉ không đầy 6 tháng đã có 2 triệu tín đồ, với lực lượng này đã giúp cải tạo thuần phong mỹ tục, cải cách nông nghiệp và góp phần không nhỏ trong công cuộc tập hợp các đảng phái yêu nước, xây dựng lực lượng vũ trang hùng hậu nông dân tham gia với UB/HCKC Nam Bộ đánh đuổi ngoại xâm. Chính vì PGHH chân thành đáp lời sông núi bằng hình thức Tôn giáo – Chính trị - Quân sự, xưa nay trong lịch sử chưa có tiền lệ khiến người lòng dạ tiểu nhân, hiểu biết nông cạn, lương tâm che khuất, không thấy được Thánh ý từ bi mà đem lòng thù oán, ghét ghen rấp tâm bôi nhọ phỉ báng chẳng kiên Thần Phật là gì. Trong mục (III, trang 6-7) phần nhận định đạo HH là gì? hiêu tăng “thích thiện huệ” đã phản biện sai lầm sự đánh giá chính xác của Bạch Diệp và Nguyễn Trung Nghĩa “Phật pháp bị lu mờ, mất gốc, tăng ni sa đoạ, biếng lười nhà Thiền thì đầy dẫy những sự mê tín dị đoan…” tt.huệ cho rằng “giai đoạn 1930 – 1945 phong trào phát triển phật giáo, đào tạo tăng tài, đã có thành công bước đầu,…” đồng tình với tác giả Nguyễn Lang. Nhận định này chẳng những sai lầm thiếu khách quan mà còn nghịch lý.Thử hỏi: Nước Việt Nam thời điểm ấy có đến 2 kẻ thù xâm lược, cộng thêm giai đoạn diễn biến khốc liệt cuộc đệ nhị thế chiến, nạn đói lớn nhất xảy ra ở Bắc Kỳ các phong trào yêu nước bị đàn áp dữ dội, nhân tâm đồ thán, thế mà Phật giáo Việt Nam lại có thành công đào tạo tăng tài…được sao? Trong khi quốc gia vô chính phủ thì phong trào Phật giáo này do ai cổ suý và ủng hộ, phải chăng bọn thực dân Pháp mở trường đào tạo để chống lại Mẫu Quốc và La Mã chăng? Họ chẳng có dại dột như ranh tăng đã làm tưởng! Nếu thật có vậy thì Phật giáo Việt Nam đã tìm chỗ ẩn thân kín đáo ngoài sự an nguy của Tổ Quốc. Thảo nào từ đó đến nay có số tăng sư bại hoại đã thẳng thừng công kích bôi nhọ tinh thần kháng chiến cứu quốc của PGHH. Họ giữ cứng chắc lập trường: “Giữ chùa chiền chuông mỏ kệ cơ - Không làm cho kẻ nào nhờ -Tu hành như thế bao giờ cho nên” -Đầu trang 8 tt.huệ cho rằng “ PGHH không phải là tông phái Phật giáo, vì tư tưởng không phù hợp lời Phật dạy.” Là tu sinh ở HV/PGVN ai đã dạy tt.huệ kiến thức hồ đồ này, cách nhìn cạn cợt độc đoán vô duyên đó, có phải là sự phản ánh trung thực “ tầm cao trí tuệ” của các thiền sư tiến sĩ trong Hội đồng điều hành khóa 4 chăng? Tôi là người cư sĩ quê dốt thật thà nhất trong PGHH vẫn có thể trả lời được cho ông rõ: Thứ nhất: Phật giáo có ngũ thừa: Nhân, Thiên, Thinh văn, Duyên giảc, Bồ tát Suốt 49 năm hoằng hoá Đức Thích Ca tuyên nói 84 ngàn pháp môn là những pháp được gói gọn trong ngũ thừa. Đức Huỳnh Giáo Chủ có tự nhận Ngài là đệ tử trung thành của Phật tổ Thích Ca và đã tự nguyện dấn thân chấn hưng nền Phật giáo. Vậy PGHH là một tôn giáo chính thống nối chân truyền, cụ thể hơn: Giáo lý PGHH bao gồm đủ cả Ngũ thừa PG được ghi rõ trong quyển Thi văn giáo lý toàn bộ. 1./- Về Nhân thừa: Ngài dạy tứ ân (ân tổ tiên, đất nước, Phật, Pháp,Tăng và ân Đồng bào nhân loại ) bao gồm trung hiếu . 2./- Thiên thừa: Có thập thiện 3./- Thinh văn thừa: Có Tứ Diệu Đế (Bát chánh đạo) Môn hoàn diệt . 4./- Duyên giác thừa: Có thập nhị nhân duyên . 5./- Bồ tát thừa: Có pháp môn Tịnh độ “ Lục tự Di Đà giữ tứ ân” (niệm Phật và làm lành) - Có tứ vô lượng tâm: Từ, bi, hĩ, xã. Ngoài ra ,vì trình độ thiển bạc chúng sanh thời mạt hạ, để tuỳ cơ thích hợp Ngài còn ứng dụng Tam cang ngũ thường giúp tín đồ học lễ nghĩa tề gia và phương tiện dùng huyền diệu Tiên gia độ bịnh tế độ quần sanh ứng dụng y phương minh PG. Ở một đoạn khác cũng trong trang 8 tt.huệ chỉ trích “ PGHH không có tính đặc thù mà chỉ có ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo”. Nghe qua tưởng chừng như PGHH được đề cao vì có công trùng hưng Tam giáo sau thời gian dài bị pha trộn thất truyền.Chẵng những ảnh hưởng Tam giáo mà còn làm cho Tam giáo quang minh xán lạn. Tam Giáo (Phật, Đạo, Nho) là 3 nền triết lý cao diệu có ảnh hưởng nhiêu ích hửu tình suốt cổ kim và mai hậu. Nếu PGHH biết khế hợp tài tình bằng tuệ giác Phật nhằm chấn hưng Tam Giáo trong thời mạt pháp thật là một kỳ công hiển hách xứng đáng vai trò một đấng cứu tinh nhân loại như Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH. Riêng về tính sáng tạo đặc thù của PGHH và Đức Giáo Chủ thì không kể hết, chẳng hạn: Trí thức phi phàm không học mà thông suốt cổ kim, hiểu rành Tam Giáo, xuất khẩu thành văn, viết Giảng Kinh bằng thi thơ đủ loại, hiểu thấu huyền cơ… Đặc biệt Đức Giáo Chủ có đời sống phạm hạnh trong suốt chẳng bợn tục trần, dẫm lên danh lợi đến mức “vô sở”: Không chùa, không nhà, không tử phược thê thằn, không hề có tài sản tự thân dù đó là vật cúng dường của Đàn na Tín thí,…có lần Ngài nói lên sự thật hiển nhiên đó với tín đồ “Tôi là trùm vô sản”. - Vì hằng ngày lạy Phật xi măng ,chiêm ngưỡng nụ cười hoan hỉ vô tư rồi tt.huệ lầm tưởng Phật vô cảm với thế gian , bỏ mặc tăng chúng cứ lừa dối dân . tt.huệ đã lầm! Phật thiệt thì lòng thương lo và buồn cho thế gian vô hạn nên thường phân thân, hóa thân, hoặc lâm phàm chỉ dạy bằng nhiều phương tiện cứu độ và biểu lộ nhiều trạng thái tình cảm, không giống Phật xi măng vô cảm như tt.huệ đã tưởng. - Vì lầm tưởng Phật không buồn rầu, lo lắng cho chúng sanh, tt huệ mỉa mai rằng : “Nghe HPS tả Đức Di Đà lòng tôi sợ hải chắc không phát nguyện vãng sanh”. Bỡi lòng tà vạy khi nghe Thánh ngôn phải run sợ… tà bất cảm chánh là tất nhiên, phỉ báng Phật, phạm ngũ nghịch là điều Đức Di Đà từ chối, tt. huệ có cầu cũng chẳng được. -Y cho rằng:” Đức Di Đà sao giống Quân Vương,…sai khiến?” tt.huệ đã lầm! Là Giáo Chủ Cực Lạc không ra sắc lịnh Bồ Tát được sao?. Y còn thiển cận đặt câu hỏi ngớ ngẩn chứng tỏ mình dốt nát kiến thức Phật học, y hỏi:” tại sao Phật Di Đà chỉ đặc biệt sai ông HPS giáo hóa miền Nam nước Việt thôi? Mà không giáo hóa cả thế giới hay không đủ sức hoặc chỉ thương riêng miềm Nam?” Khi chỉ trích hai câu giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ : “Khùng vâng lịnh Tây phương Phật Tổ Nên giáo truyền khắp cả Nam Kỳ” Y không hiểu về thơ văn phải tùy văn cảnh mà dùng. Có lúc Đúc Huỳnh Giáo Chủ đã chỉ rõ sứ mạng rộng lớn của Ngài: “Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp” Điều này không lạ! Đức Thích Ca khi xưa giáng trần cũng chỉ ở Thành Ca Tỳ La Vệ, khi đắc đạo thuyết thời Pháp đầu tiên ở vườn Lộc Giả cũng thuộc Thành Ca Tỳ La Vệ, rồi sau 49 năm là khắp Ấn Độ đến bây giờ Giáo Lý Ngài tràn ngập Năm châu bốn biển, chánh đạo luôn có sức bền bỉ và lan toả khôn cùng mặc dù nơi nào mới truyền bá cũng đều có Ma Vương khuấy rối. Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng lâm phàm tương tự chỉ ở Hòa Hảo, Tân Châu, An Giang và giảng Đạo đầu tiên cũng ở Hòa Hảo, Tân Châu An Giang rồi lan toả khắp Nam kỳ trong thời hạn 7 năm, chánh pháp của PGHH cũng bị Ma Vương các loại hãm hại quấy nhiễu liên hồi. Cuối cùng vẫn bền bỉ dẽo dai và lan truyền ra miền Bắc, miền Trung Việt Nam và hiện nay khắp Địa cầu nơi nào cũng có. Đặc biệt những tư tưởng PGHH qua tác phẩm ông Thanh Sĩ tín đồ PGHH còn được các phật tử thuộc PGVN đem ra tụng đọc trong rất nhiều chùa chiền Việt Nam. Chính thượng toạ Thích Trí Quảng hiện là viện trưởng HV/PGVN khóa VII đã từng quen biết ông Thanh Sĩ là tín đồ PGHH có trí tuệ siêu suất hơn người, một tín đồ PGHH nổi tiếng ở Kinh Đô Nhật Bản, trong thập niên 60 và 70.