NHÂN NGÀY KỶ NIỆM ĐỨC THẦY THỌ NẠN Cứ theo chu kỳ, mỗi năm gần đến ngày lễ kỷ niệm Đức Thầy vắng mặt (thọ nạn) bởi biến cố Đốc Vàng lòng tôi rất lo sợ có chuyện không ổn xảy ra. Xét phận tín đồ, nếu không ưu tư về việc Đức Thầy xa vắng mà hành động cái vì đó cho cụ thể qua lời dạy dỗ tôi nghĩ là còn thiếu trách nhiệm với Tôn giáo và Tôn sư, nhưng ở vào thời kỳ mất tự do về tự do tôn giáo thì khó mà làm tròn trách nhiệm, bổn phận. Người hành đạo có thể không dựa vào ai hay hoàn cảnh, thời gian, cốt yếu là tu ngay trong tâm, nhưng vai trò Tôn giáo thì khác hơn, phát triển dựa trên cơ bản tiềm lực quốc gia và sự ổn định chính trị. Trách nhiệm với Tôn Sư là phải chăm chỉ học và hành theo giáo lý. Tổ Quốc Trên Hết. Tôn giáo được phát triển vững và mạnh cần có sự ổn định chính trị và tôi nghĩ những người trong bộ máy nhà nước cấp cao cần phải ổn định chính trị ngay trong tâm tư mình, nếu như lòng không ổn định chính trị mà trị người cái kiểu tùy thích thì trong nước dễ sanh ra giặc sẽ không tốt cho tiền đồ. Công dân của một quốc gia có hay không ở vai trò đất nước, quan chức hay thường dân phải chung tâm trạng bảo bọc gìn giữ sự nghiệp của Ông, Cha, theo như Đức Tôn Sư Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) nói: “Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm” và câu: “nước mất thì nhà tan, cơ sở của đạo cũng bị lấp vùi”. Tình trạng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của tổ quốc bị Trung Cộng xâm chiếm, quan chức trong vai trò nhà nước ngồi mà nhìn. Nhân dân lo lắng đến diễn cảnh mất nước bởi sự bành trướng của Trung Cộng đã gởi kiến nghị với quan chức cấp cao ta kịp thời giải quyết ngăn chận sự lây lan xâm lấn của Bắc Kinh. Nhiều ngư dân Việt Nam bị Trung cộng giết chết hoặc bắt đòi tiền chuộc giá cao mà quan chức ta cứ việc tỉnh bơ. Hiện trạng lạnh lùng nầy đã làm nhức nhói con tim những người yêu Tổ Quốc và đồng bào cốt nhục, đứng lên chống Trung Cộng thì Việt Cộng không cho. Công dân nào gánh nặng lòng yêu tổ quốc trên vai không vì vất vả khó khăn việc chống ngoại xâm mà buông bỏ giữa chừng; sự vấn thân bước qua giai đoạn thách thức bằng nhiều người yêu Tổ Quốc bị bắt đi tù. Cho dù nhà nước Việt Nam có bóp méo sự thật đẩy đưa lòng yêu nước của họ đến sự gán ghép những tội danh khác như “Lợi dụng quyền tự do dân chủ…, gây rối trật tự an ninh, chống người thi hành công vụ…” mà báo đài thổi phồng không mấy người tin đó là sự thật. Đa số người dân biết vụ việc xảy ra không như sự buộc tội của các quan tòa nhưng không dám nói ra theo cách phản biện luận chứng, trong tâm họ có ấn tượng tốt về những ai biểu tình chống Trung cộng xâm lấn lãnh hải và đặt tên chung cho các vị ấy một cách danh dự: Những nhà yêu nước, cụ thể hơn câu nói chống, gây rối của phía quan chức nhà nước. Chính vì dân biết sự thật không phải như báo đài là tư tưởng đã có một nhận xét đúng đắn, từ nhận thức đúng dần dần sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần để tương lai gần dẫn đến một hành động đúng. Từ đó, hễ càng ngăn cấm lòng yêu nước của nhân dân trước hiểm họa mất nước bởi Trung cộng thì trong dân có thêm lòng yêu nước, người yêu nước mới vào cuộc. Các quan cũng nói rằng mình yêu nước hơn dân thường, thái độ im lìm trước sự xâm lấn lãnh hải của giặc phương bắc cũng là một cách yêu nước sao? Thôi cứ cho là vậy, nhưng nếu có người yêu nước khác cách với mình thì phải thông cảm cho chứ! bắt bỏ tù hay giết chết họ không phải là hết chuyện. Người ta vì tổ quốc đứng lên hô hào “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam” đưa họ vào khung “gây rối” hay “Chống người thi hành công vụ” thì thật bất công và kiểu nói năng như vậy rất là nhảm nhí. Trước uy quyền của nhà nước đáng lẽ sẽ làm ai cũng sợ mà thôi đi cái lòng yêu nước để đừng bị buộc tội Chống, gây rối… đi tù, nhưng con số những nhà yêu nước mỗi lúc tăng nhanh, giờ có bắt họ bắt cũng không xuể. Yêu Cầu của Tôn Giáo. Hiến pháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đề Tự Do Tôn Giáo nhưng đưa một người không có tôn giáo, Ông Nguyễn Tấn Đạt lại là một quan chức trong bộ máy nhà nước với nhiều chức vụ và là dân biểu quốc hội được sắp ở cương vị phó hội tưởng thường trực Ban Trị Sự (BTS) Trung ương Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH). Một nền đạo phát xuất từ giữa lòng dân tộc lại giao cho một người không có đạo và phe nhóm họ cai quản thì hết sức là ngược ngạo và vô lý. Một số khác trong BTS có đạo nhưng đồng thời có đảng và có chức vị trong bộ máy nhà nước cấp địa phương điều hành bộ máy giáo hội đi ngược tính dân chủ của nhân dân và hiến chương Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo. Đi ngược tính dân chủ trong bầu cữ ứng cữ chức sắc giáo hội không ai trong đạo chấp nhận. Nhưng nếu chức sắc trong giáo hội có tham gia chính quyền đã được tín đồ bầu chọn và làm tốt các sinh hoạt tôn giáo, vì nhu cầu cho sự phát triển tôn giáo tín đồ có thể không nề hà người đó là ai, quan trọng là người đó có làm gì ích lợi cho đạo không, cân bằng sự lời lỗ được bao nhiêu, mất bao nhiêu, mất những gì, được những gì? Nếu các Ông làm mất cả con trâu mà được lại con gà con vịt người tín đồ sẽ không đồng ý cho các Ông làm được mất cái kiểu đó đâu. Tài sản của giáo hội PGHH tiền nhiệm trước năm 1975 đã có đủ dùng cho tín đồ đã mất ngót 38 năm qua các Ông không tìm lại được. Nói từ “tìm lại” cho nhẹ căng thẳng chứ thật ra có mất húc đi đâu mà tìm. Tài sản của PGHH lúc nào cũng sờ sờ ra đó trong tay của nhà nước các Ông không dám đòi lại đặng dùng, ở địa phương hễ có lễ tôn giáo các Ông cứ đi hỏi mượn nhà đồng đạo treo bảng BTS dựng lễ một cách sơ sài. Giáo hội tiền nhiệm hoạt động có 3 ngày đại lễ, sinh hoạt rất tốt và vững mạnh. Sự tốt đẹp đó giờ thì phôi pha bởi qua một chế độ mà