NƯỚC MẮT VÀ CÂY BÚT CỦA TÔI! --oOo-- Sau khi nghe qua cuồng băng “Ðêm Hạnh Ngộ” của Đại đức Chơn Quang và Như Sanh, tôi đau lòng vô hạn. Bởi tôi nghĩ: ông Như Sanh là bậc cô bác của mình, mà nay bất cẩn phải đi vào con đường sâu kín khó hiểu. Theo tâm lý, không ai muốn cho quá trình của mình bị một vết chẳng đẹp. Có lẽ chỗ dụng ý của ông Như Sanh là : “Tương kế tựu kế”. Nghĩa là, nhân cơ hội nầy ông hòa mình với đại đức Chơn Quang để đem lại cái lợi lạc nào đó cho Ðạo đó thôi. Nhưng nếu nghĩ như vậy là ông Như Sanh vô tình bước thẳng vào chỗ sai lầm đáng tiếc. Sao ông không xét: ông là người hiền lành chất phác mà còn biết tìm mọi cách để mưu đồ lợi lạc cho đoàn thể của ông. Với ông Chơn Quang là một con người nhạy bén, lanh khôn lại phải chịu thua ông sao? Ông Chơn Quang đi giảng đạo nơi này, lập chùa nơi nọ, giới thiệu quyển sách “Ký ức” và tán tụng ông Như Sanh v.v…Ý nghĩa sâu kín ấy như thế nào? Và tại sao ông Như Sanh không tìm hiểu nguyên nhân vong quốc của nước Chiêm-Thành, lấy đó làm một bài học kinh nghiệm ở đời? Mình lầm, một mình chịu đành rồi; mình lầm, nhiều người cùng chịu mới là đáng trách! Ðòn cân công lý tòa án quốc gia vẫn kết tội: “Tự sát là tội nhẹ, sát tha mới nặng tội hơn”! Ông Như Sanh có thấy hậu quả nầy chăng? Tôi quả quyết rằng: rồi đây ông sẽ bị một ván cờ đổ nát. Khi cân nhắc tình lý, lợi hại rõ ràng, lòng tôi như dao cắt! Vì hình dung lại ông Như Sanh, cũng như hình dung lại phụ thân tôi lúc sắp ly trần. Ðến đây, tôi nhất định phải viết…Viết để vạch rõ chỗ đúng sai, lợi hại may ra có cứu vãn phần nào tình thế khẩn yếu này chăng? Tôi lập dàn bài trong trí xong, cầm bút lên viết. Viết được vài trang, đôi dòng nước mắt của tôi chảy tuôn. Bởi tôi thấy mình làm một việc: Nẻ thẳng nét mực tàu, làm sao khỏi phải đau lòng gỗ! Từ trước đến nay, không khi nào tôi nặng lời với bất cứ một ai, luôn đến em cháu trong nhà cũng vậy. Giờ đây, tôi lại làm một việc có thể nói là giẫm nát trên danh dự của cô bác mình! Lương tâm tôi làm sao cho phép.Tay tôi còn gân sức đâu mà cầm bút viết thêm? Tôi liền ngưng bút, rồi ôm đầu thở ra, suy nghĩ viễn vông suốt tiếng… Rốt lại, tôi kết luận: Ðối với ông Như Sanh là tình cảm cá nhân, vĩ nghiệp của Tôn Sư mới là quan trọng…Tôi không thể vì tình cảm cá nhân mà quên đi vĩ nghiệp quan trọng nầy. Xưa Hắc Hổ bắt anh ruột là Hầu Hổ đem nạp cho Tử Nha. Hắc Hổ khóc! Nhưng những con người chỉ biết đặt nặng quyền lợi quốc gia và công lý trên cả, không thể xử trí bằng cách nào khác nữa đặng. Tôi lại nghe trong trí tưởng tượng của tôi như có tiếng văng vẳng của bác: Xuân Thiếp, chú Bá Hấn và chú Thành Kỉnh bảo tôi phải viết…phải viết… Ðến đây, tôi quyết định dùng giọt nước mắt của mình làm hương đăng xin cáo lỗi với ông Như Sanh, tưởng cũng là đủ lễ lắm rồi! Thế là tôi mạnh dạn cầm bút viết thêm; viết cho đến khi hết dàn bài trong trí của tôi đã sắp… Ðể kết luận vấn đề này. Tôi xin mượn câu chuyện Quan Công thất thủ Hạ Bì thành, tạm đầu Tào Tháo, mong chờ ngày gặp lại họ Lưu. Khi dò biết tin Lưu Bị, Quan Công phá năm ải, chém sáu tướng, kéo binh về để sum họp cùng huynh đệ. Tin Quan Công về gần tới, Trương Phi nộ khí xung thiên, lên ngựa quyết giết Quan Công, vì Phi cho Quan Công là bội phản! Quan Công nhịn và phân trần phải trái cho Phi nghe. Nhưng Phi vẫn không nghe, quyết ra oai dữ! Khi hội đủ điều kiện hữu lý, dàn xếp nội vụ xong. Thay vì hạng thường nhân thì oán hận Trương Phi, nhưng Quan Công là một con người quân tử đại độ, biết nhận lỗi phần nào về mình, nên không oán hận mà vẫn hong Trương Phi như bao ngày trước, Và Phi cũng không hối hận về hành động vô lễ đối với Quan Công, vì đây là hành động nghĩa khí của đấng anh hùng, chớ không phải vì hành động cá nhân. Và đạo lý Thánh hiền luôn cho phép. Hôm nay, nếu ông Như Sanh đặt mình vào cương vị của Quan Công mà thông cảm cho tôi là điều rất quý. Bằng ngược lại, cây bút trách nhiệm thiêng liêng của tôi cũng không biết phải viết lách bằng cách nào hơn. CHƯƠNG MỘT TÂM SỰ VỀ VẤN ÐỀ BỒ TÁT NHƯ SANH Thời gian gần đây tôi có nghe vị Ðại đức Chơn Quang nào đó, tôn xưng ông Như Sanh là “Bồ tát” và đem những lời lẽ của ông Như Sanh ra làm đề tài giảng giải đạo lý cho đại chúng nghe. Tôi nghĩ: nói ra thì trái ý nhiều người, gây hiểu lầm, chia rẽ…Không nói thì đắc tội sâu hiểm và không ý thức trách nhiệm đối với Thầy và bạn đồng tông. Cho nên, bài nầy tôi không dùng động từ “Thông bạch”, hay “Kháng thư” có tánh cách lan rộng và phản đối vấn đề. Ở đây, tôi chỉ dùng động từ “tâm sự” để nói lên nỗi lòng ưu tư, than vãn với một số ít đồng đạođthân tín vậy thôi. Ðể đóng góp tài liệu phần nào về vấn đề Bồ-Tát Như Sanh tôi xin có ý kiến: Bồ tát là tiếng Phạn, có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa chính trong nhà Phật, là: cứu độ tất cả chúng sanh và là bậc tu hành đã được đắc quả, chỉ đứng sau Phật một bậc, như: Văn Thù Bồ tát, Quan Thế Âm Bồ tát và Nguyệt Liên Bồ tát.v.v… Trong hiện đại Việt Nam ta lại xuất hiện trên sách sử: Bồ tát Huỳnh Phú Sổ. Vị kể trên đã có hàng triệu con tim kính phục, đã có một vĩ nghiệp từ bi đáng kể trong lịch sử chói chan trong đất nước Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, ở nước ta, trong tòa nhà Phật giáo chưa thấy vị nào xứng đáng mà sử sách ghi chép là Bồ tát nữa. Cho đến ông Thanh Sĩ là bậc tài đức siêu phàm, nhưng các giới người và chúng ta cũng chưa dám tôn xưng là Bồ tát. Ông Như Sanh là một vị đạo đức, gương hạnh đáng mến. Song ông chưa hội đủ những điều kiện nhận lãnh phẩm cấp quan trọng nầy. Bởi lẽ, ông không thể so huệ đức của mình ngang hàng với, Bồ tát Huỳnh Phú Sổ và trên ông Thanh Sĩ. Hiện nay, ông Như Sanh được vị Ðại đức Chơn Quang tôn xưng là Bồ tát; lại đem những lời lẽ của ông Như Sanh ra làm phương châm giảng giải trong đại chúng. Ðại đức Chơn Quang có thật tâm tôn xưng ông Như Sanh trên một địa vị quan trọng trong khung trời Phật giáo chăng? Hay vì một lý do nào? Theo danh từ cấp bậc trong giới quan trường, nếu ông A cấp bậc là Ðại úy, hay Trung tá thì trong các văn kiện ông A phải ký là Ðại úy, hay Trung tá. Và khi ta chào hỏi, ông A vẫn nhận chức vụ tự nhiên. Thế thì danh từ Bồ tát là một trong những phẩm cấp trong đạo Phật. Muốn xác nhận thực tế, ta phải trực tiếp với ông Như Sanh coi ông có nhận phẩm cấp ông là Bồ tát chăng? Hoặc trong các văn kiện của ông, ông đã có ký xác nhận ông là Bồ tát Như Sanh chăng? Không như vậy, tức ông Như Sanh không công nhận ông là Bồ tát. Nếu ông không công nhận mà ta vội tán đồng đồn đãi, là điều không hợp lý! Và thông lệ ở đời, không ai tốt bụng đi làm một việc trái ngang là làm cho tư tưởng tông phái của một người khác nổi bậc hơn tông phái của mình? Chính chỗ tốt bụng của Ðại đức Chơn Quang vượt mức thông thường, nên mới làm cho chúng ta quan tâm suy nghĩ! Xưa, Khổng Minh là người ở Tây Thục, bao phen tốt bụng giúp Ðông Ngô, chính chỗ tốt bụng ấy lịch sử đã trả lời đầy đủ…Thì nay Ðại đức Chơn Quang tốt bụng với ông Như Sanh và đạo chúng ta, chỗ tốt bụng đó vẫn chưa minh bạch. Vả lại, Ðại đức Chơn Quang, trước khi tôn xưng ông Như Sanh là Bồ tát, đương nhiên Ðại đức phải tìm hiểu quá trình ông Như Sanh. Nếu tìm hiểu quá trình tức đã biết ông Như Sanh là tín đồ của Ðức Thầy-Huỳnh Giáo Chủ và ông Như Sanh phải nhờ ông Thanh Sĩ dẫn dắt một quãng đường trong khi Ðức Giáo Chủ vắng mặt. Như vậy, Ðại đức Chơn Quang đã hiểu về Ðức Thầy và ông Thanh