Ở trang (10) T.Huệ cho rằng: “Vị Bồ Tát lâm phàm phải được xác định quả vị tuchứng và không được xưng phẩm trật”. Thiện Huệ sai rồi ! Phật không hề nhân ngã. Đức Thích Ca lúc thành đạo và thuyết pháp vẫn xưng cho đại chúng biết: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Vậy Đức Phật Thích Ca tự xưng trực tiếp như vậy có sái với qui luật Đại thừa? Có nhân ngã với đệ tử? Kẻ đeo kiếng đen như y có nhìn mặt trời cũng thấy tối. Tôi thấy hình như mỗi lời kiêu sinh tt.huệ chỉ trích Đức HGC đều có xúc phạm đến Phật Tổ và Đức Di Đà. Còn việc xác định quả vị Bồ Tát ,Phật, chỉ một yếu tố phi thường không học mà thông, biết tinh chọn kinh luật Phật, lập thành hệ thống giáo lí, tôn chỉ, phù hợp với kinh nghĩa Phật ngàn xưa mà không sao y bản chánh, thoát ly sự cố chấp văn tự, không phạm vào hai điều “y kinh diễn nghĩa” hoặc “ly kinh nhất tự…”. Đấy chính là vị đã chứng Phật quả còn gì? -Càng về sau kiêu sinh tt.huệ này càng tỏ ra hoài nghi chỉ trích cả Đức Phật A Di Đà, y đặt câu hỏi hỗn láo: “Chẳng lẽ cõi Lạc bang của Đức Phật Di Đà đang thiếu người hiền đức sao? Bằng không thì Đức A Di Đà lại nghĩ chỉ có thế giới ngài là tốt đẹp, mọi chúng sanh cần về đây sinh sống hay sao? ” Câu hỏi này là một minh chứng cụ thể rằng y có tư tưởng chống đối bất tín lời giảng giáo của Đức Thích Ca, vậy y thuộc trường phái nào? Đức Thích Ca khuyến khích đệ tử nên cầu về Cực Lạc vì đó là cõi Phật huyền diệu hơn các cõi và cõi ấy có hằng sa Đức Phật, Bồ Tát không sao tính đếm, chẳng thiếu bậc hiền đức! -Trang (11) tt.huệ thắc mắc mấy câu giảng Đức Thầy diễn theo nghĩa kinh Tịnh Độ. Nhất định y phải hổ thẹn, khi được người khác chỉ cho sự thật, có nhiều loại thú hơn người rất đáng ngạc nhiên. “Dù Tiên Phàm ma quỹ súc sanh Nếu nhất tâm tín nguyện phụng hành Được cứu cánh về nơi An Dưỡng” Hắn cho rằng: “Ma, Quỹ và Súc sanh không tu được thì không thể vãng sanh”. Đây là cách hiểu cạn cợt hồ đồ còn ra vẽ lý luận ngông nghênh. Để nhắc cho kiêu sinh nhớ trong kinh Phật có dạy: Các quả vị tu chứng từ A la hán trở lên đều có lục thông nghe nhìn thấu suốt 10 phương, nghe được cả tiếng nói tiếng kêu muôn loài. Đối với Đức A Di Đà là Như Lai thần thông quảng đại, hiệu lực 48 lời nguyện rộng lớn vô biên, nếu loài thú cầm ma quỷ các loại có chút duyên với Ngài hay Bồ Tát, La Hán…thì các ngài dùng thần thông hoá độ dạy cho niệm Phật tín thành chuyện vãng sanh là điều chắc chắn! Nếu chưa thấu đáu tôi sẽ chứng minh thực tế: mượn chuyện cổ Phật Giáo kể vài mẫu chuyện có thật như sau: Súc sanh tức loài vật như: Rùa, Ngựa, voi…Trước hết con ngựa Kiền Trắc thời Thái tử Sỉ Đạt Ta cùng Sa Nặc trốn vua Tịnh Phạn bay đến Hy Mã Lạp Sơn tìm Đạo. Con ngựa này không cánh mà bay qua rào thành đưa Thái tử vượt sông Hằng dài rộng mênh mông, sau đó bay về thành Ca Tỳ La Vệ an toàn để báo tin cho vua Tịnh Phạn .Súc vật mà hữu duyên và tài cán phước đức như vậy loài người ương ngạnh như kiêu chúng ta có sánh bằng không? Nếu con Kiền Trắc được Đức Di Đà hay Bồ Tát dạy cho niệm Phật, có cấm nó vãng sanh được không? Chưa hết,cũng trong chuyện cổ Phật Giáo: Loài ngựa biết nói tiếng người có công độ 18 tên ăn cướp bỏ dữ về lành buông dao đồ tể thành 18 vị La Hán, phước đức con ngựa cở đó nó chỉ tự tưởng Phật thôi cũng chắc vãng sanh đừng nói có Phật, Bồ Tát giáo hoá. Nếu muốn nghe tiếp lại có con Rùa vàng hồ Hoàng Kiếm thuộc kinh đô Đại Việt, đoán biết ngài Lê Lợi sau này có chơn mạng Đế Vương, Rùa vàng miệng ngậm gươm vàng tặng ông Lê Lợi làm linh vật khởi nghĩa chống nhà Minh khôi phục độc lập. Rồi sau đó vua Lê trả lại thanh kiếm nó xuất hiện nhận lại. Loại súc sanh ái quốc này tự biết niệm Phật để vảng sanh được không? Hỡi kiêu sinh tt.huệ! Như rồng vàng xuất hiện ở Hà Nội giúp nhà Lý dời đô. Voi thớt giúp vua Thuấn cày non Lịch... Đó là luận về sự, còn về lí thì trong tâm phàm của mỗi chúng sanh đều có tánh : quỷ, ma , thú cầm, nếu những kẻ xấu đó bỏ dữ về lành nhất tâm tín, nguyện, phụng, hành, Đức Di Đà có cố chấp chuyện cũ mà từ chối họ không? Vậy là lí sự đã viên dung ! -Trang (12) kiêu sinh tt.huệ cố chấp công kích, xúc phạm nặng nề với Giáo lý PGHH khi phê phán cách tu hữu hình của Thần Tú. Tu theo Phật Giáo mà không thấy sai lầm của sư Thần Tú, hoặc làm đồ đệ cho phái hữu hình là luống uổng công tu. Sư Thần Tú chỉ riêng cái tội cướp đoạt ngôi Tổ thứ sáu của Lục Tổ Huệ Năng âm mưu cho Huệ Minh hãm hại Lục Tổ (đã được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn giao truyền y bát) đã thể hiện tâm tánh bất minh rồi (hãy xem kinh pháp Bửu Đàn của Minh Trực Thiền Sư sẽ rõ tôi chẳng hồ đồ bịa đặt như ai đâu). Còn chưa tính đến chuyện sư Thần Tú ỷ lại vào những hiểu biết đã học được qua lối học từ chương rồi nương tựa vào thế lực Nhà Đường tự xưng ngôi Tổ, cải sửa thêm thắc kinh Phật bày biện đủ loại hữu hình hữu tướng: Lầu phướng xá hạt, chuông mõ trống phách xây đúc chùa cao phật lớn tốn kém thập phương, uyên náo Phật đường, lu mờ Phật Giáo. Xin hỏi hết mọi người sư Thần Tú viết được mấy bộ kinh, đã đóng góp được công đức gì cho cuộc hoằng dương chánh pháp vô vi nhà Phật suốt thời gian làm Quốc Đạo Sư cho 3 triều Đại nhà Đường kể cả thời đại Nữ Vương độc tài Võ Tắc Thiên. Hiện nay vào bất kỳ thư viện chùa nào trong cả nước không thấy tác phẩm lớn nhỏ nào của “Đại sư Thần Tú”. Ông tài ba đến độ giấu kín tư tưởng mình trên sách vở thế sao? Ngược lại, ảnh hưởng nguy hại lớn nhất của ông từ nhà Đường truyền sang Việt Nam trước sau một rập: Phật lớn, chùa cao, mõ, chuông, lầu phướng xá hạt, kèn, trống, khánh, chiêng được mệnh danh là pháp khí của nhà chùa. Nếu đem so sánh từ Đức Thích Ca Phật Tổ trải qua 33 đời tổ đến lục Tổ Huệ Năng chùa chiền đều không có nhiều loại pháp khí inh ỏi như vậy. Vậy chúng ta đủ luận cứ kết luận rằng thời đại Thần Tú Nhà Đường là thời kỳ cực thịnh của phái sắc tướng hữu hình đến quái lạ. Đạo Thích Ca là Đạo vô vi truyền thừa 33 đời Tổ vẫn vô vi nhất là đến Lục tổ Huệ Năng rất “cực vi Đốn Giáo” cho đến bặt truyền, ngược lại sư Thần Tú chẳng được truyền ấn tổ vẫn tự xưng đồng tổ với Huệ Năng, khiến dân gian có câu vè: “Nam Huệ Năng Bắc Thần Tú” để chia đều ngôi tổ thứ 6 PG Trung Hoa. Tóm lại, trong Giáo lý PGHH có phê phán và khuyến cáo tín đồ “Theo Lục tổ chớ theo Thần Tú” là quá trí tuệ hữu ích, chỉ có Phật mới dám nói thế! Chúng sinh đừng ngờ vực mà mang tội! -Cũng trang (12) tt.huệ còn lúng túng nguỵ biện một cách sai lầm và tội lỗi cho rằng lối tu gõ mõ tụng kinh kiểu Thần Tú đã có trong thời Đức Thích Ca tại thế. Thật vô lý, thời Phật tại thế thuyết pháp, phần lớn Thánh Tăng thấu nghĩa và chứng đắc ngay, nếu chưa đắc thì tiếp tục nghiền ngẫm nào có đọc tụng rền vang. Tăng Đoàn của Phật cả mười mấy ngàn người tụng lớn dân tình xung quanh ai chịu nỗi. Nếu đúng câu “Thấp đuốc cầu minh, tụng khinh cầu lý” duy, chỉ có cách: Ai nghiền ngẫm nấy đạt lý không thể người này đọc kinh cho người kia ngộ lý được. Nếu nói như tt.huệ “nhờ đọc tụng thuộc kinh là cơ sở sau này nhắc lại để kết tập kinh phật” là vô lý. Các cuộc kết tập kinh Phật có đến 3 lần. Những vị cao đồ tham dự đều là Thánh Tăng chứng đạo, và vị Thánh tăng thuật lại lời phật nhiều nhất là Đức A Nan Đa, bởi 2 đặc điểm vượt trội về trí nhớ và có nhiều cơ duyên gần phật để làm Thị Giả. Như vậy kết luận việc kết tập ghi rõ và đầy đủ lời Phật thuyết pháp đều do các vị Thánh Tăng chứng đắc thực hiện, không như tt.huệ đã tưởng rằng nhờ đọc tụng hoặc lớn hoặc nhỏ nhiều lần như phái Thần Tú đã dạy ở Đời Đường. Đạo Phật huyền diệu và vô vi tuyệt đối. Phái nào xướng xuất hữu hình âm thanh sắc tướng rườm rà đều không phải là danh môn chính phái, là thất chân truyền, không thể thấy Như Lai !. Trang (13) kiêu sinh tt.huệ đã chỉ trích Đức Giáo Chủ PGHH “Trình độ học Phật thấp….mang ý tưởng chính trị…muốn xây dựng lạc bang trần thế…biến pháp môn niệm Phật thành tà pháp, biến Phật giáo thành tà giáo… ” với lời thô lỗ tội lỗi trên y đã phỉ báng cả Tam Bảo rồi! Tôi chỉ mượn lời Đức Thích Ca trong kinh Kim Cang để trừ khử ý tưởng tà khúc của kiêu sinh tt.huệ bằng câu chánh