NỖI BỨC XÚC CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ PGHH Kính các bậc Chơn sư, Hòa thượng, Chư Đại đức cùng các vị Tăng, Ni, Các Thiện Tri thức Phật giáo Việt Nam... Tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, hàng cư sĩ tại gia. Bản thân tôi là nông dân tay lắm chân bùn, một người “dốt nát” học vấn không có, nên trong bài viết có khi không dụng “cam ngôn mỹ từ”, nếu xem qua có lời nào “ trái tai, gai mắt” cũng xin qúy vị bỏ qua cho kẻ dốt nát này. Thành thật cám ơn! Lời nói đầu tiên chúng tôi xin đề cập những lời sai xiểng của tăng sinh ngông cuồng Thích thiện huệ (sau đây sẽ gọi là huệ) trong tập luận văn tốt nghiệp và trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ nêu lên nổi bức xúc khi xem tập luận văn ấy... chứ chúng tôi không phân tích vì đã có rất nhiều bài phân tích, phản biện sự sai quấy ngông cuồng, lố bịch ấy rồi! Thưa chư quý vị, Giáo lý chúng ta cùng chung học một thầy, phải có lý, sự viên dung mới đúng theo giáo lý chân truyền của đức Thích Ca Mâu Ni vậy. Thế là huệ không biết lý - sự gì cả mà vội huênh hoang đem cái kiến thức phàm phu vô tri thức ra mà viết lời xằng bậy. Hắn là ai? Là một vị phàm tăng gọi nôm na là thiện huệ, tài đức không có, mà học làm tăng sinh, đó chỉ là tăng thượng mạng! Các chư Tổ sư thường nhắc nhở cho các môn nhơn đệ tử rằng: kiến tánh thành Phật. Còn huệ thì con mắt mở, con mắt nhắm, một kẻ biên kiến cũng như người mù sờ voi vậy đó? Giáo lý của Phật vô biên vô lượng, mà huệ mới ôm được chân voi lại ô hô, huệ hênh hoang là voi giống như cột đình. Nhớ lại ngược dòng thời gian, giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Hòa Hảo cùng một gốc sanh ra, xưa nay chưa từng xảy ra phiền hà gì với nhau. Đức Thầy chúng tôi có nói rằng: "Tôi là một đệ tử trung thành của Đức Thích Ca Mâu Ni". Và Ngài cũng đã khuyên dạy các tín đồ của Ngài: "Tất cả bổn đạo nên cung kính các Tăng sư tu hành chân chính. Nếu các ông ấy có dạy điều chánh lý, phải nghe lời..." Đối với chùa chiền: "...những ngày Vía của các Đức Phật, ngày Rằm hay ba mươi mình muốn đi chùa cũng tốt, đặng lễ Phật dâng hoa, không có cấm. Nếu chùa nào nghèo, hư, rách mà mình giúp đỡ được càng tốt… Khi đến chùa phải tôn trọng sự thờ phượng trong chùa, không được hủy báng…”. Biết săn sóc cảnh dà lam, trao luyện đức lành, dồi mài trí tuệ, hầu giảng dạy cho bá tánh thập phương nghe để quày đầu quy y Phật pháp, đó mới đáng là bậc chân sư đưa chúng sanh ra khỏi sông mê bể khổ không phải là một điều thiện mỹ hay sao? Chúng tôi cùng huệ cũng đồng cư như nhau, cùng tôn thờ đức Thích Tôn cũng như nhau, sao lại bài xích Thầy chúng tôi bằng lời lẽ nặng nề, xuyên tạc đủ cách và kỳ thị rất nghiêm trọng làm cho chúng tôi thật quá đau đớn! Tôn giáo PGHH ra đời đã được hơn 3/4 thế kỷ, Ngài mượn địa danh ở làng Hòa Hảo, để biểu hiện cho tín đồ của Ngài được biết là một nền đạo nội sinh, một nền đạo xuất phát từ lòng dân tộc, và lấy sự hòa hảo làm căn bản trong cuộc đời hành đạo của mình. Việc Đức Thầy chúng tôi tổng hợp dung hòa tinh ba Phật - Lão - Khổng để hình thành giáo lý Học Phật - Tu Nhân, giáo lý căn bản dạy con người làm tròn (Nhân đạo) rồi sau tiến lên Phật Đạo, đó chẳng qua là phương tiện đánh thức nhân tâm sao cho chúng sinh dễ học, dễ hiểu, dễ thực hành. “Học Phật” là học theo phẩm hạnh cao quý của Đức Phật,“Tu Nhân” cư xử hài hoà với mọi người cho nhân loại thanh bình. Nhân đạo là nấc thang thứ nhứt, Phật đạo nấc thứ nhì. Bước đầu đến không được mong