Sĩ như thế nào rồi. Nếu đã hiểu Ðức Thầy và ông Thanh Sĩ, tức phải đem so sánh với ông Như Sanh. Ðã so sánh mà không tôn xưng Ðức Thầy và ông Thanh Sĩ là Bồ tát, không trọng dụng giáo lý Ðức Thầy và lời lẽ của ông Thanh Sĩ, lại tôn xưng ông Như Sanh là Bồ tát và trọng dụng lời lẽ của ông Như Sanh. Thế là, Ðại đức Chơn Quang tôn kính ông Như Sanh hơn Ðức Thầy và ông Thanh Sĩ. Chỗ tôn kính đó, có phải là sự thật chăng? Nếu sự thật thì Ðại đức cho Ðức Thầy và ông Thanh Sĩ kém huệ đức hơn ông Như Sanh? Còn nói sự tôn kính kia không phải là sự thật, thì chỗ tôn kính đó nó có một ý nghĩa sâu kín khó hiểu! Bởi thế, nên nay chỗ nầy có vị thiêng liêng ra đời, mai xứ kia có ông Bồ tát xuất hiện thêm. Phàm hể ở trên đời nầy cái chi có nhiều, thì phẩm giá của nó không quý. Nếu không quý thì danh thể Bồ tát Huỳnh Phú Sổ của Ðức Giáo Chủ chúng ta phải bị giảm hạ theo! Việc này có lợi hay có hại cho danh thể Thầy, Ðạo chúng ta? Người tín đồ biết kính Thầy, mến Ðạo sẽ buồn hay vui? Và nếu cho là “nhân duyên”, Thầy không hóa độ được, trò hóa độ được. Kẻ được hóa độ kia phải nhìn nhận từ lâu mình tu không chánh đạo. Phải hoàn toàn bỏ hẳn sự hành đạo theo tông phái mình mà trở lại quy y thọ giáo và hành theo tông chỉ của mối đạo người hóa độ. Ðó mới thật sự là “nhân duyên”. Thế hành động của Ðại đức Chơn Quang đối với ông Như Sanh có đặng như vậy chăng? Nếu chẳng đặng như vậy mà chỉ khai thác một vài khía cạnh nào của ông Như Sanh thôi. Như vậy, cái tôn xưng kia nó vẫn có một ý nghĩa khác, không thể gọi là “nhân duyên” được! Hơn nữa, chúng ta không thể hiểu danh từ nhân duyên bằng cách tưởng tượng xa vời như một số người đã hiểu. Chúng ta phải hiểu danh từ nhân duyên bằng cách sáng suốt, thực tế: Nhân là nguyên nhân; Duyên là duyên cớ. Vậy nguyên nhân và duyên cớ nào Ðại đức Chơn Quang tôn xưng ông Như Sanh là Bồ tát? Và đem lời lẽ ông Như Sanh ra làm đề tài giảng luận trong thời gian hiện đại nầy? Ðại đức Chơn Quang là người như thế nào, có thật lòng tôn kính ông Như Sanh chăng? Và có tốt bụng với Thầy, Ðạo chúng ta chăng? Rất tiếc cho một số người trong đạo chúng ta, họ không chịu mở tầm thính giác nghe rộng và chuyển nhãn tuyến thấy xa để dùng tâm trí phân tách tội phước, lợi hại. Họ chỉ biết nghe thấy đâu thì chạy theo đó thôi. Ðây chính là nguyên nhân làm cho Ðạo chúng ta phải bị đảo lộn phẩm cấp, rối loạn đức tin và gây ra nạn chia phe rẽ phái, khiến cho tiềm lực của đạo phải bị suy giảm dần. Ấy cũng do những bàn tay với ý đồ vì một lý do cá nhân nào đó và một số người nông nổi mà ra! Là tín đồ trung kiên của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, đã thâm nhập giáo lý từ bi và điều Răn Cấm thứ bảy của Ðức Thầy chỉ giáo, chúng ta chưa vội gán tội cho ai. Và cũng không quá dại khờ để người dẫn dắt. Chúng ta nên bình tĩnh, sáng suốt, chờ cái gì tới nó sẽ tới, với sự biểu lộ chân tướng của nó không sai. CHƯƠNG HAI NHẬN XÉT KHÁI YẾU VỀ CUỘN BĂNG GIỮA HAI TU SĨ TRONG ÐÊM HẠNH NGỘ Hồi hôm nầy, tôi có nghe cuộn băng “Ðêm hạnh ngộ” giữa ông Như Sanh và Ðại đức Chơn Quang giảng luận đạo lý. Uy tín và tài năng của hai ông, thật ra cá nhân tôi không bằng tí nào cả. Nhưng, tôi chỉ khen về uy tín và tài năng của hai ông. Còn về tư tưởng của hai ông, tôi chưa hoàn toàn công nhận trong lúc nầy, mà còn dành lại cho thời gian tới, mới thấy rõ hơn! Dưới đây tôi xin tạm đưa ra một vài nhận xét: 1. TRƯỜNG HỢP ÔNG NHƯ SANH THĂM VIẾNG ÐẠI ÐỨC CHƠN QUANG. Ông Như Sanh nghe tin Ðại đức Chơn Quang sắp đến viếng ông, nhưng chưa đến được thì ông vội thân hành đến viếng Ðại đức Chơn Quang. Mặc dù ngày đó thời tiết không tốt. Bởi có một dụng ý trước và cảm tình ấy mà nhân đây Ðại đức Chơn Quang tán tụng ông Như Sanh là bậc đã không còn bản ngã và đức bình đẳng vượt hơn mọi người.v.v…Chỗ tán tụng nầy, tôi tưởng chưa hoàn toàn hợp lý. Vì nếu ngày thường khi nghe một huynh đệ nào dù cơ hàn, dại khờ cô thế mà có lòng nhắc nhở và muốn đến với ông Như Sanh, ông sẵn sàng chịu mưa gió thân hành đến thăm hỏi… Hôm nay đối với Ðại đức Chơn Quang, ông cũng có lòng tốt đối xử như vậy. Ðó là ông Như Sanh không còn bản ngã, đức bình đẳng đầy đủ và không có một dụng ý khác. Ngược lại, ngày thường đối với mọi người, chưa chắc được như vậy. Còn đối với Ðại đức Chơn Quang là người đang quảng bá danh thể và uy tín cho ông Như Sanh. Ông Như Sanh dành cho sự cảm tình ưu đãi đặc biệt với Ðại đức Chơn Quang. Ðại đức tán tụng là vô ngã, bình đẳng làm sao đúng được? 2. TƯ TƯỞNG HÒA ÐỒNG. Tư tưởng của ông Như Sanh là hòa đồng và đặt mình trong hoàn cảnh của người để uốn sửa, chớ không bài trừ, đả kích. Tư tưởng nầy rất tốt, vì nó tránh cho ta chỗ tranh luận, chia rẽ, hận thù và đem lại sự đoàn kết cùng tình thương cho mọi người. Nhưng, hoàn toàn dùng tuyệt đối như vậy, nó sẽ đưa đến chỗ rối loạn, bất công, tội ác và diệt vong. Bởi nó trái với công lý, tư tưởng của chư Phật và Ðức Thánh nhân. Theo chủ trương Phật giáo, thì luôn luôn phải giữ sự “hòa nhẫn” đứng đầu. Nhưng lắm khi không thể hòa nhẫn. Xưa Ðề Bà Ðạt Ða lợi dụng danh thể Giáo Hội Tăng Già làm điều phi pháp. Ðức Phật bèn xuống lệnh cho Ngài Xá Lợi Phất và Mục KiềnLiên nhân danh thay mặt Ðức Phật, trục xuất Ðề Bà Ðạt Ða ra khỏi GiáoHội Tăng Già. Ðồng thời, giải tán luôn nhóm người hành động phi pháp ấy. Bởi vậy, Thang, Vũ cầm đầu cuộc cách mạng đánh tan chủ nghĩa bạo quyền: Kiệt, Trụ, tổ chức lại triều chính lành mạnh quốc gia; được Thánh Nhân công nhận: “Thang, Vũ cách mạng ư dân, nhi ứng hồ thiên” Nghĩa là vua Thành Thang và vua Vũ Vương cách mạng vì dân và hợp với lòng Trời. Ðồng một quan niệm nầy, trong “Bình Ngô Ðại Cáo” của nhà chính trị siêu nhân Nguyễn Trãi nói:“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”. Có nghĩa là, lấy nhân nghĩa làm nòng cốt trong việc “bình định quốc gia”. Nhưng có khi cũng dùng uy vũ đánh phạt kẻ tàn bạo để duy trì an ninh trật tự và bảo vệ tổ quốc mình. Cùng một ý nghĩa trên, đối với số người mượn sắc áo nhà tu, làm sai chánh pháp nhà Phật, mê tín lương dân để sống, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo thẳng thắng đả kích: “Thầy chùa như thể cây sơn, Ngoài da coi chắc trong thời mối ăn. Buồn thay cho lũ ác tăng, Làm điều dối thế cho hư đạo mầu”. (Quyển Nhứt) “Lũ thầy đám hay bày trò khỉ, Mượn kinh luân tụng mướn lấy tiền. Chốn Diêm Ðình ghi tội liên miên, Mà tăng chúng nào đâu có rõ. Theo Thần Tú tạo nhiều chuông mỏ, Từ xưa nay có mấy ai thành?” (Quyển Nhì) “Những giấy tiền vàng bạc cũng thôi, Chớ có đốt tốn tiền vô lý. Xưa Thần Tú bày điều tà mị, Mà dắt dìu bá tánh đời Ðường. Thấy chúng sanh lầm lạc đáng thương, Cõi Âm Phủ đâu ăn của hối. Ðúc Phật lớn chùa cao bối rối, Mà làm cho Phật giáo suy đồi. Tu vô vi chẳng cúng chè xôi, Phật chẳng muốn chúng sanh lo lót. Tăng với chúng ưa ăn đồ ngọt, Nên bày ra cúng kiếng hoài hoài”. (Quyển Nhì) “Phật nào ham tượng cốt phết vàng, Mà tăng tạo hao tiền bá tánh. Việc giả dối từ đây nên lánh…” (Quyển Tư) Với kẻ nịnh thần, ám hại trung lương. Ðức Giáo Chủ lên án: “Kẻ nghĩa khí thiên kim vạn lượng, Lũ nịnh thần sách sử nào khen. Xem tích xưa thẹn với bóng đèn, Ðời lắm kẻ đầu trâu mặt ngựa. Coi sự sống như Tiên nưa nửa, Mê mồi thơm như cá lục châu”. (Diệu Pháp Quang Minh) Và những kẻ làm tay sai cho giặc Pháp, phản lại quốc gia, Ðức Giáo Chủ vẫn đả đảo: “Ðả đảo bọn Nam Kỳ nô lệ, Kiếp cúi lòn thế hệ qua rồi…” (Tiếng Chuông Cảnh Tỉnh) Cho nên, lửa