pháp vô vi “Dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, nhược năng hành tà đạo bất năng kiến Như Lai”, tạm dịch: Lấy sắc tướng thấy ta, dụng âm thanh cầu ta, chính là hành đạo tà, không thể thấy Phật Như Lai. Trên thực tế phái Thần Tú đã thực hành và phát triển lối tu âm thanh sắc tướng chú trọng bề ngoài đã bị Đức Thích Ca cho rằng lối tu tà đạo, cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm. Đến 1939 Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ phương tiện nhắc lại theo lời Phật Thích Ca để cảnh tĩnh tăng đồ nhà phật với mỹ ý trùng hưng chánh pháp vì lòng từ bi của đấng giác ngộ lâm phàm . Luận về trình độ các vị liễu đạo sẽ hoàn toàn không dùng pháp để tu nữa chứ đừng nói văn tự thế gian. Trong lịch sử Phật giáo hiện tượng không học mà hoát nhiên Đại Ngộ có nhiều như Lục Tổ, Bàn Đặc,…không riêng gì Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đề cặp tới các cảnh giới Trời, Phật Cực lạc bang đều là cảnh giới thanh tịnh bất di bất dịch, do công đức tu chứng của các đấng thiêng liêng tạo thành không biến cải được. Và pháp Tịnh độ cũng không dễ bị phá hủy, dẫu ma vương độn vào tăng đoàn phá hoại cũng không mất, vẫn có Phật ra đời chấn hưng trở lại. Chỉ có cỏi ta bà này là nơi thường xuyên biến hoại theo lý Tam Ngươn (Thượng, Trung, Hạ) hiện nay chính là hạ ngươn hạ nên trong cửa Thiền mới xuất hiện nhiều” điềm quái lạ” phỉ báng Phật Thần .. Nên cộng đồng Tam Giáo sắc chỉ cho nhiều Bồ Tát, La Hán lâm phàm chấn chỉnh nhằm lập lại thời Thượng Ngươn Thánh Đức, chào đón Đức Phật Di Lặc, lập Hội Long Hoa mở Tam trường thuyết pháp, đúng theo lời huyền ký di ngôn của Đức Phật Tổ Thích Ca cách nay hơn 2 nghìn năm trăm năm. Còn về chính trị chúng tôi sẽ được luận kỹ ở chương sau. (Xin xem chương kế tiếp)
Phần phản biện về tập luận văn tốt nghiệp của tăng sinh “thích-thiện-huệ thuộc Học Viện PGVN” (tiếp theo) -Trang (13) kiêu sinh tt.huệ lại nhận định lầm lẫn sai khớp đến tội nghiệp, vì cực đoan nên ngày càng mù quáng đem gắn ghép tư tưởng Thiền vào đề tài “cạo đầu hay để tóc.” Thật ra phong tục này Đức HGC đã có lần giải thích cho tín đồ PGHH biết rõ. “Để tóc là phong tục không phải là Tôn giáo”. Vã lại, tín đồ của Ngài toàn thể là tại gia cư sĩ được phép cải cách ăn mặc, đầu tóc cho phù hợp với lương dân không cógì dính líu với tư tưởng Thiền ghê gớm như tt.huệ đã gượng bàn! Với câu: “Tu đầu tóc không cần phải cạo” là lời minh chứng rõ ràng cái râu cái tóc chẳng dính gì với sự tu tâm dưỡng tánh cả! Ấy vậy mà tt.huệ lại gắn ghép tư tưởng Thiền vào “cái râu cái tóc” rồi công kích Đức HGC một cách hỗn láo đầy tội lỗi. Đức HGC cũng khẳng định Ngài để tóc là noi tục cổ “Noi tục cổ xác khùng để tóc” và mặt khác không chịu ảnh hưởng nền văn minh vật chất cặn bả phương Tây, nhằm giáo dục tín đồ tinh thần hoài cổ mà duy trì thuần phong mỹ tục nước nhà. Trang (15) kiêu sinh tt.huệ phê bình bằng lập luận nông cạn đối với câgiảng: “Ác trừ xong hiện ta Thiện nghiệp” mà Đức Giáo Chủ đã luận đúng theo kinh Thập Thiện mà Đức Thích Ca đã dạy: Là hạng xuất gia mà không hiểu hoặc không đọc kinh Thập Thiện mới tỏ ra hồ đồ do lòng sân hận mê si sai sử. Là người có qui y Tam Bảo thật sự tất phải tin lời Phật từ ý, từ câu. Đức Phật bảo: Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh hoặc trong quyển Khuyến Thiện Đức Huỳnh Giáo Chủ Viết: “Ngài bèn xét ở trong Phật chủng Các chúng sinh đều có như ta. Bởi vô minh vọng tưởng vạy tà Nên quay lộn Ta bà cõi khổ .”Tức là chúng sinh muôn loài đều có Phật tánh (chủng tử Phật). Do vô minh vọng tưởng gây 10 điều ác nên phước nghiệp có sẵn trong tâm lu mờ làm điều dại dột. Nay nếu không tạo ác một cách rốt ráo thì tự nhiên 10 nghiệp lành có sẵn trong Phật chủng hiện ra một cách tự nhiên theo luật nhân quả. Còn việc chúng ta hành thêm thiện nghiệp là để tăng trưởng thêm phước nghiệp để nhiêu ích hữu tình mà hoàn mản quả vị Bồ Tát, Như Lai. Nếu như chỉ đơn thuần trừ ác , không hành thiện gia tăng, theo kinh Thập Thiện nghiệp thì hành giả vẫn tự nhiên được 10 điều lành. Việc này đức Phật có giải rõ: 1.“Người nào chừa được ác sát sinh sẽ được 10 pháp lìa khỏi sự phiền não”. 2.“Khi chừa được ác đạo tặc thì được 10 pháp bảo tín”. 3.“Người nào chừa được ác tà dâm thì được kết quả 4 món công đức,…”. 4. “Người nào chừa được ác lưỡng thiệt sẽ được 5 việc không hư hoại.” 5.“Khi người nào chừa được ác ỷ ngôn thì được 3 món quyết định chắc chắn.” 6. “Người nào chừa được tội ác khẩu thì được 8 món tịnh nghiệp”. 7. “Người nào chừa được ác vọng ngữ thì được 8 món công đức mà các chư Thiên đều khen ngợi” 8. “Khi chừa được ác tham lam rồi thì người sẽ được hưởng 5 món thông thả tự do”. 9. “Người nào chừa được lòng giận hờn thì sẽ được 8 món vui mừng nơi tâm”. 10. “Người nào chừa được ác mê si thì được 10 món công đức”. Chứng minh bằng kinh Thập Thiện để làm tỉnh thức tăng sinh tt.huệ là việc làm mà kẻ tại gia này có hơi vượt lề đấy! -Trang (16) kiêu sinh tt.huệ lại dùng ý tưởng thâm độc công kích mục “Chánh tinh tấn” của giáo lý PGHH và phỉ báng nặng nề bằng lý luận nặc mùi nịnh hót vừa “gấp lửa bỏ tay người” vừa lôi kéo đồng minh ngoài Phật giáo. Nhưng lý luận không vững vàng, nên cũng dễ bị xô ngã. Là một phật tử dù là trí ngu, cao thấp cũng không thể vô ân, phản lại thuyết duy tâm nhà Phật, không thể dùng ngoại thuyết để công kích trường phái căn góc của mình . Y cho rằng “chánh tinh tấn” là nỗ lực đoạn trừ 7 cái tà còn lại: Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà niệm, tà định để đạt được 7 cái chánh còn lại ( Bát chánh ) Nói như vậy chỉ cần tu “chánh tinh tấn” duy nhất thôi sẽ đạt được hết tám cái chánh (Bát chánh), nghe sao gọn nhẹ quá vậy mà không thấy Tăng nào chứng A-La-Hán suốt ngàn năm nay? Chúng ta thử định nghĩa Chánh tinh tấn của đức Phật và Chánh tin tấn của Đức Giáo Chủ PGHH xem có gì khác biệt về nghĩa lý thâm diệu: * Chánh tinh tấn đức Phật: -Chánh: Là ngay chính, đúng chân lý -Tinh: Là trong sạch, ròng rặt, thuần khiết, sáng suốt,… -Tấn: Tiến tới đều đặn, không lui sụt. Tóm nghĩa: Tiến tới đều đặn để đạt mục đích trong sạch, thuần khiết cho ngay chánh đúng chân lý. * Chánh tin tấn của Đức Huỳnh Giáo Chủ: “Tín ngưỡng chân chánh và lướt tới” -Tín ngưỡng: Là đức tín ngưỡng mộ tuyệt đối hướng về tôn giáo chân chánh (PGHH mà mình đã chọn) -Lướt tới: Tập trung mạnh mẽ vững vàng vượt qua nhiều chướng ngại (phá rối đức tin hay lung lạc, ngăn cản) của tà sư ngoại đạo, các thế lực ngăn cản, nhất là sự cám dỗ ô nhiễm của xã hội văn minh vật chất…để đạt đến mục đích Tôn chỉ PGHH. Tóm nghĩa:Giữ vững đức tín mạnh mẽ với một tôn giáo chân chính duy nhất mà vượt qua những chướng ngại thách thức để đạt đến mục đích trong sạch rốt ráo. Tại sao Đức Huỳnh Giáo Chủ lại dạy tín đồ PGHH như vậy bởi những lý do chính sau: Trước đây khi Phật dạy pháp Tứ Đế đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như ở vườn Lộc Giả .Nước Ấn Độ bấy giờ duy chỉ có một đạo Phật có ảnh hưởng mạnh nhất. Tăng Đoàn không phải chịu nhiều thách thức khi hành chánh Tinh Tấn, vã lại thời chánh pháp căn tánh môn đồ phần lớn thuộc hạng thượng căn thắng sĩ đủ điều kiện xuất gia và đạt đạo dễ dàng. Trái lại thời kỳ Đức Huỳnh Giáo Chủ lập đạo là thời mạt pháp Phật giáo thất truyền, nhiều tôn giáo và các xu hướng tín ngưỡng khác nhau xuất hiện tranh giành đồ chúng, lung lạc bá tánh, lòng người hiểm ác, xã hội nhiễu nhương, vật chất thịnh hành, căn khí chúng sanh thiển bạc, nếu cố chấp văn tự kinh điển hay cố định pháp tu sẽ không khế cơ, khế lý. Vì thế mà Đức Huỳnh Giáo Chủ phải phương tiện thay đổi chút ít về hình thức hay nội dung. Nhưng nếu tín đồ ngài kiên trì thành ý làm đúng theo lời dạy vẫn đạt được mục