gì đến nấc thứ hai; Nền móng mà không vững thì làm sao xây dựng lầu hai, lầu năm!!! Vậy mà huệ lại hồ đồ cho là vay mượn…Chơn lý chỉ có một, xin hỏi nếu huệ không giữ đạo làm người được thì làm sao tu làm Phật, làm Bồ Tát? Mà muốn làm người thì huệ làm gì? Học theo ai? Chắc là huệ học theo thầy của huệ phải không??? Vậy mà tập luận văn hồ đồ, độc địa, lời lẽ phạm Thánh đầy tội ác, lại được học viện PGVN tại TP.HCM chấm cho “đạt yêu cầu” thật là khó hiểu??? Phải chăng đây chỉ là căn “bệnh thành tích” của xã hội bên ngoài đã xâm nhập vào tổ chức tôn giáo? Hay là một cố ý có dụng ý sâu xa nào mà đã làm cho tập luận văn của huệ được nổi tiếng dữ vậy? Huệ à, tuy là tập luận văn này là bản photo nhưng cũng rất có giá trị, vì bản chính đã bị học viện (nơi huệ học) nói là hủy rồi. Đề nghị huệ đưa ra đấu giá chắc được lợi nhuận cao lắm đấy. Vì hiện nay, ngày càng nhiều người tìm đọc lắm!!! Tôn giáo PGHH của chúng tôi mới ra đời chỉ có 74 năm, mặc dù sanh sau nhưng cũng được hai chế độ ủng hộ nhiệt liệt: 1./- Việt Nam Cộng Hòa cũng chấp nhận Tôn giáo PGHH và chánh thức có được "Tư cách pháp nhân". 2./- Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (dù có nhiều dị biệt) nhưng cũng đã công nhận "Tư cách pháp nhân". Tôn giáo của vị cứu đời ra sau rốt là Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH chúng tôi; Ngoài ra, còn có rất rấtnhiều các bậc văn nho nhân sĩ, các vị giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nhà khoa học trong và ngoài nước để tâm nghiên cứu, suy khảo... xin kể vài vị như: (Trong nước) có TS.Phạm Bích Hợp và GS/TS. Phan Quang. Ngoài nước có TS. Lê Hiếu Liêm – Viện trưởng Phật học viện Trúc Lâm Yên Tử tại California Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có TS.Phạm Cao Dương, TS.Doãn Quốc Sĩ, TS.Lê Mạnh Thác, GS/TS.Phạm Công Thiện, Triết gia Kim Định và biết bao danh nhân khác... Và hiện nay tại Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu, những tác phẩm viết về Đức Thầy chúng tôi như: - GS/TS. Phan Quang- nguyên Tổng Giám Đốc đài Tiếng Nói Việt Nam, nguyên Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam. Trong tác Phẩm “Đồng Bằng Sông Cửu Long” NXB Mũi Cà Mau và Đồng Nai xuất bản năm 1994. - Tiến sĩ Phạm Bích Hợp, một người con của Bắc Bộ. Trong một công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước mang tên “Người Nam Bộ và Tôn Giáo Bản Địa (Bửu Sơn Kỳ Hương – Cao Đài – Hòa Hảo)” đã được NXB Tôn Giáo xuất bảnnăm 2007, kính phục và tán thán. Còn tín đồ PGHH từ buổi sơ khai kia cũng đã có rất nhiều vị cao đồ là Học gỉa, Bác sĩ, Kỹ sư, Luật Sư, Nho gia, Văn nhân Thi sỉ qui y theo Đạo. So với những vị tôi vừa kể trên, huệ là hạng nào trong khi viết bài “Thực chất của đạo Hòa Hảo”? Có được danh phận gì đối với đời, còn đối với Đạo, huệ nằm ở bậc nào? Đức hạnh tới đâu? Hay chỉ là một tăng đồ vô danh tiểu tốt mà dám cuồng ngôn, lộng ngữ, dùng những lời lẽ xằng bậy của một ranh tăng lợi dụng cơ hội mà mạt sát Đức Thầy và Đạo chúng tôi cho hả lòng bỉ ổi cá nhân ? Đã trãi qua nhiều thế hệ, từng lớp trí thức trong và ngoài nước đều công nhận Đạo PGHH, và ngày càng phát khai rộng khắp. Và điều quan trọng nữa là khi huệ viết bản luận văn thì Đạo PGHH đã được Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân trước đó hai năm. Hay là huệ cho rằng các ông đảm trách chuyên môn của nước nhà không đủ hiểu biết hay kiểm duyệt chưa hoàn hảo chăng? Người tu xuất gia như huệ được ở chùa, ở thiền viện sang trọng, còn hạng tu