cháy phải dụng nước cứu chửa, cơn bệnh nóng sốt phải dùng thuốc mát điều hòa, và Văn không đủ thuyết phục, phải dùng Võ đánh dẹp v.v… Ðó là lẽ tự nhiên của công lý mà luật pháp quốc gia và Phật, Thánh cũng vẫn công nhận điều nầy. 3. ÔNG NHƯ SANH ÍT ÐỌC KINH SÁCH, CÓ THỂ NÓI GẦN NHƯ LỐI HỌC “VÔ SƯ”. Ông Như Sanh đã lặp đi lặp lại nhiều lần là ông ít đọc kinh sách, mà ông chỉ học trong chỗ kinh nghiệm công việc thực tế chung quanh ông hằng ngày thôi. Chúng tôi xin đính chánh điều nầy: Phần đông, ai mà không biết ông Như Sanh là người thâm sâu giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo. Nghĩa là ông đã thắm nhuần trong quyển “SẤM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ của ÐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ”. Và ông là người đã từng ngồi dưới mái trường “HOẰNG PHÁP” của ông Thanh Sĩ mà được nên tài…Bởi vậy, ông Như Sanh không thể hoàn toàn từ chối học theo thông lệ ba thứ học: Học với Thầy bạn trường lớp, học với kinh sách và học với sự kinh nghiệm chính mình. Ông Như Sanh nhìn nhận ông ít đọc kinh sách mà chỉ học trong chỗ kinh nghiệm công việc thực tế hằng ngày thôi. Ông cố ý lãng quên việc học với Thầy, trường lớp và học với kinh sách để cho Ðại đức Chơn Quang và mọi người tôn kính ông là bậc siêu nhân, chỉ học trong sở học “vô sư” của ông chăng? Hay ông vô tình không nhớ nguồn gốc đào tạo cho ông được nên danh phận như ngày hôm nay? Chúng ta đứng trên bình diện khách quan xét nét và đặt ông Như Sanh vào cương vị nào? Và Ðại đức Chơn Quang vô tình tán tụng ông Như Sanh, bởi Ðại đức thiếu sáng suốt, kinh nghiệm tìm hiểu quá trình ông Như Sanh hay Ðại đức đã hiểu biết mà cố ý tán tụng để có một dụng ý nào khác hơn? Trong hai điều kể trên ông Như Sanh và Ðại đức Chơn Quang không thể chối cãi mà phải vi phạm một. Bởi vậy, chúng ta không thể nói: Ông Như Sanh tự học trong chỗ kinh nghiệm của ông như Ðức Khổng Thánh và Ðức Phật Thích Ca v.v…Vì các Ngài là bậc “sinh nhi tri”, nghĩa là sinh ra tự biết chớ không học với thầy bạn, trường sở và kinh sách nào cả. Chính Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ còn phải tự nhận chỗ học của Ngài có thầy dạy. Ngài cho biết: “Ðối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Ðức Phật Thích Ca…” Và Ðức Thầy cũng cho biết Ngài có học kinh sách: “Rút trong các luật các kinh, Tùy lòng không ép mà in Giảng nầy” Và ông Thanh Sĩ cũng xác nhận sự học của ông nhờ có Thầy khai sáng trí óc ông: “ Sanh ra cho tôi cái xác lành mạnh là cha mẹ! Tạo nên cho tôi một lý tưởng đạo đức chính là Ðức Huỳnh Giáo Chủ, tức Ðức Thầy của chúng ta…” Ðức Thầy và ông Thanh Sĩ vẫn phải nhờ học với thầy, với kinh sách. Ông Như Sanh lại vượt hơn nữa ư ? Chúng ta phải bình tĩnh suy nghĩ kỹ về vấn đề nay. 4. TÀI NĂNG ỨNG DỤNG GIỮA HAI TU SĨ CHƠN QUANG VÀ ÔNG NHƯ SANH TRONG ÐÊM HẠNH NGỘ. a). Về ông Như Sanh. Ông Như Sanh như nhiều người cũng biết, ông là bậc tiền bối và đạo hạnh đáng mến. Trong khi hội kiến với một vị Ðại đức quan trọng của tôn giáo khác; được người ta tôn xưng ông là bậc Bồ tát và có thiện cảm với đạo của ông. Nhưng tại sao ông Như Sanh lại không có lời lẽ chi khiêm nhượng để thể hiện tư cách một tín đồ ngoan đạo và đã được trường sở của đạo mình huấn luyện? Tại sao nhân cơ hội nầy, ông Như Sanh không mở rộng ý nghĩa tông danh Hòa Hảo để cho Ðại đức Chơn Quang và mọi người thấy biết được chủ trương của mối đạo mình có một ý nghĩa vị tha cao đẹp với đồng bào, Tôn giáo và tất cả nhân loại đại đồng? Và tại sao nhân cơ hội nầy, ông Như Sanh không nói lên những gì uẩn khúc có lợi cho đoàn thể chúng ta và tư tưởng bác ái đại đồng của Ðức Tôn Sư ta hầu thể hiện lòng trung nghĩa của một tín đồ biết kính Thầy, trọng đạo? Ông chỉ nói quanh quẩn về tư tưởng cá nhân của ông thôi? Ðiều nầy làm cho chúng ta vô cùng thắc mắc, không biết ông Như Sanh thật thà, lẫm cẫm hay ông có ý nghĩ chi cao kiến của bộ óc “gừng quế già cay” tùy nghi xử trí trong mọi trường hợp mà không ai biết được? Dù sao chăng nữa, chúng ta thấy đêm hạnh ngộ nầy, ông Như Sanh đã bị Ðại đức Chơn Quang lấn hơn một nước cờ… khó nói. Mặc dù ông Như Sanh vẫn được tôn xưng là bậc Bồ tát hiện thời! b). Về Ðại đức Chơn Quang. Chúng ta phải công nhận Ðại đức Chơn Quang là một tăng tài hiếm có, ăn nói hoạt bát, khiêm nhượng, cảm tình, biết người biết mình, tâm lý sâu sắc và tán tụng đúng chỗ làm cho đối phương hài lòng hầu liên minh tôn giáo. Và sẵn sàng trao hết những cái gì có lợi để Ðại đức thu thập làm tài liệu chuẩn bị cho bước tiến của mình. Trong khi đối phương hờ ơ không khai thác nắm được những điều hay khéo và chỗ tiềm ẩn của Ðại đức chi cả. Nếu: -Ðứng trên vũ đài chánh trị, Ðại đức Chơn Quang là một nhân vật có tài ngoại giao, quan sát, kết liên minh, giành thắng lợi cho tổ quốc mình mà các liên bang không hề biết nỗi kế sách chánh trị của quốc gia ông! -Ðứng về phương diện tôn giáo, Ðại đức Chơn Quang là một tu sĩ hữu tài xử sự, hòa đồng và phá vỡ bức tường giai cấp, thành kiến tôn giáo để cho tầm độ nhãn tuyến của ông thấy xa, mở rộng hầu gom góp tài nguyên xây đắp cho nền đạo của ông được tươi đẹp, phong phú cùng tiến bộ thêm lên. Ðại đức Chơn Quang quả là một cán bộ tài năng xứng đáng cho tổ chức đoàn thể của ông mà ít người theo kịp. Ðại đức Chơn Quang có tinh thần hòa ái, đại đồng và có tốt bụng thật sự với ông Như Sanh hay không? Tất phải có hàng trí thức bên kia tôn giáo dùng “viễn vọng kính” trông vào hành vi đại đức và kết luận thành, bại do tài năng của đại đức thực-thi. Về uy tín đức độ của Ðại đức, sẽ được đánh giá qua sự hành đạo của đại đức có đúng với chủ trương của Phật giáo hay không? Ðiều nầy, tôi xin nhường lại cho những nhà tai, mắt Tăng, Ni, Phật tử sống bên cạnh Ðại đức mới đủ điều kiện cứu xét hơn. Tóm lại, thuyết hòa đồng, không đả kích cùng sở học ít xem kinh đọc sách mà chỉ học ở chỗ kinh nghiệm hằng ngày. Ðại đức Chơn Quang tán tụng ông Như Sanh v.v…Và vừa tài năng giữa hai tu sĩ được ghi vào “cuộn băng đêm hạnh ngộ”. Dù muốn, dù không tôi cũng ghé mắt nhìn vào đấy ít nhiều! Ðể tránh chỗ bất đồng ý kiến và sự quyết định độc đoán, dẫn đến cảnh chia ly, trên đây tôi chỉ đóng góp tài liệu phần nào về vấn đề, để cho lữ khách không gian và thời gian biểu quyết. Và dưới sự duyệt y qua tín điều của vị lãnh đạo tối cao Phật giáo ở cõi Ta bà, mới có đủ thẩm quyền quyết định một luận án đúng, sai mà không ai có thể chối cải được NHẬN XÉT VỀ QUYỂN CẶN BÃ KÝ ỨC CỦA BÁC HAI NHƯ SANH I. KHẢI NGÔN. Xem trang đầu quyển “Cặn Bã Ký Ức”, chúng ta thấy Bác Hai mặc nhận mình là “Bồ tát”. Bác không ngại danh từ Bồ Tát đối với Ðức Thầy - Huỳnh Giáo Chủ là bậc Tôn sư. Và ông Thanh Sĩ, người đã có công ân dìu dắt Bác Hai trong thời gian Ðức Giáo Chủ xa vắng. Thế, chúng ta cũng hiểu chỗ dụng ý của Bác Hai phần nào rồi! Ðể đi sâu vào vấn đề nầy, hôm nay chúng ta tạm nhận xét một ít về nội dung quyển “Cặn Bã Ký Ức” của Bác Hai như dưới đây. II. NHỮNG ÐỀ MỤC TẠM NHẬN XÉT. 1). Khỏi theo Hòa Hảo. Ðầu đề quyển Cặn Bã Ký Ức (trang 150 ) để chứng minh cho tinh thần cởi mở, tác giả lặp lại lời Ðức Phật bảo: “Ta rất vui khi thấy đệ tử ta lo làm lợi ích quần sinh, dù vị ấy không hề nghĩ đến ta”. Theo tôi nghĩ: Phật nói thế, có nghĩa là Phật không chứng cho lòng ngã nhân, ích kỷ của những đệ tử chỉ biết sùng bái Phật để mong cầu phước lợi riêng cho mình, mà không lo làm việc lợi ích quần sinh. Bởi đó là điều trái với thuyết từ bi của nhà Phật! Chớ không phải Phật bác bỏ lòng trung nghĩa, kính thầy, giữ đạo của các đệ tử Ngài. Vì một đệ tử bất trung vong bổn, không nghĩ đến công ơn Thầy, có khi nào họ tốt bụng đối với quần sinh! Gương tổ Ca Diếp khóc bên cạnh kim quan Phật. Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo công bố trên mặt báo QUẦN CHÚNG (ngày 14-11-1946) rằng: “ Ðối với toàn thể tín đồ Phật giáo tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Ðức Phật Thích Ca”, đã chứng tỏ về lòng trung nghĩa, lúc nào cũng nghĩ đến Thầy! Việc “đặt lợi ích xã hội trên cả bức tường rào của ý thức hệ lẫn giáo điều” (trang 151). Ðiều ấy, về mặt lý thuyết nghe rất hay. Nhưng chúng ta nên nhìn kỹ lại những ngôi sao sáng trong khung trời tôn giáo xưa nay có vị nào tha thiết vấn đề nầy chăng? Hay các Ngài ai cũng lo củng cố cho tông phái của mình thôi. Mặc dù các Ngài vẫn đầy đủ tinh thần cởi mở và suốt đời chỉ lo phụng sự quần sinh! Biết rằng, vượt trên bức tường rào quốc gia và tôn giáo để tiến đến chỗ đại đồng là cái “lý tưởng toàn thiện”. Nhưng chúng ta phải xét lại trình độ nhân loại hiện nay có cho phép chúng ta thực hiện ngay cái “lý tưởng” ấy được chăng? Có một nhà lãnh đạo quốc gia và một vị chơn sư nào vì lợi ích quần sinh đã vượt qua bức tường rào quốc gia và tôn giáo chưa? Hay đó chỉ là hành động của một bé lên ba, chưa ý thức việc đời, nhẹ dạ nghe theo tiếng kèn, lời huyễn, vượt qua lệnh nghiêm đường bằng cách quá sớm để lãnh lấy tai vạ đáng tiếc vậy thôi! Là hạng thường nhơn, đối với những bậc có huệ đức lớn trong các tôn giáo, chúng ta có thể làm hơn các Ngài được ư? Hay đây là điều chúng ta không thể hành động riêng trong thời hiện đại nầy? Và lấy làm lạ, tại sao trong quyển sách của Bác Hai lại có Chú Ba nào nữa? Nhưng dù chú nào, với tư cách giáo dục trong quyển sách Bác Hai, chúng ta có thể cho đó là tư tưởng của Bác Hai thôi. Câu chuyện Bác Hai nói: “Khỏi theo Hòa Hảo” là để nói lên tinh thần cởi mở hòa vui với một vị Bí Thư. Nhưng theo lệ thường, người ta nghe một lời nào trong sách, họ vẫn cho đó là lời dạy chung cho tất cả mọi người. Việc cởi mở hòa vui thiếu gì cách, Bác Hai lựa phải nói câu “khỏi theo Hòa Hảo” làm chi cho một số đồng đạo nghe qua không hài lòng và gây hoang mang cùng gieo hậu quả chẳng tốt cho con em tín đồ. -Ông A, gia đình khủng hoảng về kinh tế, trên đường cầu thực, lắm khi ông phải phân vân, không nỡ vì bát cơm manh áo mà phụ Thầy bỏ Ðạo! Nhưng ông nhớ lời Bác Hai nói: “Khỏi theo Hòa Hảo”, ông nghĩ miễn làm thế nào cho thân mình yên ổn ấm no là được. Thế, ông A bỏ đạo rất dễ dàng. -Cậu B, vì cuộc sinh sống phải tranh đấu với đời; đôi khi cậu nghĩ: mình là dòng giống Hòa Hảo, chạy nhảy quá trớn, e khi có lỗi với Thầy đạo mình chăng? Nhưng cậu nhớ lời Bác Hai nói: “ Khỏi theo Hòa Hảo”, nên cậu không do dự, bước thêm nhiều bước, làm mất cội gốc luôn! Hơn nữa, trong lúc Hòa Hảo gặp hồi hưng thịnh, Bác Hai nói câu: “khỏi theo Hòa Hảo”, người trí thức Hòa Hảo chắc ai cũng vui lòng! Bởi Hòa Hảo bao giờ cũng sẵn sàng cứu giúp cho bất cứ một ai trong cơn nguy biến; dù người ấy không theo Hòa Hảo! Trái lại, Hòa Hảo đang gặp hồi suy yếu, Bác Hai nói câu: “khỏi theo Hòa Hảo”, người trí thức Hòa Hảo chắc ai cũng tủi phận cho đoàn thể mình đang sống trong cảnh: “ cay đắng phũ phàng”, lại gặp Bác Hai đệm thêm cho những lời “trớ trêu” chẳng đẹp! Tóm lại, câu chuyện Bác Hai nói: “khỏi theo Hòa Hảo”, tự Bác Hai khiêm nhượng và làm vui lòng người có thế lực để cho mình được yên thân. Nhưng Bác Hai khiêm nhượng quá đáng sẽ làm thương tổn đến tiềm lực đạo giáo chúng ta. Người tín đồ Hòa Hảo, biết trọng tự do và khí tiết của mình, dù trường hợp nào cũng không thể thốt lên những lời hèn yếu đó. Vì ai cũng vẫn là con người như chúng ta thôi! 2). Say thì có tội. Trong quyển Cặn Bã Ký Ức (trang 74) của Bác Hai nói: “Có lần Bác Hai dự lễ kỵ cơm nhà người bạn. Họ đãi mặn, có riêngmột mâm chay. Ðồ chay dầu nhiều hơi khó chịu. Bác vói lấy ly bia uống ít hớp. Chủ nhà mừng quá nói: “Ừ. Vậy mới thông cảm chớ !” Và mọi người trong bàn tiệc cũng tán đồng việc “thông cảm” nầy.” Theo tôi nghĩ, người đời làm như vậy, họ thông cảm với nhau được. Bác Hai là người đạo, không thể “thông cảm” được. Vì Bác Hai đã vi phạm điều răn cấm thứ nhất của Ðức Thầy. Về rượu, Ðức Thầy dạy: “Uống rượu phải cử tuyệt, nhưng khi có tiệc lễ với người ngoài và không phải nhằm ngày chay lạt, có thể dùng một đôi chút rượu thật nhẹ để đừng tỏ sự chia rẽ với kẻ ngoại đạo…” (quyển sáu). Trong lúc Bác Hai ngồi nơi bàn tiệc, chủ nhà đãi chay, mặn phân biệt rõ ràng. Và trong đó chưa hẳn là người ngoại đạo, mà cũng không ai có quyền ép buộc, tự Bác Hai với lấy ly bia uống…Ðương nhiên, luật đạo không thể dung tha. Vả lại, người biết đạo, biết tai hại của rượu, không nên ghi chép lời tán đồng về việc uống rượu “thông cảm” với nhau làm chi? Việc thông cảm thiếu gì cách tốt đẹp, đợi uống rượu mới thông cảm sao? Chúng ta thử hình dung lại, sau khi rượu vào lời ra, chưởi bới, đánh đập, ói mữa và còn bao nhiêu tai nạn, chết chóc đau thương ngoài đường. Uống rượu “thông cảm” như thế đó ư? Bác Hai là bậc cao kiến, gương mẫu, tự bác uống rượu, xem thường giới luật, thì số hậu tấn sẽ nhắm theo đó, phá giới, bỏ đạo dễ dàng! Một nền đạo, tín đồ xem thường giới luật, trà rượu xình xoàng thì còn gì là hệ thống của đạo! Và đạo sẽ đi dần đến chỗ hoại diệt luôn! Bác Hai vô tình hay cố ý mở đường bất lợi nầy? Còn nói : “đồ chay nhiều dầu hơi khó chịu” nên bác Hai uống ít hớp bia, thì càng ngụy lý. Vì Bác Hai ăn chay lâu ngày hơi dầu đã quen, không quen hơi rượu. Thử hỏi: hơi rượu và dầu, thứ nào khó chịu hơn? Tóm lại, câu chuyện Bác Hai uống rượu được đánh giá ít nhiều qua nhân phẩm của Bác Hai, thì tùy Bác. Ở đây chúng ta chỉ nói việc ảnh hưởng bất lợi cho đạo giáo chúng ta, đó mới là điều đáng kể thôi! 3). Xét lại. Nguyên văn trong quyển Cặn Bã Ký Ức, chuyện Xét Lại nói: -Có chú em đến động viên Bác Hai đứng ra tranh đấu củng cố, phục hưng lại cơ sở đạo giáo đang lúc khuynh nguy! Bác Hai nói: - Cái đó xin nhường lại cho những bậc tài cao đức cả, chớ tôi hơn 70 tuổi rồi chưa lo liệu được gì cho chính bản thân mình, chưa biết thẹn sao còn nói chi đến gánh gồng việc lớn. Chú ta nói: -Kinh Phật có nói: “Người chưa tự độ mà nguyện độ cả chúng sinh trước, là hạnh Bồ tát” . Bác thấy sao? Bác trả lời: -Cái đó tôi không rõ. Có điều tôi thấy rất rõ là nếu mình chưa giác ngộ thì không thể giác ngộ kẻ khác được. Chú em gằng giọng: -Nếu vậy thì đoạn Kinh Phật đó phải xét lại sao? Chú lặp tới lặp lui câu ấy mấy lần. Bác Hai cứng rắn trả lời: -Chẳng những đoạn kinh đó thôi, mà toàn thể Kinh Phật, luôn cả sách vở trên mặt đất nầy đều phải xét lại hết. Khơng những chúng ta xét lại thơi mà đến con cháu chúng ta cũng còn phải xét lại nữa…” (trang 174). Dụng từ “động viên” ở đây không đúng! Vì từ động viên nó có tính cách người có uy quyền bắt buộc; và lời khuyến tấn của những người có trách nhiệm, như: lệnh động viên thanh niên nhập ngũ; động viên học trò trở lại học, và động viên anh em đi làm công tác xã hội.v.v… Với chú em kia, địa vị kém, làm sao dám động viên Bác Hai được? Có thể nói ý kiến, hoặc yêu cầu, hợp lý hơn. Và đầu quyển sách nầy, Bác Hai đã mặc nhận mình là “Bồ tát”. Bồ tát ở đây không phải khuất bóng rồi được nhân thế suy tôn. Vị “ Bồ Tát” đương thời, tức tài năng, đức độ siêu xuất. Bác Hai