đích giải thoát như các tăng sĩ xưa kia. Rõ ràng PGHH đã tồn tại đến ngày nay phần lớn là nhờ thực hành sắc sảo mục: “Tín ngưỡng chơn chánh và lướt tới”này! Riêng phần tt,huệ vu khống và áp đặt khiêu khích hận thù với chủ nghĩa Mác-xít. Điều này hoàn toàn vô lý. Đó là y tự nghĩ theo ác ý .Chúng tôi sẽ căn cứ trên giáo lý PGHH mà trả lời một cách rõ ràng trung thực như sau :. Trước hết tôi nghiêm túc cảnh cáo kiêu sinh tt.huệ về thái độ, bất chính của một tăng sinh thiển cận khi y đồng hoá cụm từ “phái vô thần luận” và “chủ nghĩa Mác-xít” để tạo không khí thù địch vô cớ. Hai cụm từ này không hoàn toàn đồng nghĩa. Phái vô Thần luận là gì: Là một trường phái triết lý duy vật (lấy vật chất làm cơ sở lý luận và phủ nhận yếu tố siêu hình, huyền bí.) Triết lý là: “chủ thuyết” hoàn toàn dân sự, chứ không phải là “chủ nghĩa” mang ý thức thể chế chính quyền. Vì nó thuần tính lý luận chứ không mang màu sắc chính trị, cách mạng tiến tới thành lập chế độ cầm quyền. Đức Thầy chúng tôi không dùng cụm từ “chủ nghĩa Mác-xít” mà chỉ đề cập học thuật triết lý của phái vô Thần Luận . Nền triết học thuần tuý trên thế giới có rất nhiều trường phái, từ thời Đức Thích Ca đã có trường phái duy vật (vô thần) rồi không phải mới đây. Còn chủ nghĩa Mác-xít là chủ nghĩa chính trị cách mạng thiết lập thể chế cầm quyền do Lê-nin khởi xướng dựa vào lý luận của Hegen, Kac-max, angel, Dekeam đều là những triết gia duy vật thuần tuý không phải là chính trị gia và các ông này đều qua đời cách 70 năm trước, sau đó Lê-nin dựa vào các học thuyết triết lý đó khai sinh chủ nghĩa Mác-xít. Ông Lê-nin mới thật sự là nhà chính trị chứ không phải là triết gia. Vậy Triết gia và Chính trị gia đều có nhiều tính chất khác nhau, tt.huệ không thể qui chụp lầm lẫn như thế được, hay y có ác tâm muốn đổ hoạ cho PGHH. Một lần nữa khẳng định với công luận rằng: Đức Huỳnh Giáo Chủ luận giải về mục chánh tin tấn hoàn toàn đúng đắn về tính chất khác biệt giữa hai trường phái duy tâm và duy vật không mang màu sắc chính trị mà chỉ phản ánh trung thực tâm lý con người và thực trạng xã hội của bao thời đại từ thời Đức Phật tại thế đến nay. Rõ ràng hai nguồn triết lý duy tâm và duy vật luôn luôn đối lập về mặt tư tưởng, trường phái này không thừa nhận trường phái kia, nhưng không công kích và triệt tiêu lẫn nhau đến xung đột. Mỗi bên tự bảo vệ và phát triển trường phái triết lí độc lập trong phạm vi lý giải của mình. Nếu tin có Trời Phật Thần Thánh, nhân quả luân hồi…thì đâu phải Duy vật. Ngược lại phủ nhận các yếu tố siêu hình trên thì đâu phải Duy tâm. Một sự thật hiển nhiên trong tâm lý xã hội loài người thì: kẻ có sợ tội sợ nhân quả thì ít làm tội hơn người không sợ tội lỗi và không sợ gì cả. Luận như trên để thấy rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ vì muốn tín đồ Ngài cần giữ vững đức tín, tránh điều tội lỗi, không nhằm chỉ trích cá nhân hay tư thù với ai như ác ý của kiêu sinh Thích Thiện Huệ đã cố tình áp đặt với tư cách kẻ ngoại Đạo! Trang (17) tt.huệ đừng quá kiêu căng, mục chánh tinh tấn Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đụng chạm điều gì mà kiêu tăng lại loạn lên như thế, còn tự phụ huyênh hoang là học theo hạnh Phật: “Thận trọng từ lời nói ý nghĩ sợ giảng sai phật ngữ, không gieo thù oán với ai, không làm tổn thương nhân phẩm của ai” thật là khoác lác đến lố bịt. Hãy xem lại bài luận văn của mình coi tội ác cở nào, tư cách gì y lăng mạ Đức Giáo Chủ người khác và khiêu khích 8 triệu tín đồ PGHH? Đức Phật Thích Ca lúc tại thế có dạy chúng sanh nào như thế? Tiếp theo trang (27) tt.huệ còn tỏ ra sấc láo xen vào giải thích sự thờ phượng của PGHH. Đức Huỳnh Giáo Chủ đã giải thích rất tinh tường và trí tuệ sự thờ phượng vô vi “Dùng màu dà trong chổ thờ phượng để tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà phật” Huệ lại cố tình nghĩ sai một cách kiêu mạn cho rằng: Sự thờ phượng ấy dựa vào màu “y” của tăng Phật giáo, thật là ngã mạn. Phải hiểu đúng chính ý của Đức Huỳnh Giáo là: Màu dà vốn đã là tiêu biểu cho tinh thần thoát tục sự hoà hợp của các màu sắc và tiêu biểu tinh thần từ bi vô thượng của nhà Phật (bao gồm Phật, Pháp, Tăng). Vì tính chất vô Thượng cao siêu ấy các tăng bắt chước theo mà làm nón đội trên đầu, may áo tràng lễ Phật hoặc trang trí nơi tôn nghiêm trong cảnh Dà lam. Chứ phải đâu màu Dà lại chỉ tượng trưng cho riêng tăng đâu? Thế mà y lại kiêu cách chỉ trích bức Trần Dà chỉ tiêu biểu cho tăng chứ không có Phật có Pháp.. thật quá ngông cuồng, đầy tội lỗi đối với Đức Giáo Chủ PGHH Ngài không can phạm đến ai trong HĐHVPG khoá IV. tt.huệ này còn tỏ ra phạm thượng xen vào phê bình vấn đề cúng Phật của PGHH. Y cho rằng “H.P.S sợ tín đồ tốn kém nên chỉ dạy cúng bông, nước lạnh, nhang mà thôi!” Còn riêng y gợi ý cúng thêm cơm, canh, trái cây…nhang thơm… Theo cách cúng đơn giản tiêu biểu lòng thành trong sạch không món nào ăn được như PGHH,.tăng sinh này cảm thấy xót xa cho Phật . Ngoài việc đề nghị lo “ẩm thực” cho Phật, y còn phản đối ý nghĩa đốt nhang cho bán mùi quế trược theo giải thích của Đức Huỳnh Giáo Chủ, y đem so sánh theo kiểu “cung đình” xa xí xưa kia người ta cúng trầm hương cho Phật, ngày nay cạn kiệt trầm hương nên thế bằng nhang thơm. Y quên rằng ngày xưa Phật tại thế còn từ bỏ hương vị trần ai, nay đã vào Niết bàn tịch tịnh hòa quyện ngũ hương bát ngát cần gì mùi vị nhân gian. Phật chỉ mong tăng chúng thơm tho ở tấm lòng mà có bao giờ Phật được ngửi một cách sản khoái đâu .Nhưng y quên rằng vào thời kháng Pháp 1939-1945 nhang thơm xa xỉ như loại dầu nước hoa ngoại nhập hảo hạng mà các sư đang dùng, làm sao dạy tín đồ thấp nhang thơm hay trầm hương được, chỉ dùng nhang trần bằng bột lá thực vật cho bán mùi quế trược, tuy khó ngửi nhưng làm giảm phần quế trược nơi chốn Phật đường của những người nông dân nghèo khổ tự làm ăn và lo tu hành chơn chất, “chẳng đáng gì hay cho chúng ta học hỏi” sao?” như lời y đã bất mãn ! Nói tóm Phật không cần như đồ chúng đang mong nên chỉ bằng tấm lòng tiêu biểu qua những món đơn giản ăn không được, ngửi không thơm và uống không có ga, men, mùi, vị như nước lã thì đã là tiêu biểu lý sự viên dung rồi. Ông tăng này thật là nhỏ nhặc, lời dạy nào của Đức Huỳnh Giáo Chủ y cũng cố lật ngược cho thoả dạ ghét ghen. Hết công kích ngôi thờ Tam Bảo y lấn sang phản đối lời dạy của Đức Thầy về cách lạy người sống thật giới hạn, ngoài Phật, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và anh hùng cứu Quốc thì không nên lạy người khác cho đến Thầy mình cũng chỉ xá thôi.. Xin nói cho ngươi rõ: Sở dĩ Đức Thầy không cho lạy những người khác ngoài những ân nhân sâu nặng trên có hai lý do chính: -Một là: Tránh tội cho những cao đồ, trưởng lão chân tu và những người có trọng trách trong đạo là những đối tượng “dễ bị lạy nhất”nên cũng dễ sinh nhân ngã nhất. -Hai là: Ngài là bậc Thầy “sinh nhi tri” đũ đức độ nhưng vì còn mang thân tứ đại, tránh tổn thương cho phần xác thể của Ngài và quan trọng hơn là treo tấm gương khiêm lễ cho chúng sanh noi theo mà ngăn thói ngã mạn kiêu căng… Kiêu sinh tự nghĩ rằng: Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên bỏ hẳn tục lạy người sống, không chỉ dạy riêng tín đồ PGHH mà nhắm tới chốn Thiền lâm. tt.huệ nói đúng, chẳng những thế mà còn nhắm xa hơn đến cả nhân loại, vì cái tục ấy chỉ gây thêm tệ tính phân biệt ngã nhân, cho những ai muốn kẻ khác quì mộp dưới chân mình. - Về việc ganh nạnh tức tối muốn tranh giành công lao làm Thầy (chùa) hơn cả Phật và tổ tiên cha mẹ qua một câu trịch thượng như sau: “Thầy là bậc đáng tôn kính hơn cả”. Y còn kể: “Thầy là người có công nuôi dạy và dẫn dắt ta vựơt thoát biển mê” thật buồn cười! Ai không biết, hạng xuất gia