tại gia cư sĩ như chúng tôi thì ở chòi tranh, vách lá mà làm đúng theo lời chỉ dạy của Phật lại không xứng đáng là Phật tử hay sao? Cái tính tật đố của huệ đã bị ngũ uẩn che khuất tầm nhìn, nên “qua cua không thấy người ngược chiều”. Ngớ ngẩn quá xá thì làm sao mà tu hành, tạo hành được, chi bằng huệ hãy nghe lời tôi rán lạy sám hối và hãy rán mà cận kề bên những bậc chân sư để tìm chân lý Phật giáo mà lo tu học lại. Xuất gia như huệ mà không biết lo trao tâm sửa tánh, dám đi bài xích cả một Tôn giáo, thật là hết sức ngông cuồng. Cái hành động muốn hạ bệ người khác để tôn mình là một hành động tiểu nhân bỉ ổi, cái đạo làm người quân tử (Khổng giáo) còn không làm, huống chi là Phật đạo tam thừa qui mô. Làm người mà chưa xong thì thử hỏi làm được gì? Chỉ còn làm cây cỏ hoặc đất đá mà thôi! Thế mà Học viện PGVN tại TP/HCM nêu lên lý luận bênh vực cho huệ không có căn cứ (và rất thô thiển). Một đàng thì chấm cho đậu, một đàng thì cho rằng quan điểm cá nhân, tư duy gì gì đó, lại là quan điểm gì gì đó! Không có gì là thật thà. Mình là một vị cao tăng sao lại là hai phải? Chơn lý là bất nhị kia mà. Phật cấm tuyệt đối không được vọng ngữ! Khi một sinh viên muốn viết một luận án tốt nghiệp, giáo sư hướng dẫn sẽ cho một số đề tài để cho sinh viên ấy chọn lựa xem đề tài nào thích hợp và phù hợp với năng lực, nhận thức của mình nghiên cứu và viết. Trong quá trình viết luận án, không phải chỉ khi xong mới trình cho giáo sư hướng dẫn duyệt, mà thường xuyên phải nhờ giáo sư chỉnh sửa, góp ý. Khi viết xong rồi còn phải báo cáo, thuyết minh và tranh luận để bảo vệ luận án của mình, và cũng phải nhờ giáo sư hướng dẫn của mình biện luận tiếp để bảo hộ đứa học trò cưng nữa thì mới thành công (bởi vì những sinh viên được viết “luận văn tốt nghiệp” đều là những sinh viên “gạo cội”, những đứa học trò nổi trội hơn hết, khỏi thi tốt nghiệp) Quan trọng nhất là anh sinh viên đó phải nghiên cứu một đề tài nằm trong chương trình học (chứ đâu phải viết tùy hứng), và chỉ chọn một trong những đề tài của vị giáo sư hướng dẫn cho... Có lẽ học viện PGVN tại TP/HCM cũng đồng tình với tên huệ là tín đồ PGHH chỉ là “một đám người dốt nát” không biết gì nên trả lời qua loa và phủ nhận trách nhiệm cho qua luồng (qua công văn phúc trình của Hội đồng Điều hành Học viện PGVN tại TP/HCM ngày 10/12/2012, gửi BTS Trung ương Giáo hội PGHH, có đoạn viết: “Đây chỉ là quan điểm cá nhân, tư duy chủ quan khi nghiên cứu…” . Vậy xin hỏi: Trong quyển Phật Học từ điển của HT. Thích Minh Châu có ghi dòng chữ: “Tuy về mặt giáo lý, đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng nhiều của đạo Phật. Thí dụ: các thuyết Tam Bảo, Phật Pháp Tăng, Tứ Ân (Tổ Tiên, Cha Mẹ, Đất Nước, Tam Bảo, chúng sanh nhân loại, Bát Chánh Đạo…). Nhưng trong thực tế dưới thời Pháp thuộc cũng như Mỹ chiếm đóng. Hòa Hảo thiên về mê tín, tổ chức chính quyền riêng và quân đội riêng, làm nhiều việc xa lạ với Phật Giáo” Nói đến Phật giáo Hòa Hảo, các ông tự ý xóa bỏ hai chữ Phật giáo. Vậy đây cũng là quan điểm cá nhân, tư duy chủ quan của quyển Phật học từ điển chăng? Và trong bản luận văn của huệ, từ đầu đến cuối huệ luôn dùng từ “chúng tôi”, vậy “chúng tôi” đó là ai? Tập thể nào?... Trong công văn có đoạn ghi: “… nhận khuyết điểm và xin lỗi Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo cũng như tín đồ Phật giáo Hòa Hảo về tư duy chưa chính chắn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin tôn giáo. …” Không hiểu học viện PGVN tại TP/HCM