Lời Xác MinhV/v Lầm tưỡng của một số tín hữu và đồng bào tôn thờ hình ảnh của một cụ già râu dài tới

Thảo luận trong 'Tin-Tức' bắt đầu bởi Hhuynh, 7/2/20.

  1. Hhuynh

    Hhuynh Administrator


    Lời Xác Minh
    V/v Lầm tưỡng của một số tín hữu và đồng bào tôn thờ hình ảnh của một cụ già râu dài tới gối.
    Dưới đây là bức ảnh của cụ già có từ trước thập niên 1950, không rỏ căn nguồn từ đâu! Không có tài liệu về gia phả của bức ảnh. Cũng ảnh nầy được chỉnh sửa độ khoảng thập niên 1980 và được cho là Đức Phật Thầy Tây An

    Kính gởi qúi đồng đạo trong nước và hải ngoại.

    Kính,

    Gần đây một số nơi tại Việt Nam đã có xuất hiện về bức ảnh của một cụ già có bộ râu dài tới gối, ngồi trên chiếc ghế theo tư thế ‘chân phương - ngồi nhìn thẳng không kiểu vẻ’.

    Điều trớ triêu nghịch lý là không ai hiểu rõ căn tích của cụ già nầy là ai và ở đâu? Thế mà vẫn được một số ít người có chức việc trong Ban Quản Tự của một vài ngôi chùa hoặc tự viện thuộc dòng phái BSKH và PGHH đã chánh thức đưa vào để tôn trí Thờ phượng ở nơi Hậu Tổ! Thặm chí còn có một vài trường hợp cá biệt lại lắp ghép ảnh của cụ già nầy cùng với chân dung của Đức Thầy để phổ biến ra đại chúng, nguyên nhân vì cho đó là Di ảnh của Đức Phật Thầy Tây An, thật là một lầm lẫn quá ư là đáng tiết…


    Suy cho cùng thì sự lầm tưởng nầy cũng chỉ bắt nguồn từ một thiểu số người vì không am hiểu về sử liệu cũng như những chứng cứ khoa học, mà họ chỉ hiểu và hành động một cách may mốc theo sự tôn kính suy tưởng và cảm tính chủ quan mà thôi.

    Thế nhưng, họ nào có biết đâu việc làm tùy tiện vô căn cứ như vậy sẽ dẫn đến hệ quả tội lỗi với ơn trên và gây nhiễu loạn niềm tin và cho cả bao nhiêu tín đồ của dòng phái “Bửu Sơn Kỳ Hương” ! Đó là chưa nói đến khía cạnh hoài nghi… bởi biết đâu có một chủ mưu toan tính nào đó muốn sử dụng bức ảnh nầy nhằm để thực hiện ý đồ bất chánh khác! Chưa hết, còn một vấn đề không kém gai gốc nữa, đó là chúng ta sẽ nghĩ sau khi mà đàn hậu duệ, cháu con của cụ già khi nầy nhìn thấy cha, ông của họ bổng nhiên lại được tôn thờ một cách trang trọng như vậy?

    Điều nây không thể tránh khỏi là họ sẽ cười thầm. Và cho rằng cả một hệ phái lớn… nhưng mà không sưu tra cho rõ lai lịch, ngọn ngành của đối tượng mà mình thờ kính! Điều nầy Đức Thầy của chúng ta đã thường khuyến bảo, nhắc nhở: “…Ngoài sự thờ Phật, Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ và những vị Anh Hùng của đất nước, không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình không rõ căn tích...”


    Thật ra vấn đề nầy đã được bạch hóa qua một phiên đại hội chuyên đề của Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH vào năm l965, coi như nó đã chìm sâu vào dĩ vãng hơn nửa thế kỷ qua rồi. Nhưng không ngờ gần đây lại được hâm nóng, dù nó chỉ rơi rớt một vài địa phương lẻ tẻ, nhưng chúng ta cũng không nên thờ ơ xem thường vì nếu không kịp thời ngăn chặn thì nó sẽ là nhân tố mở phong trào, tạo một tiền lệ cho những bước lầm lạc tiếp theo.