đều do đàn na tín thí nuôi dưỡng còn kể công nuôi dạy dắt dìu thật là nghịch lý. - (Trang 30) tt.huệ lại công kích cả ngôi Tam bảo. Y bịa đặt rằng “Bài nguyện của PGHH có liên quan đến Phật Bồ Tát nhưng khi đến đây đã biến thành Thần Thánh có khả năng ban phước giáng họa cho kẻ khác”. Lời lẽ cực tội này không phải do y dốt tiếng Việt mà vì ác tâm cố tình phỉ báng Tam bảo đến trắng trợn. Hãy đọc lại xem các bài nguyện của PGHH từ nào là “giáng họa”. Vu khống người phàm có thể được bao che, chứ vu khống Phật Thần thì tội đáng làm đất đá cho bỏ tánh kiêu căng. Dựa vào đâu y viết rằng “PGHH không cho thờ bất cứ vị thần nào…”. Trang 178 trong Tôn chỉ hành đạo có đoạn “Ngoài sự Thờ Phật, Tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những vị anh hùng của đất nước, không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình không rõ căn tích”.Vậy y cố tình đồng hóa tà thần và minh thần để công kích. Cần nói thêm: Mục đích của Đạo PGHH là vãn hồi Đạo nhân chấn hưng Đạo Phật, theo tinh thần Tam Giáo qui nguyên, áp dụng Giáo pháp gồm đủ Ngũ thừa Phật Giáo. Nên Nghi thức phụng thờ có cả Ngũ chi: Phật, Tiên, Thần, Thánh, tiêu biểu là Bức Trần Dà. - Trang (31) Kiêu sinh này hết phá hoại Tam bảo rồi sang chọc giận tín đồ. Lĩnh vực giới răn của PGHH vô cùng gọn nhẹ dể hiểu, mà tt.huệ này cũng gắn ghép bằng thói tiểu nhân cho được, y thắc mắc: “Răn cấm của HPS chỉ là lời khuyên chứ không bắt buộc tín đồ”. Điều đó có gì khó hiểu, tất cả giới luật của PG cũng chỉ là lấy giáo hóa kêu gọi lòng tự giác là chính. Mục đích của giới luật là chỉ ra nguyên nhân gây nên nghiệp quả để người tín đồ nên tránh chớ phạm, ngoài ra nên làm nhiều việc cần thiết để ngăn ngừa giữ gìn. Đức Giáo Chủ cũng từng khuyến cáo rất nghiêm nghị: “Không người nào được phép xem mình là người trong Đạo mà không giữ giới luật”. Ngài còn nhấn mạnh: “Đức Phật sẽ dìu dắt và ủng hộ những kẻ nào làm ăn chân thật, hiền lành đúng theo giáo lý của Ngài; chứ không bao giờ Ngài lại ủng hộ những kẻ gian tà xảo quyệt, làm việc hung ác trái những lời mà Ngài đã chỉ dạy”. Ác tâm nhất của tăng sinh này là dùng cách chơi chữ trẻ con là cắt đầu, cắt đuôi một đoạn văn trong điều răn cấm thứ năm: “….không sát sanh hại vật…..” phải viết đủ câu: “không nên sát sanh hại vật mà cúng tế Thần Thánh nào…” y cố tính viết câu thiếu mục đích để cố chuyển ý sát sanh hại vật thành “sát nhân mà không hề bị kết án”, để vu khống cho tín đồ PGHH, không cần so đo, nhân quả nghiêm minh, trời cao có mắt bất kỳ ai phạm tội dù được quyền lực chở che phe phái bênh vực cũng không thoát được sự công bằng của nhân quả. Nay kiêu sinh phạm giới trọng nghịch mà còn được du học Ấn Độ như thường. Ấy vì quả chưa mùi. Cũng trong mục này tt.huệ lại ám chỉ việc sát sanh được PGHH khuyến khích nối gót theo Mô Ha Mét (Hồi giáo).Nên nhớ nếu tinh thần tự vệ của PGHH chỉ bằng 1% của Hồi giáo thôi thì có bao nhiêu cuộc Thánh chiến xảy ra. -Trang (32) tt.huệ thật khoác lác y thẳng thừng phản đối tu nhân, cho rằng Nhân và Phật khắc kị không thể dung hòa . Nên nhớ: Phật từ Nhân mà thành, Nhân nhờ Phật mà tu “Học Phật Tu Nhân” là Tôn chỉ của BSKH do Đức Phật Thầy Tây An khởi xướng. Trước khi lập đạo Ngài đã quán xét chúng sinh trong thời mạt pháp, người tâm trí tối đen, đời lắm Ma Vương khuấy rối, cửa Phật lu mờ …Nên Ngài phương tiện dùng pháp tu tại nhà tránh việc sai thất chân truyền .Tông chỉ Học Phật Tu Nhân với nghĩa chính là: Học tu theo Phật từ nền tảng tu nhân vững chắc, theo lời dạy Cổ đức khi xưa “Dục tu Tiên Đạo, Tiên tu nhân Đạo, Nhân Đạo bất tu tiên Đạo viễn hỉ” trước khi tu Tiên còn phải tu nhân, hà huống tu Phật mà bỏ nhân sao phải lý. Đức Thích Ca cũng dạy ngũ thừa: Nhân,Thiên, Thinh văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Rồi khi giáo hóa Đức Phật cũng phân thành hai hạng xuất gia, tại gia. Nếu nền tảng làm người không thông đạt nhân, nghĩa, lễ, trí, tín sao leo lên nấc thang Phật được. Thời Đức Phật có nhiều vị xuất gia thành đạo. Các vị cũng đã trải qua nhiều kiếp tu nhân mới hoàn thành. Phật, Nhân là một chuỗi nối liền cổ kim không thể rời nhau trên đường tiến hóa cứu cánh, không có vị Phật nào không hoàn tất bước đường tu nhân cả. Qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ gồm đủ cả ngũ thừa Phật Giáo rất xứng hợp thời kỳ. Ngài phán rằng: “Toàn thể trong Đạo chúng ta là hạng tại gia cư sĩ”, xét ra trình độ tu học của tín đồ PGHH không phải vì tu nhân học Phật mà lại kém cỏi hơn trình độ tu học của hạng xuất gia hiện nay, từ tánh hạnh đến trí tuệ, sự thật thà, nghiêm giới, Phước huệ, Thiền tịnh, sự rèn luyện tu tập tinh chuyên… Chẳng những vấn đề cốt lỏi không kém mà còn cộng thêm những phương tiện khác cần thiết lại có phần vượt trội, chẳng hạn: 1./- Người PGHH tự làm, tự sống, giúp đời... không cầu cạnh sự nuôi dưỡng của đàn na tín thí. 2./- Không bị kẹt cứng trong lối tu hình tướng âm thanh đã bị kinh Kim Cang cho là “Tà đạo bất năng kiến Như Lai”. 3./- Có cơ hội nuôi dưỡng mẹ cha chu đáo, tròn câu hiếu đạo... nếu không đắc đạo cứu tông đường thì đáp đền trong lúc sống. 4./- Quy y với đấng Giáo chủ siêu suất có nền Giáo lý hiện đại mà lại chân truyền, đủ sức đưa tín đồ chân tu đến phát khai trí huệ. Điển hình là: Ông Thanh Sĩ tín đồ PGHH có những lời giảng giáo chấn động chùa chiền và Phật tử cả nước. (Xin xem chương kế tiếp)
Phần phản biện về tập luận văn tốt nghiệp của tăng sinh “thích-thiện-huệ thuộc Học Viện PGVN” (tiếp theo) - Trang (34) Chương II kiêu sinh đầu óc cùng quẩn tiếp tục chống bán Phật Thần khi y ngớ ngẩn đặt câu hỏi :“Đạo HH có phải là một Tôn Giáo không ?” trong khi Ban Tôn Giáo CP và UBTG thế giới và cả nhân loại đều công nhận PGHH là Tôn phái Phật Giáo DT chính thống có pháp nhân đã từ lâu và hiện nay vẫn thế, y còn đảo điên nói rằng “Ông HPS chữ nghĩa không nhiều….” Cách viết tội lỗi nầy y đã chỉ trích luôn nhiều chư Phật, chư tổ, có cả Đức Thích Ca, đức Lục Tổ. Khi xưa Thái Tử Sĩ Đạt Ta có bằng cấp gì, Đức Lục Tổ chẳng học chữ nào, Ngài Bàn Đặc học có 2 chữ “chổi quét” mà không thuộc, Đức Thầy còn học được tiểu học. Các đấng thiêng liêng giác ngộ trên không cần học chữ nghĩa vì đã có đủ thần thông trí huệ quảng đại, công đức vô lượng vô biên làm thầy ba cõi dứt tuyệt tử sanh. Còn hạng phàm tăng bằng cắp nào cũng có đủ để theo gót tử thần quì trước phán quan! Đức Huỳnh Giáo Chủ giải thích bằng tuệ giác đúng theo từng giới, từng hoàn cảnh và sự kiện đúng thật không có gì mâu thuẩn trước sau bất nhất. Với hạng xuất gia những trọng trách đặt ra rất nặng mà hạng kiêu tăng không sao với tới, chẳng hạn đoạn: “….Hằng ngày chỉ chuyên lo kinh kệ, săn sóc cảnh Dà Lam trau luyện đức lành…. giảng dạy bá tánh thập phương quây đầu hướng thiện…”. Tập luận văn tốt nghiệp Khóa IV này T Huệ và Hội đồng Học viện PGVN đã “trau luyện đức lành” kiểu đó hay sao ?Tiếp đến T Huệ tự ái hiểu lầm, rồi nghi ngờ lời dạy bảo nghiêm khắc của ĐHGC qua 6 câu giảng cảnh tỉnh ác tăng: Thầy Chùa như thể cây sơn Ngoài da coi chắc trong thời mối ăn …Buồn thay cho lũ ác tăng Làm điều dối thế cho hư Đạo mầu Di Đà Phật Tổ thêm rầu Giận trong tăng chúng sao lừa dối dânCách viết của Phật lúc nào cũng thật, “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” Những người xấu xa lòng dạ cong queo cạnh khến, khi mực của Phật bắn vào thân gỗ chẳng dùng được bao nhiêu đành dứt vào lò vậy! tt.huệ nghĩ cũng gần đúng 6 câu giảng “sấm sét” trên đã nhắm thẳng vàokẻ ác tăng thôi chứ không hề hớn chơn tăng, nhưng vì hiền tăng thật thà giới luật “ít học ít kiêu căng” chẳng được số nhiều nên khó nhận ra. Y phân tích và so sánh hai nhóm từ “lũ ác tăng” là số ít chỉ một lũ còn “trong Tăng chúng” là số nhiều gần hết