chính sách đã không cho PGHH có 3 ngày đại lễ, chỉ còn 2 ngày thôi. Tín đồ không đồng ý việc mất hai còn một thì các Ông vội vàng ra hiến chương giáo hội PGHH không chấp nhận tính lịch sử ngày mất tích của Đức Thầy. Nhiều đồng đạo đã chết và tù tội chỉ vì không muốn để quên ngày kỷ niệm nầy. BTS soạn hiến chương, ra thông bạch phủ nhận lễ ngày 25 tháng 2 của tín đồ PGHH cũng có nghĩa là kế sách để đưa những tín đồ quyết tâm bảo vệ tính lịch sử của đạo vào tù. Thật tình thì, trách BTS cũng thật là tội nghiệp, vì BTS của các vị chỉ như quân cờ trong một bàn cờ, bất lực chuyện ăn hay thua, giao mạng mình cho tay cờ điều khiển, không trách bởi vì thương mà nói vậy chứ đáng lẽ là các vị ấy không nên làm quân cờ trong một bàn cờ cho người ta đi những nước có hại cho đạo giáo và đạo đức của chính bản thân. Anh hiền cỡ nào, danh vị cỡ nào mà cấm người ta sinh hoạt đạo giáo, không chấp nhận ngày lễ của một tôn giáo phát sinh từ lòng dân tộc đã đi vào lịch sử sẽ không cảm được ai đâu. Lễ 25 tháng 2 âl của người tín đồ PGHH là khơi niềm nhớ về Đức Thầy và cầu nguyện sẽ không động phạm vì đến vai trò nhà nước không ảnh hướng đến an ninh chính trị, BTS nhà nước không cho bởi vì mặc cảm lâu đời của một số vị “trên trước” các Ông thôi. Nguyên Văn Bức Thư từ Biến Cố Đốc Vàng của Đức Huỳnh Giáo Chủ “Ông Trần văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ Tôi vừa hội hiệp với Ông Bửu Vinh bổng có sự sự biến cố tôi và Ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân còn điều tra. Trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay bị mưu sát thì các Ông đừng tin và đừng náo động. Cấm chỉ đồn đãi cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân tại chỗ, sáng ngày tôi sẽ cùng Ông Bửu Vinh điều tra kỷ lưởng rồi về sau. Phải triệt để tuân lịnh”. Biến cố Đốc Vàng, Ông Bửu Vinh chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp âm mưu ám hại Đức Thầy, chuyện ấy đã đi vào lịch sử, tín đồ ai cũng biết. Nhưng để cứu Ông, ngay sau cuộc biến cố Đức Thầy đã viết một bức thư gởi về cho hai Ông Trần văn Soái (năm lửa tướng tư lệnh PGHH) và Ông Nguyễn Giác Ngộ thì Ông Bửu Vinh không phải là thủ phạm gây ra biến cố qua văn tự chứng minh “Tôi vừa hội hiệp với Ông Bửu Vinh bổng có sự sự biến cố tôi và Ông Vinh Suýt chết”. Như vậy Ông Bửu Vinh cũng đồng trong sự “suýt chết” với Đức Thầy thì sự ám hại phải là kẻ thứ ba. “Nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay bị mưu sát thì các Ông cũng đừng tin và đừng náo động… sáng ngày tôi sẽ cùng Ông Bửu Vinh điều tra kỷ lưởng rồi về sau”. Nhưng chờ đợi cái chuyện “sáng ngày tôi sẽ cùng Ông Bửu Vinh…về sau” là không có đối với Đức Thầy. Đức Thầy đã cứu Ông Vinh ra khỏi cái tội mưu sát bằng giấy trắng mực đen, đồng thời biến Ông ta thành người bị hại để được dân chúng thương yêu hơn là bị ghét “Tôi và Ông Bửu Vinh suýt chết”. Thế mới biết, Đạo