"NHÌN NHẬN" Phạm Xuân Huyên Có bao giờ ta tự nhìn nhận rằng mình đã sai, sai từ trong suy nghĩ dẫn đến hành động lầm lạc đáng thương. Có bao giờ ta nhìn nhận rằng ta rồi sẽ chết những gì yêu mến gìn giữ rồi sẽ như phù vân cõi tạm. Hãy một lần ngồi lại nhìn nhận sự thật không có gì tồn tại mãi mãi với thời gian. Vì nhìn nhận là kết quả của quảng đường đời ta đi qua không có hối tiếc. Ai cũng từng lầm lỗi, sở dĩ ta sầu ta khổ bởi vì ta không dám nhìn nhận nó. Đó là điều Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo Ngài đã khẳng định: “… chẳng chịu nhìn nhận chân lý, suốt cả đời ngu muội, chỉ biết mê man theo những vật nhỏ nhen, mau tan mau rã, chỉ biết tin bướng làm càn, không tìm hiểu con đường giải thoát”. Nhìn nhận là xem xét đánh giá một vấn đề sự vật sự việc nào đó. Can đảm thẳng thắn nhìn nhận sai lầm của bản thân một cách thực tế đó là người phi thường, vì hiếm có ai dám tự cho mình là sai cả. Cùng tự suy gẫm, trên quãng đường đi của ta đến thời điểm hiện tại đã làm được gì và mất gì? Đó được xem là cuộc mốc rất quan trọng để nhìn nhận ta đã trưởng thành ra sao hay vẫn còn vụn dại. Tuổi trẻ có nhiều mơ ước đôi khi mặt kệ thế gian đi đi rồi sẽ đến. Có thất bại có thành công, biết vấp ngã thì tự đứng lên làm lại chứ đừng nằm ì một chỗ rồi chẳng biết về đâu. Hoặc cố gắng hết sức dù được hoặc không cũng chẳng phải tiếc nuối quá vì đã làm hết những gì có thể. Sự trưởng thành là ta biết nhìn nhận sự việc rõ ràng chân thật. Đường đời nhiều ngã rẽ quanh co, bản thân nên làm những gì, biết dừng ra sao, biết đúng biết sai khi ấy ta đã có bước đi thật dài, bởi vì “Chiến thắng một vạn quân không bằng tự thắng mình, tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”. Sống đúng nghĩa là biết nhìn nhận bản thân thực tế nhất. Một người học sinh, để đạt được kết quả học sinh giỏi. Phải có mục tiêu, hoàn thành tốt các bài tập thầy cho về nhà, rồi các bài kiểm tra và cho đến kỳ thi cuối năm, thì mục đích trước đó là tất nhiên. Hay bổn phận của người con cách thể hiện thế nào để trả hiếu song thân, một người công dân làm gì để trả ơn đất nước, và người tín đồ phải có trách nhiệm đáp đền ân Tam Bảo…. Mỗi bước đi việc làm suy nghĩ ta phải có nhận định chính xác mới trở thành một người tốt. Đời cũng như đạo ta vẫn sống và sinh hoạt bình thường chỉ khác nhau về tư cách mà thôi. Nhìn nhận rằng con người sống đều có lý tưởng tốt đẹp không riêng ai, quan trọng ta hành xử vận dụng vào cuộc sống ra sao. Thế gian ưa chuộng màu sắc còn đối với người tu trau sửa thân tâm. Đức Thầy cho biết “Ta kể sơ ít điều vắn tắt, Ước mong đời xét kỹ đặng tu hành. Phật từ bi đặng chữ cao thanh, Người lương thiện hưởng muôn điều hạnh phúc”. Thế gian chốn tạm nương thì không ai muốn bản thân phải đóng vai ác cho người đời khi khi miệt thị. Nên niềm vui lớn nhất của đời người là chọn đúng con đường, đúng chân lý để tu hành cho đúng cách. Để từ đó ta có quyền hy vọng một kết quả tốt đẹp sẽ đến, theo lời Đức Tôn Sư cho biết: “Phước nhiều tiên cảnh lên rày, Tội nhiều sa đọa nhiều ngày thảm thê”. Phước hay họa là do sự tạo tác khi còn sanh tiền. Khi phát nguyện tu hành qui y Tam Bảo “Qui y Tam Bảo bất đọa tam đồ”, không ai muốn nữa đường “bán đồ nhi phế”. Tuy nhiên mỗi người mỗi nghiệp nặng nhẹ khác nhau, có khi cũng nhẹ dạ non lòng mỗi gối chồn chân lãng quên lời ước vọng lúc ban đầu. Nên đừng quên lời nhắn nhủ thiết tha của đấng Từ Bi: “Chớ bỏ lời thề nơi Phật cảnh, Chớ quên tiếng nguyện chốn non xanh” Hay là: “Sống sanh ra phận râu mày, Một đời một đạo đến ngày chung thân”. Dòng đời xuôi ngược trôi qua mau lẹ có khổ có vui có thành công có thất bại. Kiếp sống con người mỏng manh lắm, rồi già, bệnh, chết luôn theo xác đe dọa ta hằng ngày. Nếu không nhận thức được đạo lý cuộc sống vốn vô thường, ta sẽ hành động theo cảm tính, gây nên nghiệp tội, sống trong nỗi sợ hãi vì tử thần sẽ đến bất cứ lúc nào. Khi nhận rõ chân lý không bao giờ dám quấy phạm tội lỗi dù việc rất nhỏ, từ đó ngày càng hoàn thiện bản thân. Đạo làm cho đời ta hạnh phúc, luôn được sống trong cảnh an yên. Người biết nhìn nhận chân lý thì tâm sẽ tốt, tâm tốt sẽ có tư duy tốt, tư duy tốt thì lời nói sẽ tốt, lời nói tốt việc làm tốt, việc làm tốt trở thành người tốt. “Địa ngục cũng tại tâm làm quấy, Về Thiên Đàn tâm ấy tạo ra. Cái chữ tâm mà quỉ hay ma, Tiên hay Phật cũng là tại nó”. Vì thế, nhìn nhận vấn đề là điều rất quan trọng, nhìn nhận một cách rõ ràng chánh đáng, chân lý cho đời sống tươi mới thanh cao, sẽ bớt đi ưu phiền vu vơ. Nhìn nhận để cải sửa hoặc phát huy điều tốt đẹp. Sống hết mình với cá tính theo nhân cách của người tu, giảm bớt sợ hãi khi nghịch cảnh đưa đến. Và Đức Tôn Sư Ngài cho biết: “Dầu cho gặp lắm hùm beo, Từ Bi vẫn niệm quyết leo khỏi rừng”. Tránh cho ta sự lầm lạc, luôn có định kiến rõ ràng khi muốn làm bất cứ việc gì. “Tu cho qua cửa Diêm Phù, Khỏi sa địa ngục ngao du Tiên đài”.