    Điều mà người cầm bút muốn đề cập một sự kiện để chứng minh cụ thể cho vấn đề dù biết rằng nó rất nhỏ về mặt hình thức, nhưng nó lại mang tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn về lãnh vực tinh thần, về yếu tố tính ngưỡng thiêng liêng. Đó là vào năm 1965, (Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH pháp nhiệm 1964 – 1966) đã triệu tập Đại Hội toàn quốc thu hẹp, gồm có các chuyên gia khoa học, lịch sử và các nhà khảo cổ học ở Sài gòn đến dự… mục đích để làm sáng tỏ vấn đề gây tranh cải về bức ảnh Cụ già Râu dài chấm gối mà dân gian đồn đoán là Đức Phật Thầy Tay An.


    Qua một buổi thảo luận… Phân tích và thẩm định giá trị vật liệu qua tiến tình khoa hoc lịch sử và khảo cổ học ở phạm vi khu vực Miền Tây Nam Việt, thì đại hội đã thống nhất đi đến kết luận với những điểm chính yếu sau đây:

    Thứ nhất .- Căn cứ kết quả tham cứu và thẩm định giá trị thời gian về các phương tiện, vật liệu như giấy má, nhiêp ảnh và nước thuốc rửa hình v.v…của bôi ảnh nầy thì chỉ mới được xuất hiện vào những thập niên 30 của thế kỷ 20 trở về sau mà thôi. Và cần nói rõ thêm rằng các sử gia và cổ vật học điều khẳng định máy nhiếp ảnh chỉ mới xuất hiện ở các thành phố VN từ sau ngày Thực Dân Pháp chiếm lĩnh toàn bộ 03 tỉnh còn lại của miền tây Nam Việt vào năm 1867. Trong khi Đức Phật Thầy đã nhập diệt trước đó 11 năm rồi. (1856). Thì làm gì có máy ảnh mà chụp để có hình lưu lại?! Vì thế cho nên, nếu cứ cưỡng lý cho rằng đây là di ảnh của Ngài, thì rõ ràng là sự suy nghĩ theo hoang tưởng!

    Thứ hai.- Nhìn diện mạo và dáng dấp trong hình để đánh giá tuổi tác thì cụ già nầy có số tuổi ít nhất phải từ 70 trở lên. Trong khi Đức Phật Thầy viên tịch chỉ vừa bước vào ngưỡng cửa 50, một sự chênh lệch về hình dáng quá rõ, như vậy mà vẫn còn cố tình nhìn nhận, gáng cho… theo như chủ quan, thật là điều hết sức phi lý không thể chấp nhận được!

    Thứ ba.- Qua khảo cứu sử liệu thì không tìm thấy chổ nào ghi chép Đức Phật Thầy có bộ râu dài như thế cả. Đây là một đặc điểm quan trong mà nhà làm lịch sử không bao giờ bỏ sót. Nội cái giai thoại đấu lý trên nguyên tắc về việc Đức Phật Thầy chỉ chấp nhận cho xuống tóc mà không cho cạo râu… vì căn cứ theo chiếu chỉ Vua Tự Đức ghi là “Thế Phát” chớ không có phê là “Thế Tu” nên tất cả từ Sư trụ trì chùa Tây An (Núi Sam) và các quan chức thi lệnh của nhà Vua điều phải đuối lý. Đành phải chấp nhận cho Ngài được giữ lại bộ râu. Đó là một băng chứng điển hình cho ta thấy sự việc được xem là nhỏ nhặc như vậy… mà sử liệu hãy còn ghi chép đầy đủ, thì hà tất chi Ngài có bộ râu dài như thế mà các nhà viết sử lại không đề cập đến v.v…?

    Tóm lại, qua những chứng minh về khoa học lịch sử được trưng dẫn trên đây là những yếu tố xác thực để phủ định hoàn toàn bức ảnh của cụ già nầy không có liên quan gì đến Đức Phật Thầy Tây An như một số người đã lầm tưởng.

    Do đó rất mong rằng; quí vị đạo hữu nào đó đã vấp phải sự lầm lẫn đáng tiếc nầy! Hãy nên dẹp bỏ ngay, nhầm để tránh mọi hệ lụy về đức tin sùng bài không đúng chổ đối với thế hệ đương thời và đàn hậu tấn. Nhất là không đắc tội đối với vị Sơ Tổ Khai Lập Dòng phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tiền Thân của Đức Thầy tôn kính của chúng ta.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam Mô An Di Đà Phật
    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Kim Sơn Phật


    Cần Thơ, 02-02-2020
    Cư Sĩ Tịnh Lạc



     
    Sửa lần cuối: 19/12/23

Chia sẻ trang này