cho rằng Bác “chưa lo liệu được gì cho bản thân mình”. Như thế, lời Bác Hai rất mâu thuẫn và dùng “ngụy lý” để thắng đối phương, chớ chưa phải lời nói ở tự đáy lòng chân thật của Bác Hai! Xưa nay những người dùng “ngụy lý” để thắng đối phương khi đàm thoại hoặc để tuyên truyền, đó là sở trường của những người mưu cầu danh lợi, bảo vệ và phát huy tư tưởng của chủ nghĩa mình thôi! Vả lại, câu chuyện giữa bác Hai và chú em kia đàm thoại, với “ý chính” là việc “phục hưng cơ sở tôn giáo”. Vấn đề Kinh Phật nói: “Người chưa tự độ mà nguyện độ chúng sanh trước là hạnh Bồ tát” chỉ là trường hợp bất đắc dĩ trong khi đàm thoại nên chú em kia phải dụng đến “ý phụ” đó thôi. Việc “phục hưng cơ sở tôn giáo” có nhiều phương tiện, tùy theo năng lực hảo tâm đóng góp của chư tín đồ, như: đồng tiền, chén gạo… Ðiều ấy ai làm cũng được? Hà tất Bác Hai phải đề cập đến việc: “chưa giác ngộ thì không thể giác ngộ kẻ khác được” để tạo cớ khủng bố chú em ấy làm chi? Chú em kia ngõ ý việc “phục hưng cơ sở tôn giáo” cùng Bác, chính nó thuộc thành phần em cháu của Bác Hai rồi! Và nó cũng không phải số người xấu đối với tôn giáo của Bác Hai! Bác Hai nhấn mạnh câu “xét lại”, nhưng sao Bác Hai không tự xét lại tư tưởng và hành động của Bác Hai như thế nào? Hơn nữa, theo công lý: Một người con biết lo gia đình khi sa sút, một công dân biết lo Tổ quốc lúc lâm nguy và một tín đồ biết lo đạo giáo trong hồi suy yếu; dù đúng, dù sai cũng là người tốt. Lẽ ra Bác Hai nên hoan hỷ dùng lời lẽ ôn hòa chỉ dạy chỗ đúng sai, lợi hại cho chú em kia mới hợp lý và có tình nghĩa hơn. Lúc bình nhật, Bác Hai rất dung hòa cái nào cũng phải, thành danh ông già “Ba phải”! Sao ở đây nghe chú em nói đến việc “phục hưng cơ sở tôn giáo”, Bác Hai trả lời với một giọng gần như “gắt gỏng”? Lại còn dùng đòn lý luận mạnh, tấn công chú em vào ngõ bí? Có phải chăng nói đến việc “phục hưng cơ sở tôn giáo” là điều trái nghịch với ý của Bác Hai ư? Và có phải vì vậy mà Bác Hai cho ra đời đề “Tôn giáo không phải vấn đề”; “Khỏi theo Hòa Hảo” và nhiều đề mục khác nhằm mục đích bất lợi cho tôn giáo? Ðồng thời, Bác Hai còn giao du với các nhà sư, giới thiệu cho con em tín đồ theo tôn giáo khác để mở đường cho tín đồ xa dần Hòa Hảo và mất gốc luôn chăng? Tóm lại, mọi hành động của Bác Hai vì vô tình tuổi già lẩm cẩm hay cố ý hành động sâu kín? Trong hai điều, Bác Hai phải vi phạm một. Và chờ thời gian hắc bạch phân minh. Chừng đó, có những cây bút vô tư của giáo sử ghi chép lại việc nầy! 4). Tu trong công việc hằng ngày. Trong quyển Cặn Bã Ký Ức, chuyện “Tu trong công việc hằng ngày”. Bác Hai nói: “Hãy đem tinh thần từ bi hỷ xả của Phật mà tiếp đãi ứng xử vui vẻ với mọi người, mua bán nới nang, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Như vậy sẽ có nhiều tiến bộ trong việc tu hành. Kinh tế gia đình ổn định, mà lại đắt hang thêm”.(trang 193) Nghe Bác Hai nói, chúng ta thấy rất dễ, nhưng khi thực hành, có kinh nghiệm mới thấy đó chỉ là lý thuyết suôn thôi. Người tu hành, dù không nương mình nơi núi non, am tự…nhưng cũng phải giải quyết thế nào cho cuộc sinh sống của mình bớt đi cảnh lo lắng, bận rộn đầu óc, mới tiến tu được. Trái lại phải bị lùi sụt ngay. Chúng ta thử hình dung lại cảnh buôn bán, cơ sở bề bộn, hằng ngày phải đương đầu với số người ngang ngược, tham gian, tính toán lợi hại… Thậm chí có lắm đêm không yên giấc, lo giải quyết nợ nần, kiểm điểm sổ sách.v.v… Quanh năm chỉ bận rộn với bấy nhiêu đó. Thử hỏi có rảnh rỗi đầu óc, yên tĩnh thân tâm và đường tu học có tiến bộ được ư? Có số tu sĩ độc thân nghe Bác Hai nói, sẵn ý muốn chạy theo danh lợi rồi tính việc ổn định gia đình và cũng tu tiến bộ theo ý của mình nghĩ. Nhận xét sai lầm, mang thân ra bờ biển nghiệp, coi chừng bị sóng nghiệp cuốn chìm luôn! Về việc tu hành tiến bộ của hàng tu sĩ, cách sinh sống có nhiều phương tiện, tùy ta chọn lựa. Và trường hợp nầy, Ðức Thầy đã nói: “Hãy tìm con đường giải thoát cho mình bằng cách lạc đạo an bần, xả thân tu tỉnh” (Luận về Bát Chánh).Và: “Ta là cư sĩ canh điền, Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành. Xa nơi tranh đấu lợi danh, Giữ lòng thanh tịnh tánh lành trau tria” (Quyển Năm). Ðành rằng, cách mua bán nới nang, vui vẻ là điều tốt, có lợi cho việc làm ăn! Nhưng đây chỉ là trường hợp của những người làm ăn chất phác trong xã hội thôi. Ðem việc làm ăn bề bộn ra áp dụng cho việc tu hành tiến bộ là điều nhà tu nên cẩn thận! Tóm lại, giới tu sĩ độc thân muốn đường tu học của mình tiến bộ, nên nhớ rằng, không khi nào “bắt cá được hai tay”! Và nên xét kỹ lại lời Bác Hai nói! Ðừng vội nghe, làm trong khi mình chưa có kinh nghiệm. Tai hại lắm! 5). Cúng sao cũng trúng. Trong tác phẩm Cặn Bã Ký Ức, chuyện “Cúng sao cũng trúng”, nói: Có người đem câu chuyện đồng đạo hành lễ tuần tự, giỗ quảy mỗi nơi mỗi khác nhau. Do đó, đôi khi có sự bất đồng ý kiến sanh ra cự cãi sôi nổi để hỏi ý kiến Bác Hai coi ai đúng, ai sai? Bác Hai đáp: Cúng sao cũng trúng, chỉ có cãi lộn là trật” (trang 178). Theo tôi nhận xét, Bác Hai dạy như vầy không hợp lý và còn gây thêm bất lợi cho đạo chúng ta nữa. Câu chuyện trên mười bốn thế kỷ qua, cãi nhau về việc “phướng động, hay gió động?” Ðức Lụïc Tổ cho rằng: tâm nhân giả dao động, chớ phướng, gió lẽ tự nhiên, đâu có động! Thế là đúng lý! Còn trường hợp đồng đạo cự cãi nhau ở đây vẫn phải có đúng, có sai. Thí dụ, Ðức Thầy dạy: “ Bàn tay lật ngữa vậy mà, Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh” (Từ Gĩa Làng Nhơn Nghĩa). Chú A lại đọc: -Bàn tay lật sấp vậy mà, Cậu B cãi lại: -Bàn tay lật ngữa vậy mà, Như vậy chú A sai, Cậu B phải đúng thôi! Việc nầy Ðức Thầy ân cần dạy bảo “Ði xa thì phải dặn rành”, và: “Bàn thông thiên cũng phải thực hành như y”. Tức Ngài rất quan tâm về vấn đề “nghi thức”. Vì “nghi thức” cúng lạy để nhắc nhở phận sự nhà tu và thể hiện tinh thần của tôn giáo. Nếu một tôn giáo nghi thức phức tạp, thờ cúng không nghiêm chỉnh, thứ lớp, tức không hợp chính đạo và tiến bộ trên đường giác ngộ! Tuy nhiên, chúng ta có thể nói: nơi trận tuyến, tùy vị chỉ huy quyền binh sử dụng, nhưng ở hậu phương nghi lễ chào quốc kỳ và bản quốc thiều dù cấp bậc nào và trường hợp nào cũng phải giữ thống nhất thôi. Với tôn giáo cũng thế, tuy pháp môn hành đạo tùy trình độ khác nhau, nhưng nghi thức lễ bái vẫn phải giữ thống nhất, chớ không thể mỗi nơi thi hành mỗi khác được. Vì đây là định luật bất di, bất dịch của quốc gia và tôn giáo đã tự bao giờ! Người đem vấn đề nói trên trình bày và hỏi ý kiến Bác Hai. Vì kính Bác là bậc trưởng thượng, chẳng những trách nhiệm Bác Hai cần phải phân giải rành chỗ lợi hại cho anh em biết. Ðồng thời Bác Hai còn cần phải gặp gỡ số người có uy tín trong đạo để bàn vấn đề thống nhất về nghi thức phần nào hầu tránh bớt sự phức tạp, bất đồng ý kiến, dẫn đến cảnh chia rẽ lẫn nhau trong đoàn thể, thế mới hợp lý! Ngược lại, Bác Hai bảo: “Cúng sao cũng trúng”, làm cho anh em hoang mang thêm, tăng trưởng sự chia rẽ, có hại cho đạo, chớ có trúng chi đâu? Như vậy, Bác Hai vô tình hay cố ý không chận đứng nguyên nhân phức tạp mà còn xui anh em làm mất sự đoàn kết, dẫn đến chỗ suy yếu chăng? Câu chuyện Bác Hai thuật lại ông Hội Trưởng ở Long Xuyên thỉnh ý Ðức Thầy về vấn đề cúng lạy “thống nhất”. Ðức Thầy nói: “ Hễ có cúng là thống nhất, còn không cúng mới không thống nhất” (trang 179). Xét kỹ, chúng ta thấy câu chuyện nầy viễn vông và mâu thuẩn