Phật là đạo Từ Bi, chỉ có thương yêu chứ không thù hận, vì từ bi là không có kẻ thù, như lời dạy của Ngài: “Đừng thù kẻ nghịch thêm thừa Mở lòng rộng rãi lọc lừa đàng ngay”. Đức Thầy không muốn có mối thù truyền kiếp vì sự vắng mặt của Ngài, nếu tín đồ giận lên mà xô sát với phía Bửu Vinh sẽ làm suy yếu tinh thần quốc gia trước quân chinh phạt Pháp đang dày xéo quê hương. Theo lý mà nói Ông Bửu Vinh và miêu duệ của Ông phải tạ ơn Đức Thầy vì rửa được nhục âm mưu sát hại nhà ái quốc chân chính và là vị Giáo chủ của một Tôn giáo có đông quần chúng ủng hộ. Tiếc thay phía Việt Cộng luôn luôn đào hố sâu ngăn cách với PGHH, Đức Thầy tạo sự vắng mặt bằng để lại trong lịch sử giấy trắng mực đen một chiếc cầu nối làm liền đường Việt Cộng và tín đồ PGHH đồng bị hại “suýt chết” mà thương yêu nhau, nào ngờ phía Việt cộng không có thiện chí trên chiếc cầu nối, chỉ có cúng lễ tưởng nhớ Đức Thầy và cầu nguyện mà họ lại không cho. Sự vắng mặt của Đức Thầy. Không phải là chuyện giữa đưởng xảy ra sự cố mà nằm trong điềm báo trước của Đức Thầy. Nghe các cụ cùng thời kể lại, Đức Thầy đi “khuyến nông” thuyết pháp có cả thảy 117 chỗ, nơi nào Ngài cũng báo “sau nầy có thời gian tôi xa cách tín đồ, trong thời gian tôi xa cách không ai biết tôi ở đâu cả và chừng về sẽ về nguyên xác cũ”. Trước khi đến hiện trường xảy ra biến cố Đức Thầy hỏi bốn người cận vệ rằng: Các Ông có biết đường về Phú Thành không? Ba người trả lời không chỉ mình Ông Mười Tỷ nói biết. Ba người nói không biết đã chết trong trận, Ông mười Tỷ được sống sót trở về kể rành câu chuyện, họ đã nhả hết một băng đạn vào mình Đức Thầy, tan việc Ông mười còn núp dưới hàng cây ven kênh, Đức Thầy đốt lại ngọn đèn dầu có ý để cho Ông Mười Tỷ nhìn thấy Đức Thầy không bị hề hớn vì mà tấm vách phía sau Ngài ngồi đã bị đạn ăn xụp đổ. Ngài viết bài Án Binh Bất Động nói trên và đi vắng tới nay chưa trở lại. Cố nối vòng tay thân ái cho hai phía tín đồ PGHH và Việt cộng trước khi Ngài đi vắng, nhưng cho tới nay phía Việt cộng vẫn còn cường độ hiếu chiến luôn luôn ác cảm với PGHH. Có ý không chịu sự độ lượng của Đức Thầy về âm mưu của Ông Bửu Vinh. Cấm tín đồ trong đạo tổ chức lễ tưởng nhớ Đức Thầy và cầu nguyện Ngài sớm trở lại dìu dắt chúng sinh là không chấp nhận qua câu “Tôi cùng Ông Bửu Vinh suýt chết” thế Ông ta không phải là kẻ thứ 3 đứng sau vụ nầy, chính Ông ấy làm chuyện ác với nhà ái quốc chân chính Đức Huỳnh giáo chủ đó sao? Đời người sống đến 61 tuổi là hưởng thọ, biến cố Đốc Vàng xảy ra hồi năm 1947 đến nay là sáu mươi bảy năm, kéo dài sự ghen ghét thù hận với hai phía hiện giờ đều là người sanh sau không có trong cuộc chơi của 25 tháng 2 nhuần năm đinh hợi 1947, sao hai bên không ngồi lại để lắng nghe lời an ủi vỗ về của nhà ái quốc chân chính, Đức Huỳnh Giáo Chủ “tôi và Ông Bửu Vinh Suýt chết” người đồng cảnh mới là bạn tốt của nhau. 22/3/2014 Lê Minh Triết