tăng đồ . Đó là y tự nghĩ thôi, chứ thực nghĩa của hai nhóm từ này vẫn như nhau đều chỉ rõ là: Trong tăng đoàn có một số “ lừa dối dân”nhưng số lượng nhiều ít trong thực tế còn tùy sự nhận xét của công luận ngày nay. Lại bàn tiếp vấn đề tt.huệ đã mĩa mai những từ ngữ chỉ tâm trạng không vui của Đức Di Đà như: Buồn, rầu, giận,…trước cảnh tăng chúng lừa dối dân . Y lý luận cũng khá chặt chẽ, nhưng vì lầm lẫn nghĩ rằng Phật vô cảm như tượng gỗ nên y không hiểu được lòng từ bi của Phật thiệt rất hữu tình và luôn được biểu hiện qua nhiều tâm trạng chứ không vô cảm hay vui mừng dung túng cho kẻ ác. Trước hết tôi thấy tt.huệ ghép từ có dư nên thiếu trung thực trong lập luận, y chế thêm “buồn rầu bực tức” chỉ có rầu, có buồn nhưng không bực tức, thứ hai “vẻ mặt buồn rầu” có buồn, có rầu nhưng không có vẻ mặt. Rầu buồn thuộc về lòng dạ chứ không phải sắc tướng. Cuối cùng còn lại 3 từ: Buồn, rầu, giận. Y lập luận rằng Đức Phật Di Đà không còn phiền não đau khổ, đúng! Xin hỏi: buồn, rầu, giận có phải 3 loại trong thất tình (Hỉ, nộ, ai, ố, ai, lạc, dục) không?. Lập luận kiểu trần tục như y làm sao hiểu được Phật mà thắc mắc. Cũng bằng kiểu trần gian tôi xin hỏi: khi thấy tăng chúng “lừa dối dân” nếu không muốn Phật buồn, rầu, giận vậy Phật làm ngược lại 3 loại phiền não đó được không? như: vui, mừng, hớn hở.Chắc Phật không thể làm vậy được, vì lừa dối dân mà vui nỗi gì. Đã không chịu Phật buồn, không muốn Phật vui .Vậy chỉ còn cách muốn đức Phật phớt lờ không vui không buồn,. Cách muốn Phật làm ngơ này liệu Đức Phật có chịu không?vì lòng từ bi của Phật vô hạng quyết độ tận chúng sanh, mà làm ngơ để 2 đàn gây tội, chắc Đức A Di Đà không chịu. Tâm từ bi của Phật trước cảnh tăng chúng lừa dối dân là rất buồn, rầu và giận rồi tìm cách cứu độ không bỏ kẻ tăng người tục nào cả và cũng không làm tổn hại sự tiến hóa của muôn loài. Đức tính từ bi và trí tuệ của Phật rất hữu tình chứ không thể vô cảm trơ trơ như tt.huệ đã hiểu lầm mà sanh sự nghi nan rằng: Đức HGC cố ý bịa đặt xiên xỏ qua 6 câu giảng nghiêm khắc trên. * Phụ lục thêm phần này để công luận nhận xét. Từ bi và trí huệ của Đức Phật là tuyệt đối: Từ bi: -Tức không tổn hại chúng sanh muôn loài, quyết lòng độ tận.Trí huệ tức không hề nhầm lẫn sai sót dù sự việc rất nhỏ nhiệm. Đức Phật có đủ thất tình nhưng không hề nhầm lẫn hoặc tổn hại mà đầy lòng cứu độ chúng sanh, càng “buồn, rầu, , giận” càng tìm cách cứu độ nhiều hơn. Nên tất cả môn đồ Đức Phật nên làm Phật vui, đừng làm Phật buồn đấy là cách đáp ơn Phật! - Ở trang (36) TTH cố tình ngụy biện bao che cho lối tu hữu hình của sư Thần Tú.... Rồi xuyên tạc 2 câu giảng của Đức HGC: Có thân phải liệu lấy thân Tu theo lối cũ mau gần Diêm Vương.Hai câu này là 2 câu kết nối theo 6 câu giảng trước mô tả cảm giác buồn, rầu, giận của Đức Di Đà khi thấy cảnh “Tăng chúng lừa dối dân”… Di Đà Phật Tổ thêm rầu Giận trong tăng chúng sao lừa dối dân Có thân phải liệu lấy thân Tu theo lối cũ mau gần Diêm Vương.Vậy tu theo lỗi cũ qua lời giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ chính là lối tu: âm thinh sắc tướng, lạc mất chân truyền mà kinh Kim Cang Đức Thích Ca đã cảnh tỉnh là tà đạo, dẫn đến có hành vi “lừa dối dân”, gây thêmtội chướng chỉ gần Diêm Vương, chứ làm sao gần Phật được! Tóm tắt lối tu cũ lỗi thời ấy, phải cần được chấn chỉnh trở lại cho phù hợp với pháp vô vi mà Đức Thích Ca và các Tổ tương truyền bằng một phương pháp thích hợp nhất thời đại Mạt pháp hiện nay. Đức Huỳnh Giáo Chủ lâm phàm cũng vì sứ mạng đó. Đề xướng một pháp tu vô vi theo ý nghĩa chân truyền của Đức Thích Ca, bao gồm cả Ngũ Thừa Phật Giáo: Nhân, Thiên, Thính văn Duyên Giác, Bồ Tát… có thứ lớp rõ ràng khế Cơ, khế Lý từ vãn hồi Nhân thừa đến xương minh Bồ Tát thừa, bằng tôn chỉ Tổng hợp “Học Phật Tu Nhân” có nghĩa là: Học tu theo Phật từ nền tảng của Đạo Nhân vững chắc. Không phải chỉ tu nhân (Khổng Giáo) đơn thuần như tt.huệ cố tình chỉ trích. - Cũng ở trang (36) do chủ quan tà kiến tt,huệ hiểu sai danh từ “Cảnh Tây Thiên” qua 10 câu giảng Cơ của Đức HGC nói về 3 kết quả lợi ích khác nhau của sự niệm Phật, rồi y nặng lời phê phán phạm thượng, chứng tỏ y không hiểu rõ về văn tự và kinh pháp lắm. Như danh từ “Tây Thiên” hay “Tây Thiên Trúc” tt.huệ dựa vào truyện Tây du cho rằng Tây Thiên là Ấn Độ .. - Trong Tự điển Hán Việt và PHTĐ của Đoàn-Trung-Còn giải rõ Tây Trúc, Tây Thiên trước, Tây Thiên, Tây Phương Cực Lạc đều đồng nghĩa chỉ về thế giới Cực Lạc của Đức A Di Đà Phật. Trong Tây Du Ký mượn từ Tây Thiên Trúc này để tôn xưng cảnh Đức Phật Thích Ca hoằng đạo, chứ từ này không phải nguồn gốc từ quan niệm dân Trung Hoa. Còn ý nghĩa 10 câu giảng của ĐHGC được chia thành 3 khổ thơ có ý nghĩa riêng biệt nói lên lợi ích khác nhau của sự niệm Phật mà hành giả tu Tịnh Độ theo PGHH sẽ được hưởng theo mức độ Tu tập khác nhau của từng tín đồ. Khổ I:“Cảnh Tây Thiên báu ngọc đầy lầu Rán tu tỉnh tìm nơi An Dưỡng Kẻ hiền đức sau này được hưởng Phép thần linh của Đức Di Đà Lại được thêm thoát khỏi Ta bà Khỏi luân chuyển trong vòng lục đạo.”Có nghĩa là cảnh Tây Thiên có nhiều lầu đài bằng châu báu. Khuyên chúng sanh rán tu tỉnh để về đó an dưỡng học đạo. Ngài còn cho biết người hiền đức chân chánh sẽ được hưởng sự gia hộ bằng phép thần thông, linh diệu của Đức Di Đà phóng quang nhiếp hộ để được bình an, thanh tịnh trong lúc tu hành, ngoài ra khi lâm chung còn được Ngài tiếp dẫn về cảnh ấy chứng quả Bồ Tát bất thối khỏi luân chuyển trong lục đạo luân hồi. Đó là kết quả cao nhất.Tiếp theo Khổ thứ 2 gồm 2 câu: “Đức Diêm Chúa yêu người hiền thảo Trọng những ai biết niệm Di Đà”.Có nghĩa là: Hành giả chưa đủ điều kiện vãng sanh mà biết hiếu thảo và niệm Phật chơn thành nếu chết thì vẫn được Diêm Chúa trọng mến không hình phạt mà còn nâng đỡ thưởng ban về nơi cảnh giới an lành khác để hưởng phúc lạc xứng công niệm phật. Khổ thơ 3 gần 2 câu: “Lại được gần bệ ngọc Long Xa Coi chư quốc tranh giành châu báu…”Nếu không đủ tiêu chuẩn vãng sanh hoặc đủ tiêu chuẩn mà còn sống (vì về thế giới Cực Lạc phải lâm chung) thì được gần chúa Thánh đời Thượng ngươn mà xem cảnh tranh giành châu báu của cường quốc lớn nhỏ năm châu, trước ngày Thiên định lập lại Thượng ngươn (như lời sấm cơ ĐHGC cho biết) Vì là kẻ tâm trí đảo huyền, không tin thiên cơ, sấm ký nên với 10 câu thơ đơn giản về từ ngữ như vậy mà cũng không hiểu rồi hủy báng đấng Phật Thần cho nặng thêm tội chướng thật đáng tội nghiệp một kiếp làm người! - Trang (37) luận về tu vô vi: tt.huệ chỉ trích 2 câu giảng khuyến cáo của Đức HGC khuyên sư vãi sửa cải lối tu hình tướng, âm thanh, để trở lại cách làm vô vi trong nhà Thiền cho tâm tánh sớm được nhiệm mầu: “Khuyên sư vải mau mau cải hối Làm vô vi chánh đạo mới mầu.”Vì thuộc phái hữu vi nên y chẳng lĩnh hội được ý nghĩa vô vi mà lầm tưởng “làm vô vi” của Lão, Trang. Theo văn cảnh của 2 câu này là: Đức HGC muốn cảnh tỉnh cách thờ phượng hữu hình tượng cốt, lạm dụng nhạc khí và các hình thức: Lầu phướng, xá hạt, xâm, quẻ và cách tụng đọc rền vang, thất lạc chân truyền, khiến đồ chúng lầm tưởng đạo Phật Đức Thích Ca ngày xưa là thế. Nên nghĩa của chữ “làm vô vi” ở đây có nghĩa là làm cho sự thờ phượng, sinh hoạt tu hành đơn giản bề ngoài mà nhắm vào nội tâm yên tĩnh để tìm kiếm chơn tâm mầu nhiệm của mình. Không có gì để y phải buồn cười ngã mạn. Riêng về 2 câu: “Tu vô vi chẳng cúng chè xôi Phật chẳng muốn chúng sanh lo lót”Đây là cách khuyến nhắc vô cùng thực tế và thẳng thắn, về một thói quen cúng chè xôi trong hầu hết chùa chiền ở Việt Nam, lệ này cũng được bày biện từ thời Sư Thần Tú. Khiến hiện nay đa phần phật tử hay dân chúng đều có suy nghĩ máy móc rằng: Đi cúng chùa tất có ăn chè xôi, hoặc phải đem cúng chè xôi. Đi cúng Đình tất có nhậu rượu thịt, hoặc đem cúng rượu thịt. Lại khi cúng chè xôi người ta thường kèm theo sự nguyện cầu tha tội hay ban hước nọ này mà lần hồi quên rằng tội phước do mình khởi tâm thiện ác, rồi đinh ninh ỷ lại có cúng chùa hết tội mà chẳng chuyên chú ăn năn cải sửa tâm mình, như đa phần Phật tử hiện nay đang chịu tai tiếng: “Bước vào chùa thấy Phật lạy dài Lui khỏi cửa ra tay cấu xé” Hoặc: “Đi chùa ai cũng đi chùa Cầu đời hết chín cầu tu một người.”