quá! Hể có cúng lạy là thống nhất, Ðức Thầy để mặc cho tín đồ cúng sao đó thì cúng. Hễ có cúng thì được. Vậy trước khi đi xa, Ngài phải mất công dạy rành “bàn tay lật sấp, lật ngửa, và cách cúng Cửu Huyền, Tam Bảo và bàn Thông Thiên làm chi cho mất công” ? Và ở đây, sao Ngài dạy phản lại với thánh ý của Ngài trong bài “Từ Giã Làng Nhơn Nghĩa”? Chuyện nầy chúng ta còn không thể làm! Hà tất Ðức Thầy lại đi làm một việc lôi thôi như thế ư? Vả lại, thống nhất là cùng làm y khuôn rập như nhau, chớ thống nhất gì mà người xoay bên đông, kẻ bên tây, rồi “ cự cãi sôi nổi” và trợn dọc với nhau mà gọi là thống nhất ? Hơn nữa, ông Hội Trưởng kia danh tánh chi, xã, quận nào trong tỉnh Long Xuyên? Câu chuyện đó Ðức Thầy nói tại đâu, có ai chứng kiến? Và tại sao nghi thức cúng lạy thống nhất là điều Ðức Thầy rất quan tâm, trước khi đi xa Ngài “chỉ dạy rành”. Còn ở đây gặp ông Hội Trưởng thỉnh ý Ðức Thầy, sao nhân cơ hội nầy Ngài không “dạy rành” cho tín đồ? Thế, có phải là một câu chuyện không thể tin rằng Ðức Thầy có nói và không nên phổ biến trên sách sử chăng? Tóm lại, Bác Hai nói: “Cúng sao cũng trúng” như trên là điều gây thêm phức tạp cho phần nghi thức trang nghiêm cao đẹp do Ðức Thầy đề ra. Và đây cũng là điều khúc khuỷu khó hiểu. Xin nhường cho bậc cao minh phán đoán sau nầy! 6). Gần mực thì đen. Trong quyển Cặn Bã Ký Ức của Bác Hai có ghi câu chuyện như vầy: “Một cô giáo đến hỏi Bác: Mấy chị em tu sĩ dạy con: Mình tu đừng nên gần những người tu giải đãi, những người kém đạo đức, hoặc không tu. Vì “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chỉ nên gần những người tinh tấn, vì họ có thể trợ duyên cho mình tu tiến. Mấy chị dạy con như vậy, Bác Hai thấy sao? Bác cười nói: Hay! “Rằng hay thì thật là hay, Nghe qua ngậm đắng trêu cay thế nào” (Kiều) Nghĩ như vậy thì những người đạo cao đức cả, ai mới chịu gần gũi với mình đây!” (trang 85) Theo chúng tôi thấy, câu chuyện cô giáo kể trên là chân lý và thực tế, đâu có ý đồ và gay gắt chi mà phải “ngậm đắng trêu cay”? Và chúng ta đồng ý với Bác Hai là ở đời ta nên nhẫn hòa với mọi người, không nên nghịch lẫn làm cho cuộc sống của xã hội chẳng được bình yên. Nhưng hạng người nào ta cũng gần gũi với họ, là điều chúng tôi không đồng ý. Bởi lẽ: Gần với người trí thì sáng, gần kẻ ngu thì tối, thích người nịnh thì dua bợ, chơi với kẻ trộm cắp thì ăn cướp. Ðó là lẽ đương nhiên Thánh hiền đã dạy. Và Ðức Thầy cũng cấm: “Ðiếm đàng đĩ thõa chớ gần…” (Quyển Ba) Thế nên xưa Mạnh Mẫu phải ba lần dời nhà, vì sợ con bà (Mạnh Tử) tập nhiễm theo phường bất hảo! Thật vậy, chúng ta thử hình dung bên xóm có những gia đình không tốt, thiếu đạo đức, ta lại thả lỏng cho con em lân la với họ lâu ngày, hậu quả phải như thế nào? Nhưng có điều ta nên thông cảm cho họ, nên nhịn và xa lánh họ đi, nếu ruồng rẫy họ lắm, e khi sanh nhiều tai họa! Bác Hai nói câu: “Nghĩ như vậy, thì những người đạo cao đức cả ai mới chịu gần gũi với mình đây!” Cô giáo không hỏi đến bậc đạo cao đức cả. Bác Hai đề cập đến, không cần thiết . Nhưng tiện dịp, chúng tôi bàn thêm. Bậc đạo cao đức cả, tâm các Ngài không còn ô nhiễm, tùy duyên hóa hiện cứu độ chúng sinh, như trường hợp Phật Ấn chơi thân với Tô Ðông Pha, rồi mượn cô hầu đẹp để cảnh tỉnh Ðông Pha sớm thoát vòng tục lụy. Phật Thích Ca sanh vào hoàng cung, tự tìm đạo giác ngộ muôn loài. Chúng ta hạng thường nhân không bì kịp các Ngài mà dám đụng đâu cũng chơi thân đó để bị kẻ xấu đồng hóa vào chỗ đê hèn? Tóm lại, người tu hành, nhất là các em cháu mới tu nên khắc ghi lời Phật Thánh dạy. Và cộng thêm sự kinh nghiệm của mình hầu tự lập con đường rõ ràng duy nhất của mình thích nghi, tiến bộ. Ðừng tưởng đơn giản rồi đụng đâu cũng chơi thân, khi hối tiếc việc đã muộn màng! 7). Không hết tham. Trong quyển Cặn Bã Ký Ức, chuyện “Không hết tham” Bác Hai nói: “…Hồi chưa tu thì tham quyền thế, tiền của. Bây giờ tu thì tham phước đức, mong cho mau thành Phật, thành Tiên, đấy cũng là lòng tham thôi…” (trang 65). Tham là một “biến từ”, tùy theo vị trí sử dụng. Nhưng từ tham Bác Hai dùng ở đây thuộc về “động từ”, chỉ cho sự “tham lam” không chính đáng mà công lý quốc gia không cho phép và giới luật đạo giáo cũng ngăn cấm luôn. Nói dễ hiểu hơn, mọi việc làm xấu, như: trộm cướp, sang đoạt tài vật của người bằng cách trái phép, luật pháp ngăn cấm và sử sách cho đây là con đường đen tối. Ðó gọi là “tham”. Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo đã cảnh tỉnh điều nầy: “Chữ tham trong ý muốn mặc tình, Rán định tánh trừ cho nó tuyệt” (Quyển Tư) Ngược lại, mọi việc làm tốt, như: học tập thành tài, cải thiện quốc gia giàu mạnh và lo tu hành tác Phật, tác Tiên…luật pháp công nhận, sử sách khuyến tấn gọi là con đường sáng suốt, lập chí tiến bộ và thành công, chớ không thể cho đó là “tham” được. Vả lại, nếu chúng ta dùng từ “tham” chỉ cho việc tu hành, hầu như chưa mạnh dạn trừ dứt tánh tham, khiến cho người tu non kém coi sự tham là thường không sớm diệt bỏ, tức phải vương vào tam độc (tham, sân, si) là thứ tội ác mà chủ trương Phật giáo cực lực lên án bài trừ. Và chúng ta tự nhận mình tu là “tham”, sẽ tạo cớ cho kẻ ác, đánh giá số người tu là hạng người ích kỷ, chỉ biết lo tham vọng cho mình được sung sướng, không nghĩ đến xã hội đồng bào. Cách dụng từ như thế, không tinh nghĩa, có hại! Có người cho rằng, Bác Hai thường nói với ngụ ý trắc nghiệm cao xa. Bậc sáng suốt và suy xét nhiều ngày mới thấu nghĩa lý. Vì nói từ “tham”, tức nói đến phần giới luật đạo, cũng như nói đến nội quy trường sở. Phải nói với tánh cách nghiêm minh, sáng tỏ để cho người nghe dễ hiểu và chấp hành ngay, chớ đâu phải cho đề thi để đo lường trình độ thí sinh mà phải nói cao xa. Tóm lại, người tu hành là đi trên con đường sáng suốt, tiến bộ, chúng ta không thể cho rằng người tu là “tham” mà sai với ý nghĩa và làm giảm bớt tiềm năng chính đạo. Do đó, chúng ta không tán đồng ý nghĩa biến từ “tham” như Bác Hai đã nói ở đây. 8). Chơn không. Trong tác phẩm Cặn Bã Ký Ức, chuyện “Chơn Không”, có người hỏi Bác Hai: “Theo anh chơn không là gì? Bác đáp: Là không có giày dép gì ráo!” Có số huynh đệ nói rằng: Ðọc quyển Cặn Bã Ký Ức của Bác Hai, có những chỗ không hiểu gì cả! Thật vậy, về “Chơn không”, Ðức Thầy dạy: “ Tìm tỏi đạo mầu trong Phật pháp, Cho đời hiểu rõ lý chơn không”. (Khuyên Bỏ Dị Ðoan) Thì ra, “chơn không” là một pháp môn trong những pháp môn Phật giáo, cần phải tìm học cho rõ nghĩa lý để tu hành. Nhưng Bác Hai lại nói: “Chơn không là không có giày dép gì ráo!” Chúng ta làm sao hiểu được đúng ý của Bác Hai? Và cũng như đề: Chủ nhơn ông (trang 34), Gần mực thì đen (trang 85), và Ba phải (trang 22) v.v…Bác Hai nói xa vời, ít ai rõ được ý Bác nói những gì? Có số người bảo: Cách nói của Bác Hai gần như Tổ nói với Tổ, hạng thường nhân khó lãnh hội! Nhận xét nầy, rất trái với phương pháp giáo dục khoa học của trường sở và ý của Phật Thánh xưa nay. -Phương pháp giáo dục của trường sở, giáo viên phải giảng bài thế nào rõ ràng ý nghĩa làm cho học trò dễ biết, dễ nhớ và làm bài cho đúng. Ðó là giáo viên giỏi, cách giáo dục tiến bộ. -Và Phật giáo phải có tạng “ luận” để tín đồ dễ ý thức lời Phật dạy hơn. Bác Hai, dùng phương pháp “trắc nghiệm”, úp mở làm chi thêm khó cho em cháu? Thí dụ: “Chơn không”, có thể Bác Hai giải nghĩa đơn giản, ngắn gọn. “Chơn không” : Không tà mị là “chơn”; lìa khỏi các tướng (phiền não, sinh tử) là “ không”, tức