muốn ám chỉ điều gì? “ ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin tôn giáo” là ảnh hưởng như thế nào?.. Chắc các ông cho là sẽ làm giảm uy tín Đức Thầy chúng tôi, làm giảm niềm tin của chúng tôi đối với Đức Thầy, với Đạo chúng tôi, và sẽ làm giảm nhuệ khí của chúng tôi phải không? (như lời tên Bùi Kha, Minh Thạnh nào đó). Các ông đã lầm to rồi, “Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên, Phận môn đệ phải lo vun quén”. Đạo càng bị khó khăn thì niềm tin của chúng tôi càng lớn thêm ra, chỉ vì vâng lời Thầy dạy: không làm điều sai trái đối với luật pháp”, nên chỉ “lo làm ăn và lo tu hiền chơn chất” mà thôi. Các ông ôi, Đạo Phật xuất phát từ Ấn Độ, đã hơn 2500 năm nay rồi. Chúng tôi là những người mang trên vai bốn chữ PHẬT GIÁO HÒA HẢO, cũng chỉ là cư sĩ thường thôi, “vừa sốt sắng lo làm ăn và lo tu hiền chơn chất”. Còn phần các ông, các ông có học thức cao xa, học vị, học hàm đầy đủ, vậy khi các ông đọc bài kinh nhật tụng, mà có hiểu nghĩa hay chưa? Trong tâm ý các ông có thấu đáo nghĩa lý trong kinh chưa hay chỉ đọc lơ là cho qua buổi? Chỉ một lời nói sai ý Phật cũng bị sa vào nơi hắc ám! Kinh mà không hiểu, chú chỉ sai tí thôi cũng phải nhiều kiếp luân hồi. Là Phật tử cầu thông kinh nghĩa Kinh kệ không phải để đọc suông. Đọc kinh mà nghĩa không tường Khác nào con két nháy luôn tiếng người. Vậy mà các ông không biết sợ, lại cố tình đi bài xích tôn giáo bạn. Các ông làm gì cho Phật đâu, còn những người mà các ông cho rằng là Phật tử, họ làm gì cho Phật. Họ chỉ vì quá ham cúng dường để mưu cầu được phước lớn, họ bị sa vào lưới mê trần tục, nhân đó các ông thừa cơ lợi dưỡng, hưởng của bá gia riêng xài cho thỏa thích. Hỡi vong hồn Giáo sư Minh Chi! Chắc hẳn vong còn nhớ trước đây có một chế độ gọi là Việt Nam Cộng Hòa, có vị lãnh đạo chỉ vì: Vì danh lợi, địa vị cá nhân, phe nhóm mà quên đi trách nhiệm sâu nặngđối với đất nước, dân tộc... mà nhận lãng những hậu qủa đau thương! Hôm nay thì lãnh đạo học viện PGVN tại TP/HCM sao cũng giống như người xưa… Những vị Tăng Ni Sư PG đã hy sinh thân mình vì Đạo pháp trong một thể chếđẵ đàn áp Tôn giáo, do quá bức xúc nên các vị đã nêu được danh thơm muôn thuở... Họ vì Đạo mà quên thân, coi cái chết nhẹ như tợ lông hồng để cho đoàn hậu tấn soi gương chung, ấy là những ngọn đuốc sống muôn đời bất diêt: 1/. Đại Đức Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài gòn. 2/. Đại Đức Thiên Nguyên Dương tự thiêu ngày 04/8/1963. Tại Phan Thiết. 3/. Đại Đức Thích Thanh Tuệ tự thiêu ngày 13/8/1963 tại Thừa Thiên Huế. 4/. Ni cô Diệu Quang tự thiêu ngày 18/8/1963 tại Ninh Hòa. 5/. Thượng tọa Thích Tiêu Diêu tự thiêu ngày 16/8/1963 tại Huế. 6/. Đạo hữu Nguyễn Thìn tự thiêu ngày 29/9/1963 tại Vũng Tàu. 7/. Đại Đức Thích Quang Hương tự thiêu ngày 05/10/1963 tại Sài Gòn. 8/. Đại Đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu ngày 27/10/1963 cũng tại Sài Gòn. Những nhân vật anh hùng… còn nhiều nữa, do bị chế độ độc tài đàn áp, dồn họ vàocon đường cùng, vì thấp cổ bé mồm nên đành chịu vậy. Họ Thích như những vị nêu trên mới xứng đáng được ghi vào trang sử Đạo, họ có một tinh thần gọi là tinh thần tôn giáo bất diệt, đáng để cho hậu thế soi chung. Sao các ông có thẩm quyền ở học viện tại TP/HCM không noi theo gương đó cho đoàn hậu tấn học đòi, mà lại cố tình bao che cho đứa con cưng hồ đồ phạm Thánh. Các ông che cho đến chừng nào mãn trận mới thôi sao? Trân trọng kính chào . An Giang, ngày 08 tháng 08 năm 2013 Cư sĩ NGUYÊN NGÃ