Để bảo thủ lối tu hình tướng tt.huệ cho rằng: “nên làm tất cả nhưng chẳng để tâm chi phối. Nếu bỏ hết thì tu cái gì?” Cách hỏi này thật quá ngây ngô, nếu tu cần có đối tượng bên ngoài để nương tựa một cách rườm rà hào nhoáng, tất phải quên cả việc trau sửa tâm trí để tìm kiếm chân tánh của mình. Dĩ nhiên để đổi khác cách tu tướng thì “Học Phật tu Nhân” phải đề xướng cách tu vô vi từ nghi thức thờ phượng đơn giản, không xây chùa lớn cốt Phật, không cúng chùa chè xôi và bất cứ món gì trên bàn Phật ngoài bông hoa, nước lã, nhang. Niệm phật và cầu nguyện thầm, tu không cần khoe khoang trình độ, ăn mặc đơn giản….PGHH chân truyền hoàn toàn vô vi trong nghi thức, và rèn luyện phước huệ nơi tâm cũng rất âm thầm, chỉ tùy thời mà dấn thân hành Đạo. - Tiếp theo trang (40) kiêu sinh tt.huệ có thái độ hết sức thô thiển, đã vô cớ mạ lị Đức Giáo Chủ PGHH bằng ngôn từ cực ác và xem khinh tất cả tín đồ PGHH bằng lời lẽ thậm khinh, mạt xác. Đáng trách nhất là y dựa vào 2 câu giảng mà Đức HGC tán dương Giáo lý của Đức Thích Ca và khuyên tín đồ, Phật tử tìm kiếm chân tánh của mình. “Đạo Thích Ca nhiều nẽo cao sâu Hãy tìm kiếm cái không mới có.”Đoạn giảng này thuần túy tuyên dương Đạo Phật chẳng đụng chạm kẻ tăng người tục nào cả. Cớ sao y cuồng ngữ, loạn ngôn, thẳng thừng bôi bác hai câu giảng diệu mầu trên là “Tư tưởng bác nhã rơm rác!”. Cái chân lý “tìm kiếm cái không mới có” này chính là mục đích cứu cánh mà ngày xưa thái tử Sĩ-Đạt-Ta phải bỏ cả đền vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, vượt cả gian nguy sinh tử, dấn thân vào rừng núi tuyết sương, khổ hạnh 6 năm trời nơi cội bồ đề để tự “tìm kiếm cái không” (chân tánh Phật vốn có nơi tâm ). Đến khi thấy được “cái không” tức là kiến tánh thành Phật. Bấy giờ thì “cái không” từ phật tánh đã hiện ra muôn vạn Sum La, rộng lớn bao trùm mười phương vạn hữu vũ trụ không việc gì không thấu suốt. Phải chăng Đức Thích Ca đã thành tựu từ sự tập trung nghị lực và trí tuệ khi đã tìm được cái không (Phật tánh) để rồi ngài có muôn ngàn thần thông diệu hữu (cái có) trong đó bao gồm tam tạng kinh mà Đức Phật đã nói ra và để lại kho tàng vô giá và chính hiện nay T.T.Huệ đang đi du học cái nơi mà xưa kia Sĩ-Đạt-Ta đã đi “tìm kiếm cái không mới có”. Để rồi ngày nay y vô ơn phản Phật cho rằng: “Người nào ngây ngô ngóc nghếch lắm mới đi tìm “cái không”. Vậy thì, phải chăng y là kẻ đã từng hại Phật khi xưa không thành nên phải trở lại phỉ báng thanh danh của Phật lần nữa? hà huống gì Thánh tăng, hay Đại đệ tử Phật mà y chịu chừa! Y còn nghịch mạng tán tận cho rằng “cái không” tư tưởng bác nhã của Đức HGC là “rơm rác”. Chỉ một đoạn tăng thượng mạn này thôi cũng đủ hồn xác bất tồn muôn thu vạn thuở rồi, mà y còn dấn thân trên con đường tà tây danh lợi bên Ấn Độ để làm gì cho phí tiền bá tánh đàn na? Hỡi ơi! “Đời lắm ma vương khuấy rối”. - Cũng ở trang (40) kiêu sinh tt.huệ tâm trí lúc nào cũng hoảng hốt sợ hãi cứ lập đi lập lại cái ý tưởng xằng xiên suốt nội dung bài luận văn tật đố lèn èn này y cứ thắc mắc rồi phủ nhận: “Phật Giáo Hòa Hảo không phải là một Tông phái Phật Giáo”. Viết câu này phải chăng y đã bất đồng chính kiến với ban Tôn Giáo chính phủ và UBTG/TG. Nếu Pháp luật Việt Nam và Công pháp quốc tế không rút lại tính pháp nhân của PGHH chắc y chẳng hài lòng. Để không phải dài dòng chúng tôi xin trả lời ngay: Phật giáo Hòa Hảo là một Tông phái PG Dân Tộc chính thống, mang đầy đủ tính luật pháp và đạo pháp. Vì trên thực tế từ 1939 đến nay, đạo này đã có một vị Giáo chủ hoát nhiên Đại ngộ thấu rõ huyền cơ, có một nền giáo lý tổng hợp ngũ thừa PG nối theo lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni, luôn xiển dương chánh pháp vô vi. Đặc biệt là Đức Giáo Chủ PGHH có một đời sống phạm hạnh, trong sạch gần giống Đức Thích Ca là: “Không chùa, không nhà, không tài sản riêng tư, không thường trú một nơi, xem bốn phương là nhà, không sở hữu thừa kế cha mẹ… lại có số lượng tín đồ hơn 7 triệu góp phần lớn lao cải thiện tệ đoan xã hội, gìn giữ thuần phong mỹ tục, thực thi lợi ích từ thiện cải tạo xã hội, thúc đẩy và cải cách nông nghiệp, trước đây còn có công cùng với UBHCKCNB tham gia kháng Pháp. Một nền tôn giáo kết hợp đời đạo liên quan hài hòa hữu ích như thế rất đúng với mong muốn của Đức Thích Ca. Trái lại điều lạ lùng nhất VN là Đất Nước có truyền thống Phật giáo lâu đời mà không thấy chùa nào noi theo pháp tu vô vi của Đức Lục Tổ Huệ Năng, một vị Sư tổ có ấn pháp truyền thừa chính tông rất đáng tôn kính và sùng ngưỡng. Phải chăng đã bỏ sáng theo tối? Tiếp theo (40) cả một tập luận văn dầy cộm 57 trang thiện-huệ viết duy nhất một câu đúng “Đức Huỳnh Giáo Chủ không phải là một phật tử” vì ngài đã thành Phật từ lâu. Căn cứ theo bài viết của Hoài Dân qua cuộc phỏng vấn 2 vị khách. Khẳng định Đức HGC là một vị Phật (sinh nhi tri) chỉ vì đại nguyện mà thừa sắc chỉ lâm phàm cứu độ chúng sinh, là đấng cha lành của tất cả phật tử, tăng ni, tín đồ chân tu… các giới, vì ngài có trí vô đắc của người hoàn toàn giải thoát. Thế nên, cũng không có gì lạ tại sao có người dám chống lại ngài, ma luôn chống Phật là lẽ thường, ví như đứa con ngỗ nghịch chống lại cha mẹ hiền đức đấy thôi. Nhưng cha từ bi vẫn thương và lo lắng chỉ dạy thẳng lẽ chánh tà, chơn ngụy, Ngài nhắc lại thường xuyên trong giáo lý của ngài theo tấm lòng thân thiết cha con: “Khuyên tăng đồ cùng các tín đồ Nghe cạn lời chớ có mờ hồ Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo.” “Coi tâm kệ làm theo mới trúng Kẽo lạc lầm lắm bớ tăng đồ.” - Trong (41) kiêu tăng tt.huệlại hoài nghi Đức HGC không phải là đứcphật Di Lặc lâm phàm. Đó là tùy cơ duyên và trình độ nhận xét của cá nhân. Chứ căn cứ theo huyền ký di ngôn của Đức Thích Ca: Đến cuối đời mạt pháp, tức hạ ngươn hạ, chánh pháp của ngài bặt truyền do tà giáo hữu hình pha trộn, nhiều người tu mà không người đắc đạo, phạm giới phá trai, phần lớn tâm tánh hướng ngoại lai căn, cố chấp văn tự thế gian, tham đắm ngũ dục… Rất ít bậc chơn tu còn nương tựa chánh pháp vô vi, nghiêm thủ qui giới, nhẫn nhục tìm cầu chân tánh, lạc đạo an bần, xã thân tu tỉnh. Khi sự thối nát trong giới tu hành không phương cứu vãn, thì địa cầu phải đổi vỏ thay da, rửa sạch cặn bả trần gian, các Đức Phật Tiên Thần Thánh sẽ dùng pháp mầu lập lại Thượng ngươn, Đức Di Lặc sẽ xuất hiện làm Giáo chủ Ta Bà thay Đức Thích Ca Mâu Ni. Cũng vẫn dựa theo kinh Phật giải thích tiếp. Hiện nay Đức Di Lặc đang ngự ở cung Đâu Suất là một Đại Bồ Tát bổ xứ (nghĩa là chỉ một kiếp nữa sẽ hoàn mãn quả phẩm Như Lai). Nếu suy luận từ Huyền ký của Đức Thích Ca, thì hiện nay chánh pháp của ngài cả ngàn năm không có tăng sư liễu nghĩa đắc đạo giải thoát, các tệ nạn trong giới Thiền lâm ngày càng tồi tệ như đã kể trên. Đặc biệt nhất là “điềm dữ” xuất hiện ở Học viện PGVN, bằng một hiện tượng quái lạ nhất là tăng chúng phỉ báng Phật Thần, lập lại vết nhơ Phật giáo đời Đường. Chánh pháp Phật không bị diệt bỏ trong văn tự, ý nghĩa mà bị cạn kiệt trong lòng của kẻ dối tu tật đố. Tất nhiên Đức Di Lặc sẽ cùng với các vị chơn Tiên lâm phàm cứu thế, độ dân để hoàn mãn quả vị Như Lai thừa ngôi Giáo chủ. Thế nên từ nữa thế kỷ 19, *1806-1856 Đức Phật Thầy Đoàn