được giải thoát, đắc quả Niết Bàn, không còn phải luân hồi đau khổ nữa. Thế gọi là “chơn không”. Như vậy, cũng tạm hiểu ý nghĩa phần nào về “chơn không” rồi! -Còn nói : Lời Bác Hai nói, bậc cao kiến mới hiểu nỗi, hạng thường nhân khó lãnh hội. Như thế, cũng sai! Vì phương pháp giáo dục, đời hay đạo, chủ yếu dẫn dắt người mê tối, đến sáng suốt, thì bậc cao kiến cần gì phải giáo dục họ! Cũng như diệu dược cần chữa trị kẻ đau bệnh, người lành mạnh, phải chữa trị làm chi? -Nếu cho rằng cách nói của Bác Hai gần như bậc Tổ nói với Tổ, lại càng sai lạc hơn! Vì Bác đâu phải là Tổ! Và người nghe Bác Hai nói cũng không phải là Tổ. Cũng như vị giáo viên cấp I và em bé lớp một, lại giảng và học chương trình đại học. Thế là một việc làm trái ngược vô cùng! Xưa, Ngũ Tổ hỏi Lục Tổ: -Gạo trắng chưa? Và gõ trên cối ba cái! Lục Tổ hiểu ngay thánh ý; đến canh ba vào tịch liêu thọ truyền “Y Bát”. Ðời nay Tổ hỏi gạo trắng chưa? Họ nghĩ rằng Tổ đói bụng! Và gõ trên cối ba cái! Họ cho là tánh Tổ khỉ khọt, cầm gậy hay gõ, thọt vậy thôi! Chớ họ đâu có hiểu gì cao xa hơn nữa! Và Thiền Sư Bá Trượng, theo học với Ðức Mã Tổ. Một hôm dạo vườn hoa, thấy bầy chim bay, Mã Tổ hỏi: - Ðó là gì? Bá Trượng đáp: -Bầy vịt trời! – Mã Tổ hỏi: - Bay đi đâu? Bá Trượng đáp: -Bay đi mất! Mã Tổ nắm sống mũi Bá Trượng vặn mạnh một cái đau thất thanh và bảo: sao không nói: bay đi mất? Liền đó, bá Trượng “tỏ ngộ tâm yếu”! Ðời nay thầy nắm sống mũi trò vặn mạnh một cái. Chẳng những trò không tỏ ngộ tâm yếu, tâm mạnh chi cả. Mà nó vặn cổ thầy lại cũng không chừng! Cho nên đem chuyện cao xa của Tổ xưa mà áp dụng cho người thấp kém đời nay, đâu còn gì hợp lý! Ðiều tai hại hơn nữa, có số người cho rằng, Bác Hai nói, bậc cao kiến mới hiểu nghĩa được! Rồi họ cứ an tâm, nhắm mắt tin bướng làm càng, không phân tà chánh, lợi hại! Và cũng có số người bắt chước theo cách nói của Bác Hai, không cần tra cứu tìm xét ý nghĩa rõ ràng, nói làm sai đạo lý, dẫn dắt người mê, làm cho lu mờ chánh đạo. Và cũng trong tác phẩm này, chuyện “tâm chay”, Bác hai bảo: “Các cháu đừng động não việc nầy hãy chờ đến lúc cảm nhận thôi.” (trang 109). Nghe qua, chúng ta thấy Bác Hai nói viễn vông quá! Học trò đang ngồi trong lớp nghe thầy, cô giảng dạy, phải ý thức ngay bài vở để thi cử theo kịp với bạn bè; chờ đến lúc nào mới cảm nhận? Năm nay, năm nữa, năm nữa mới cảm nhận, thì đã lỡ cơ hội tiến thân rồi, ăn năn sao kịp? Tóm lại, tư tưởng một số bài của Bác Hai, khác với tư tưởng giáo dục của trường sở và Ðức Thầy như hai thái cực! Ðức Thầy đem lời lẽ bình dị, thông thường giáo hóa hợp với căn cơ trình độ chúng sinh khiến cho người nghe dễ biết: “Quyết dạy trần nên nói lời thường, Cho sanh chúng đời nay dễ biết”. (Quyển Tư) Và phải tìm hiểu ý nghĩa rõ ràng làm theo đúng chánh pháp mới đắc quả: “Nghe cạn lời chớ có mờ hồ, Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo”. (Quyển Tư) Chớ không xem kệ giảng rồi chờ ngày “cảm nhận” như Bác Hai đã nói ở trên. 9). Làm phách. Trong quyển Cặn Bã Ký Ức, chuyện “Làm Phách”. Ðối với con cháu trong nhà, Bác Hai bảo rằng: “…mình tính nó như bao nhiêu người khác, thì đâu có vấn đề. Nghe thì nó nhờ, không nghe thì thôi”. (trang 69 ) Nhận xét của Bác Hai không hợp đạo lý Thánh hiền. Theo đạo lý, thầy phải có trách nhiệm với trò, cha phải có trách nhiệm với con…Nếu kẻ dưới làm những gì tội quấy, tức phải có biện pháp thích nghi giải quyết, không thể nói: “nghe thì nó nhờ, không nghe thì thôi” được! Chúng ta thử nghĩ: cảnh bề trên bất lực, dạy nó “không nghe thì thôi” thì còn gì là thuần phong mỹ tục và trật tự của xã hội loài người! Cái từ bi áp dụng không đúng chỗ, hậu quả chẳng lành, nó là tội ác chớ nào phải từ bi! Nói thế, không có nghĩa là, tôi tán đồng tư tưởng độc tài, phong kiến, dùng quyền lực áp bức kẻ dưới. Tôi muốn nói : đạo lý chỉ ở trong đường lối chiết trung. Nghĩa là bề trên dù trường hợp nào, thời gian nào cũng phải chánh kỷ và biết áp dụng “uy đức” mới đem lại cảnh yên lành, tiến bộ. Ngược lại, thái quá, bất cập nó chỉ gieo hậu quả bất lành thôi. Thuyết tự nhiên, ôn hòa của Bác Hai đó, nó thuộc về “lý tưởng”. Ðã là “lý tưởng” phải chờ một ngày xa xôi nào đó, trình độ nhân loại tiến bộ tương xứng với thuyết ấy, mới có thể áp dụng thuyết đó được. Nói bằng cách khác, là chờ khi nào ông cha 80 tuổi, ông con 60 tuổi, chừng đó ông cha có thể để tự nhiên hoặc “nói nó nghe thì nó nhờ, không nghe thì thôi”, chớ không còn cách nào nữa cả! Tóm lại, quốc gia phải có “tư pháp”, đạo giáo phải có “giới luật” và gia đình phải có “kỷ cương”, như Ðức Thầy đã dạy: “Nghiêm đường chịu lịnh cho an” (Quyển Ba) Và: “Quyền cha quản xuất gia đình, Dạy con phải phép vẹn gìn hiếu trung” (Hoài cổ) Ðây là lẽ đương nhiên của chân lý, của trách nhiệm bề trên, nhất là trách nhiệm của người làm cha mẹ đối với con cháu trong nhà mà đạo lý xưa nay đã định, không thể nói với cách hời hợt, vô trách nhiệm như Bác Hai được! 10). Lời bạt. Trong quyển Cặn Bã Ký Ức tập 1, xuất bản năm 1994, trang 165. Bác Hai nói: “Nói gì thì nói,“thanh minh thanh nga” cách nào cũng không che lấp nỗi sự ngây ngô của mình, của kẻ ngớ ngẫn hoài công đi tìm đường chim dấu cá” * Tạm chú: Ngây ngô: u mê. Ngớ ngẫn: khờ, không biết gì. Hoài công: uổng công. Ðường chim dấu cá: Là đường con chim bay trên trời, con cá lội dưới nước. Nghĩa bóng, một việc làm không thể thành công. Ðại ý, Bác Hai nói: Bác có thanh minh biện luận thế nào cũng khó che dấu chỗ u mê khờ dại của bác được. Và uổng công khó nhọc Bác đi tìm đạo lý, chưa chắc gì được thành công! Ðọc lại đoạn văn trên, chúng ta rất khó hiểu, tại sao Bác Hai cho rằng: Bác là người đi tìm đạo lý để tu hành, lại là u mê, khờ dại và chưa chắc gì được thành công? Ðây có phải chăng Bác Hai đả phá khéo để diệt tư tưởng của những người tu hành tín ngưỡng tôn giáo ư? Ðiều nầy phải chờ sự hành động của Bác Hai đến ngày chung cuộc. Và các bậc cao minh xét lại sau nầy! 11). Xóa mặc cảm. Trong quyển Cặn Bã Ký Ức (trang 1), Bác Hai nêu lên đề “xóa mặc cảm”. Mặc cảm, là cảm nghĩ thầm lặng trong tâm không ưa thích một người hay một số người nào đó. Xóa mặc cảm có nghĩa là dẹp bỏ lòng hờn ghét người, làm người biết xóa mặc cảm, mở rộng lòng hoan hỷ thương người là điều tốt. “Xóa mặc cảm” ở đây, ý Bác Hai khuyên mọi người nên xóa mặc cảm với những anh lính giải phóng. Những anh lính giải phóng họ là những đứa con cưng của nhà nước. Bác Hai có khuyên mọi người xóa mặc cảm với họ, đó cũng là một việc thừa thôi! Cũng trong quyển Cặn Bã Ký Ức toàn tập “Người tốt ở cảnh nào cũng tốt” (trang 24) Bác Hai còn nhắc thêm câu chuyện anh lính giải phóng tốt lòng với quân địch nơi trận tuyến để cho mọi người biết rõ chỗ tốt lòng của người lính trong hàng ngũ quân đội giải phóng.v.v… Nhưng, những người trong giới đạo nhà (Hòa Hảo) đã bị mặc cảm quá nhiều, nào là: Hòa Hảo phản quốc, Hòa Hảo ăn cướp, Hòa Hảo ăn thịt người… Song trên thực tế Hòa Hảo vẫn tốt lòng, nào là ra hòn, lên núi tìm thuốc nam, nào là lo việc tu cầu bồi lộ…Thậm chí có lắm anh em tu sĩ đến mùa phải tự đi làm thuê làm mướn kiếm tiền để ăn lo phụng sự xã hội.v.v…Ðiều đau lòng hơn nữa lắm khi còn phải chịu cảnh biệt đãi và các sách báo mạ lỵ…Sao Bác Hai không công bằng điển hình một vài tấm gương tốt cho mọi người xóa mặc cảm với đạo chúng ta? Bác Hai tốt với người ngoài, không tốt với người nhà, cái tốt ấy chưa phải thật sự là cái tốt tự trong đáy lòng đạo đức của Bác Hai mà là cái tốt khó nói và đạo đức Ðông, Tây cũng không cho phép. Bác Hai lo cho số người ngoài có uy quyền bị mặc cảm, lại để mặc cho em cháu trong nhà dại khờ, tơi tả…Bác Hai xử sự công bằng như thế đó ư? Tóm lại, đọc quyển Cặn bả ký ức mục “xóa mặc cảm và người tốt ở cảnh nào cũng tốt”, chúng ta thấy Bác Hai đặt nặng tình với người ngoài nhiều hơn người trong nhà. Ðiều vô tình hay cố ý nầy chờ thời gian sẽ thấy rõ hơn. 12). Trời sanh không có gì dư. Trong quyển Cặn Bã Ký Ức, mục “Trời sanh không có gì dư”, Bác Hai nói với Bác Sáu, bạn của Bác Hai như vầy: “Trời sanh không có gì dư! Anh Sáu. Cả tánh xấu, anh cũng khỏi bỏ nữa, miễn anh xài đúng chỗ thì tánh xấu cũng tốt” (trang 85). Nhận xét của Bác Hai xa với thực tế và trái ngược với tư tưởng Thánh hiền và lời Ðức Thầy dạy. Bởi lẽ, chất cặn bã trong xăng dầu nếu không lọc bỏ ra, tức động cơ kia không thể hoạt động. Và bộ phận nào hư, phải bỏ, thay vào bộ phận khác, tốt hơn. Ðối với việc tu hành trau sửa thân tâm cũng thế. Ðiều nầy Ðức Thầy dạy: “Sự đầu tiên của người hành đạo là cốt sửa những tư tưởng, tìm cách đánh đổ tư tưởng xấu xa, đem thay vào những tư tưởng ôn hòa đạo đức” (Trong “Việc Tu Nhân Xử Kỷ”û) Và Ðức Thầy còn nói rõ hơn: “Cái hành đạo đúng theo ý tưởng xác thực của nó là làm thế nào phát hiện được những đức tánh cao cả…” (Báo “Nam Kỳ” ngày 29-11-1946) Như vậy, những tư tưởng nào xấu phải loại bỏ, thay vào những tư tưởng tốt hơn. Và chúng ta chỉ phát hiện những đức tánh “cao cả”, tốt đẹp thôi. Nếu nói tánh xấu ta khỏi cần bỏ, để dành xài đúng chỗ thì tánh xấu cũng tốt. Vậy, “tánh ham ăn”, ta xài ở đâu cho đúng chỗ? Ham ăn trong gia đình thì người nhà bực bội. Ham ăn ngoài tiệm quán thì hao tốn, nghèo khổ. Ham ăn nơi đám tiệc thì cô bác thị khinh ! Và nhất là “tánh dê”. Người tu sĩ độc thân, mang tánh dê không trừ bỏ, để dành xài, thử hỏi : xài ở đâu cho đúng chỗ? Xài ở chòm xóm, khó được yên thân! Xài ở Tự viện, tức bị trục xuất. Và xài ở nơi tổ chức phải mang bệnh “si đa”, thuốc tiên khó chữa ! Vả lại, tánh xấu nó không như thứ vàng mười, cất giữ đó chờ khi hữu sự đem ra xài, có lợi. Nó là thứ heo rừng, hổ dữ và thằng “bối Ba Cụm”, nếu chứa nó trong nhà lâu ngày, nhất định phải mang tai họa thôi! Câu chuyện thí sinh nói dối, tố cáo Trần Minh như Bác Hai nói trong quyển Cặn Bã Ký Ức (trang 85) nầy. Ý tác giả họ muốn khôi hài với ngụ ý khinh bỉ những đứa tiểu nhơn ngu ngốc, lại có tánh hay ganh tài, ghét bạn vậy thôi. Bác Hai đem câu chuyện nầy chứng minh cho lý luận của mình, đâu hợp lý! Tóm lại, làm người dù đời hay đạo, nếu xét mình còn tánh xấu, phải tự diệt bỏ nó ngay, như Ðức Thầy dạy: “Ai ai cũng rán xét mình, Nếu còn tánh xấu thì rinh ra ngoài” (Quyển Ba) Bác hai bảo “tánh xấu khỏi bỏ”. Ðức Thầy dạy: phải “rinh” nó ra ngoài. Chúng ta nên làm theo ý Ðức Thầy, chơn lý hơn và bảo đảm hơn! 13). Tôn giáo không phải vấn đề. Trong quyển Cặn Bã Ký Ức (trang 92) Bác hai nói: “Tôn giáo không thành vấn đề. Vấn đề là tình người với nhau, ăn ở cho có nhân hậu, thủy chung. Vấn đề là nhân quả, gieo nhân nào hưởng quả nấy chớ tôn giáo không quan trọng lắm đâu”. Bác Hai nói không hợp lý! Vì không có tôn giáo làm sao có tình người biết thương người, biết luân thường đạo lý và biết luật nhân quả.v.v…Cũng như nói: trường sở không phải vấn đề, mà vấn đề là “nhân tài”, làm cho quốc gia giàu mạnh mới quan trọng. Nhưng nếu không có trường sở lấy đâu đào tạo nhân tài? Như vậy, trường sở và tôn giáo không phải vấn đề quan trọng sao được? Chúng ta thử hình dung lại một xóm có bóng hình người tôn giáo, tôn thờ Trời Phật và ngược lại, một xóm không tôn giáo, không tôn thờ Trời Phật, cờ bạc rượu trà…Trong hai xóm ấy phải như thế nào? Có phải chăng xóm có hình thức tôn giáo, biết đạo đức và biết thương người nhiều hơn chăng? Và nếu nói: tôn giáo không thành vấn đề, thì xưa nay những vị có huệ đức lớn trong các tôn giáo đâu có dày công gìn giữ và phát huy tôn giáo làm gì? Vả lại, ở đời nếu cái gì ta cho nó “không thành vấn đề”, tức ta không quan tâm gìn giữ, như : một ngôi nhà không quan tâm gìn giữ, tức ngôi nhà đó mau hư hoại ; một quốc gia không quan tâm gìn giữ, quốc gia ấy bị diệt vong. Và một tôn giáo không quan tâm gìn giữ, tức tôn giáo ấy cũng phải bị suy đồi. Ðây là lẽ đương nhiên không thể nói khác hơn nữa được! Vẫn biết Bác Hai nói: “Tôn giáo không thành vấn đề” là để hòa đồng với người. Nhưng Bác Hai nên nói cách nào cho lưỡng tiện hơn . Chớ hòa đồng với người mà gieo lấy hậu quả chẳng tốt cho tôn giáo mình là điều đạo lý không cho phép. Vấn đề bốn câu thơ ông Thanh Sĩ nói: “Liên Hoa có thiện được lên, Dù người ấy chẳng mang tên đạo gì. Mang tên đạo mà đi làm dữ, Thua người lành chẳng ở phái chi” Ðây là ông Thanh Sĩ cảnh tỉnh những người theo đạo mà tâm chẳng hiền lành, chớ không có nghĩa là ông bảo rằng: “tôn giáo không phải vấn đề”, như Bác Hai đã biện giải. Bác Hai nói tiếp “dầu hữu thần, vô thần không thành vấn đề mà vấn đề là “gieo nhân nào hưởng quả nấy” (trang95). Muốn chủ quan lý luận của mình, Bác Hai biện giải cưỡng lý quá đáng. Bởi lẽ, một đàng thì ăn chay giữ giới (dù ít dù nhiều), tin có linh hồn và Thiên đường, Ðịa ngục; một đàng thì thịt cầy, thịt cáo không kiêng không tin có Thiên đường Ðịa ngục, có vía có hồn, sống tranh đấu, chết mất … Như thế, bảo không thành vấn đề sao được? Ðành rằng, hữu thần hay vô thần là do khuynh hướng của mỗi người, nhưng vẫn là tình đồng bào, chúng ta không nên chia rẽ lẫn nhau, sanh điều chẳng tốt. Chớ chúng ta không thể cho rằng, hai thuyết ấy không thành vấn đề, như bác hai lý luận ở trên. Tóm lại, tôn giáo rèn luyện cho con người biết luật nhân quả, biết xả thân giúp đời va biết thương yêu đồng loại, như nhà lão thành cách mạng Phan Châu Trinh nói trong một bài báo năm 1907: “Tôn giáo luyện cho ta đức hy sinh, xem nhẹ tánh mạng, phá sản vì đạo. Không có tinh thần tôn giáo, chúng ta không biết được cương thường, xã thân vì nghĩa…” Như vậy, tôn giáo phải thành vấn đề quan trọng thôi. Người tín đồ quan niệm rằng: “tôn giáo không thành vấn đề” là điều tai hại cho tôn giáo mình và tội lỗi khôn lường hết được. III. KẾT LUẬN Ðể kết luận phần nhận xét về tác phẩm Cặn Bã Ký Ức của bác Hai Như Sanh. Xin đề nghị : 1). Ðức Thầy dạy: “Chuyện người chớ móc chớ moi.” (Quyển Nhứt). Thế nào là chuyện người, và chuyện mình? Chuyện người, tức chuyện chúng ta không có liên quan và có trách nhiệm trong đó, chúng ta không nên moi móc làm mất lòng người không tốt! Chuyện mình, là chuyện chúng ta có liên quan và có trách nhiệm. Ở đây, chuyện của Thầy Ðạo chúng ta nên phải lo góp phần trong công việc thịnh suy, lợi hại …Ðó là lý đương nhiên của lẽ phải, không vi phạm lời Ðức Thầy nghiêm cấm! 2). Nếu sau nầy xét thấy Bác Hai vì vô tình tuổi già lẩm cẩm, chúng ta nên thông cảm cho Bác. Và tìm mọi biện pháp êm đẹp, xóa bỏ mục KHỎI THEO HÒA HẢO, TÔN GIÁO KHÔNG PHẢI VẤN ÐỀ, và SAY THÌ CÓ TỘI! Ngược lại, Bác Hai cố ý làm suy giảm tiềm năng Ðạo, chúng ta cho ra đời quyển NHẬN XÉT nầy để bác bỏ một số bài trong quyển Cặn Bã Ký Ức của Bác Hai luôn! 3). Và đây cũng để nhắc nhở anh em nội bộ, hãy cẩn thận rất mực bài văn của ta, cũng như viên chiến tướng ra nơi trận tuyến đối đầu với quân giặc đang vây chặt bên mình; sơ suất một tí nguy hại vô cùng! 4). Tác phẩm này khi chưa đúng lúc ra đời, hãy lưu giữ kỹ, đừng để cho nhiều người xem. Cư sĩ Huyền Minh