Minh Huyên lâm phàm mở đạo BSKH tiếp đến Phật Trùm, Đức Bổn Sư, ông Sư Vãi bán khoai cuối cùng 1939 Đức Huỳnh Giáo Chủ mở đạo PGHH và sau 73 năm vẫn không có thêm giáo chủ mới. Nếu luận giải có chút cơ huyền thì tất cả những vị trên đều chỉ là chơn linh của một vị Phật lâm phàm. Vậy theo di ngôn của Đức Thích Ca thời kỳ nầy chỉ có Đức Di Lặc lâm phàm hoặc bằng hiện thân hoặc bằng hóa thân, hay báo thân để chuẩn bị cho đời Thượng ngươn Thánh Đức, chứ không ai khác! Và Đức Huỳnh Giáo Chủ là kiếp chót, như vậy ngài sẽ trở lại để hoàn thành sứ mạng và hoàn mãn quả vị Như Lai. - Trang (42) Đến đây tôi cũng khá kiên nhẫn rược đuổi những ý tưởng thoái hóa của người gàn dỡ hạng nặng. tt.huệ này thần kinh chắc có vấn đề, y tiếp tục phê phán cách chữa trị huyền diệu của Đức Huỳnh Giáo Chủ, y vốn dĩ sẵn tánh tự mãn cộng với kiến thức khoa học bị nhồi nhét một chiều quá khích khiến y nhận định mỗi việc mỗi sai và đầy mâu thuẫn tật đố. Là người được Đàn Na nuôi dưỡng mà không toàn tin lời dạy của Phật, lại đem kiến thức trần tục vụn về phê phán hiện tượng siêu hình, huyền cơ Phật pháp. Nếu dùng kiến thức đời thường làm sao tin được cảnh giới Cực Lạc là có thật theo lời tuyên thuyết của Phật Thích Ca, hoặc làm sao thấu được sự diệu dụng của Bồ Tát trên chiếc đò Lục Độ…Trong lịch sử Phật giáo biểu hiện trong Tam Tạng việc huyền cơ Đức Thế Tôn và các Tổ đã giảng giải và diệu dụng rất nhiều. Chẳng hạn Đức Thích Ca dùng thần thông hiện ra cảnh giới Cực Lạc cho Đức Di Lặc và Đức A Nan Đa cùng Thánh chúng nhìn thấy, có lúc ngài hiện thân đến cõi trời Đao Lợi thuyết pháp cho Hoàng hậu Ma gia; có khi xuống cõi Diêm Cung thuyết kinh Thập Thiện… Ngài Sơ tổ Đạt Ma tịch diệt đã được thổ táng cẩn thận, vậy mà sau đó Ngài dùng cành lao qua sông… Mục Kiền Liên thân hành xuống Địa ngục thăm mẹ. Nếu đã tin lời Phật thì phải hiểu diệu dụng của thần thông là vô biên được các Ngài thiện dụng trong cơ hoằng pháp độ sinh. Đức Huỳnh Giáo Chủ là đấng siêu phàm đã được chứng minh nhiều ở phần trước, thì việc dùng diệu dược Tiên gia độ bệnh dịch và bệnh nan y có gì lạ lẳm, y thuật thần kì ấy dẫu lương y học vị cở nào cũng không làm được, đừng nói hạng phật tử hay tăng, ni còn tật đố quì lạy còn chưa kịp đừng tính đến việc gàn dỡ phê phán. Y đã sai lầm khi cho rằng “Người học Phật không dùng, hoặc không thể dùng huyền diệu Tiên gia”, nên nhớ Tiên gia thuộc Thiên thừa trong Phật giáo đạt đến Ngũ thông, và sự tu luyện của các Tiên gia ấy, loại kiêu sinh như y vô lượng kiếp nữa cũng không có duyên biết được. - Trang (43) ở trang này tt.uệ quay sang dùng thuật diễn Kinh làm cho Phật phải chịu “oan ức ba đời”. Y đem “Tăng chi bộ kinh I” ra để so sánh tà chánh theo lời dạy của Đức Thích Ca rồi gắn ghép xằng xiên cho mang tội… lời Phật cảnh giác cho chúng ta rất đúng. Phật nói: “Các pháp bất thiện, bị người hiền trí chỉ trích, nếu thật hành sẽ đưa đến bất hạnh đau khổ, các vị phải bát bỏ…” Vậy xin hỏi: Ngôi chùa Phú Thạnh Châu Đốc của y ở để tu học thuộc phái Bắc Tông Thần Tú hay phái Nam Tông Lục Tổ Huệ Năng. Và cách thờ phượng cùng những loại mõ chuông lầu phương, xá hạt và những pháp khí inh ỏi đó do Thần Tú khởi xướng từ đời Đường hay do đức Huệ Năng truyền dạy vào thời ấy? Nơi ấy có điều nào noi theo lời dạy của Phật không, khi xưa Đức Phật bảo tu theo hình tướng âm thanh…trong quyển kinh nào? Và cách xuyên tạc vu khống trịch thượng của y suốt trong bài luận văn tội lỗi trên nhằm bôi nhọ PGHH là kiêu sinh tt.huệ đã theo lời dạy quyển kinh nào của Phật? Hay ma tà đã dìu dắt cho y? Tập “luận văn đọa tam đồ” này, đã được nhà hiền trí nào thừa nhận không? Ngoài 2 chữ ký của hội đồng Học viện PGVN khóa IV, để tới đây trở thành “một chứng cứ tội phạm” có xác nhận không thể chối cải được trước cộng đồng Phật Giáo trong và ngoài nước? Và khi đã được y “thực hành” và hội đồng HV/PGVN “chấp nhận” ký tên. “Đúng như Kinh Tăng Chi Bộ I” đã viết chúng sẽ đưa đến bất hạnh, khổ đau thì quả thực, này các vị kalamas, chư vị phải bát bỏ chúng…” Nay quả đúng như lời Phật đã nói trong “Tăng bộ kinh I” y và bậc thầy đáng kính của y ở HV có “bất hạnh” và “đau khổ” khi hồ sơ phạm tội đó đã lọt vào tay của tín đồ PGHH trong và ngoài nước? “Gậy ông lần này nhất định phải đập lưng ông!” Tiếp theo tt.huệ lại diễn nghĩa: Phật dạy tiếp trong Kinh Tăng Bộ I “Nhưng này các vị Kalamas, khi nào chư vị biết rõ các pháp này lợi ích, các pháp này không có lỗi lầm, các pháp này được các người hiền trí tán thán nếu được thực hành và chấp nhận chúng sẽ đưa đến lợi lạc, hạnh phúc thì này các vị Kalamas các vị hãy chấp nhận chúng và an trú trong ấy…” Xét thấy với 5 phẩm kinh tổng hợp Ngũ thừa PG đã được Đức Huỳnh Giáo Chủ tinh chọn trong Tam Tạng giáo hải được tuyên đọc tuyên viết bằng Thánh ngôn Thần bút, một chân truyền chánh pháp vô giá được truyền bá từ 1939 đến nay đã lan rộng khắp hoàn cầu và đã được hầu hết các nhà hiền trí, học giả, triết gia, sử gia….các chơn tăng, hiền tăng tôn túc và các vị chức sắc, và lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo khác cùng những trí thức tây học, đông học đều hết lòng tán dương khen ngợi. Đặc biệt viện trưởng viện Phật học Lý Trần (Hoa Kỳ) T.S Lê Hiếu Liêm viết một tác phẩm giá trị tán than với tựa đề “Đại Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ; và Thánh danh của Đức Huỳnh Giáo Chủ được quyển Đại tự điển Quốc tế tôn danh Ngài là triết gia Việt Nam…. Thế đủ biết giáo lý PGHH mang đến lợi lạc và hạnh phúc rộng lớn biết chừng nào!. Vậy giáo lý PGHH phù hợp với sự khuyến khích của Đức Thích Ca khi xưa: “… Này các vị Kalamas các vị hãy chấp nhận chúng và an trú trong ấy. Lành thay!” - Trang (43) Càng về sau tt.huệ này càng tỏ ra bất kính, chống báng cả Đức Thích Ca và Tam Giáo. Y dùng từ “Tôn giáo pha tạp” để chỉ trích PGHH. Trong khi Giáo lý PGHH đã tổng hợp và tinh chọn các pháp tối diệu trong Ngũ Thừa Phật Giáo mà Đức Thế Tôn đã dạy trong Tam Tạng kinh. Nếu nói sự tổng hợp Ngũ Thừa và chấn hưng Tam Giáo là pha tạp phải chăng y đã phỉ báng 3 nguồn triết lý tinh hoa trí tuệ của Phật, Tiên, Thánh. Kiêu sinh đã “quá quắc” khi ngông cuồng tuyên bố ngớ ngẩn rằng PGHH không phải là Tông phái Đạo Phật, có lẽ chỉ có Sư Thần Tú là chí thánh của y mà thôi ! - Trang (44) Từ đầu chí cuối kiêu sinh T.Huệ thường trích kinh của Đức Thích Ca để giải thích lệch lạc cho thành ma thuyết rồi xuyên tạc phỉ báng PGHH. Đến trang này y dẫn chứng kinh pháp Hoa viết: “Phật ra đời vì đại sự nhân duyên: “Khai thị tri kiến phật”– Giúp chúng sanh “tỏ ngộ tri kiến phật” – Để cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến phật”. Tất nhiên Đức HGC là Phật lâm trần cũng bằng 3 loại nhân duyên như phật Thích Ca nào khác. 1. Vì thấy đạo Phật ngàn năm rạng tỏ của Đức Phật nay đã bị phái hữu hình bày chè xôi, lầu phướng trống phách, tượng cốt hữu hình làm cho suy đồi chánh pháp vô vi. Ngài nhận sắc chỉ lâm phàm dùng Ngũ Thừa chánh pháp của Phật chỉ rõ chỗ tà, chánh, chơn, ngụy, đúng sai để chúng sanh bỏ tà qui chánh. Đấy chính là “Khai thị tri kiến Phật” 2.Khi chúng sanh hiểu rõ chánh tà ngài đem chánh pháp Ngũ Thừa PG từ nhân Thiên Chí đến Phật thừa cho kẻ trí cùng người ngu đều hành đạo được từ thấp lên cao bằng phương pháp vô vi kết hợp Thiền, Tịnh, phước, huệ bằng tông chỉ học tu theo Phật từ nền tảng vãn hồi Đạo nhâ vững chắc. Đã khiến chúng sanh nhận ra được chánh pháp vô vi cao quí của Thế Tôn xưa kia hoàn toàn khác hẳn lối tu sắc tướng âm thanh của người Thần Tú.Đó cũng chính là cách “Tỏ ngộ tri kiến Phật” 3. Do ĐHGC đã khai thị tri kiến Phật , nhờ đó chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật nên trong quá trình hành đạo chuyên cần tín đồ PGHH .