Kỷ niệm ngày ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ vắng mặt năm thứ 70 (25-02 - Đinh Hợi - 25-02 - Đinh

Thảo luận trong 'Lưu-Trữ' bắt đầu bởi Ngoctruc, 31/3/17.

  1. Ngoctruc

    Ngoctruc Member

    Kỷ niệm ngày ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ vắng mặt năm thứ 70
    (25-02 - Đinh Hợi - 25-02 - Đinh Dậu)

    Kính thưa quý vị,

    Cách nay 70 năm, Mặt trận Viêt-minh mà đại diện là nhóm Bữu Vinh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tướng Nguyễn Bình phụ trách liên quân khu miền tây nam bộ đã tổ chức cuộc mưu sát Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH vào lúc 21 giờ đêm, ngày 16-04-1947, nhằm ngày 25-02 (nhuần năm Đinh Hợi) tại Ba Răng, Đốc Vàng, Tháp Mười. Nay thuộc tỉnh Đồng Tháp. Đây là một sai lầm lịch sử, đi ngược lại chủ trương đường lối chung của Tổng bộ Việt minh và Mặt trận Quốc gia Liên hiệp Kháng chiến chống Pháp, để dành lại nền dộc lập, tự do dân chủ cho giang sơn tổ quốc. Bởi giữa lúc các bên đều chủ trương thực hiện giải pháp đoàn kết, hòa giải nhằm xóa bỏ mọi bất đồng dị biệt về quan điểm chính trị, tạo thành sức mạnh chống đỡ kẻ thù chung của dân tộc, đất nước nhất là sự hòa giải tình trạng căng thẳng giữa hai lực lượng võ trang của PGHH và MTVM, Thì phía Việt minh lại cố tình thực hiện một ý đồ riêng, để tiêu diệt các tổ chức quốc gia và sát hại các lãnh tụ yêu nước chẳng hạn như: Trương Tử Anh, Lý Đông A..v.v… Nhất là Đức Huỳnh Giáo Chủ, một vị giáo chủ của một tôn giáo mang tính thời đại được khai sanh từ lòng đất mẹ và đương kim là Ủy viên Đặc biệt của Ủy ban Hành kháng Nam bộ do chủ tịch Hồ chí Minh khẩn thiết mời gọi và yêu cầu. Và lẽ ra trong cuộc hòa giãi nầy chỉ cần Ông Ls Mai Văn Dậu là đại diện chính thức cho PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ đặc cử cũng đã thừa đủ khã năng và tư cách để đàm phán, hòa giãi với phía MTVM rồi, hà cớ gì phải đòi hỏi tới nhân vật tối cao như Đức Huỳnh Giáo Chủ! Song vi phía việt minh đã rắp tâm mờ ám nên họ khấn khoản, triệu thỉnh Đức Huỳnh Giáo Chủ phải có mặt với lập luận gian trá của họ là: Chỉ có sự hiện diện và tiếng nói của Ngài thì mới dàn xếp và chấm dứt được cuộc xung đột giữa hai bên mà thôi. Nhưng thật ra Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ muốn mượn tình huống nầy để vắng mặt như Ngài đã từng báo trước cho Đức Ông (là thân sinh của Ngài), cũng như Ông, bà Út (bằo đệ của Đức Ông) và tín đồ qua hằng trăm buổi thuyết pháp. Ngài vẫn luôn dặn dò bổn đạo, đại đễ là rồi đây Thầy sẽ có một diệu pháp để xa vắng tín đồ và lúc đó không ai hiều được Thầy đi đâu và sống, chết thế nào? Đến nay khi sự cố xãy ra, toàn thể tín đồ mới nhận ra và hiểu được sự sấp xếp diệu huyền mà Ngài đã hằng cảnh báo và nhắc nhở trước đó bằng những lời ghi trong Sấm kinh sau đầy:

    “Rán nghe lời dạy của Thầy,
    Để chừng có việc kiếm Thầy khó ra”…

    hoặc:
    “Ra đi dặn lại ít lời,
    Khuyên trong bổn đạo vậy thì ráng nghe”…


    Hơn nữa, vì công cuộc cứu thế độ đời của Đức Huỳnh Giáo Chủ đến đây đã hoàn thành xứ mạng trong một giai đoạn nhất định, tuy dù thời gian có ngắn ngủi, nhưng Ngài đã xây dựng cho chúng sanh và tín đồ của Ngài một nền tảng chân lý vững chắc thông qua một kho tàng giáo lý siêu việt, một tôn chỉ hành đạo, làm kim chỉ nam cho con đường giác ngộ tu chứng giải thoát. Vì thế cho nên Ngài phải tạm vắng mặt để chờ cơ thiên định. Tất nhiên Ngài phải trở lại để thực thi sứ mạng cuối cùng do lệnh bề trên phó thác như Ngài đã từng minh thị:

    “Ít lâu Ta cũng trở về,
    Khuyên trong bổn đạo chớ hề lãng xao”…

    Hay:
    “Chừng nào Thầy laị gia trung,
    Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che”…

    Và sự trở lại của Ngài còn mang một sứ mạng vô cùng trọng đại, đó là sự phán xét lần chung cuộc giữa công và tội… đối với nhân loại chúng sanh trong chu kỳ chuyển tiếp của thời hạ ngươn hoại diệt, để bước sang một chu kỳ mới của Thương ngươn thánh đức và mở hội Long Hoa như Ngài đã tuyên báo trong bài Sứ Mạng: “Phật vương đà chỉ rõ, máy diệu huyền chuyển lập Hội Long Hoa, chọn những đấng tu hành cao công qủa để ban cho xứng vị xứng ngôi. Người đủ các thiện căn để giáo truyền đại đạo, định ngôi phân thứ gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang” và Ngài còn xác định rõ ràng hơn về trọng trách lớn lao của Ngài là:
    “Lảo đây vâng lệnh Phật tôn,
    Lãnh cân thưởng phạt chư môn giữ lành”

    Và:
    “Đến kỳ thi danh Thầy chạm bảng,
    Trên đài cao gọi các linh hồn”…


    Tất cả yếu tố và sự kiện vẫn luận trên đây đã chứng minh ý nghĩa của sự ra đi và trở lại của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Sự xa vắng tín đồ bằng một “diệu pháp” mà Ngài đã hằng báo trước chứ không phải như cái nhìn và sự đánh gía tầm thường theo quan niệm thế tục cho rằng Ngài đã bị sát hại.
    Thực ra đứng trên bình diện nguyên tắc mà luận xét thì dù một nguời bình thường với trình độ hiểu biết giới hạn thế nào đi chăng nữa cũng đều thấy rõ tính chất bất bình thường, trái khoáy của phiện họp như vậy, bởi những lý do được phân tích và đánh gía như sau:
    1/- Không cân xứng về đảng cấp ngoại giao. Vì cho dù Đức Huỳnh Giáo Chủ được mời với tư cách là Ủy viên Đặc biệt của Ủy ban Hành kháng Nam bộ, nhưng cũng ở cấp lãnh đạo trung ương, thì không có lý do gì để ngồi hợp với một ủy viên ở cấp tỉnh như Bữu Vinh, để giãi quyết sự xung đột ở tầm vĩ mô cho cả miền Nam Việt Nam! Đó là chưa nói đến Tôn danh, Thần cách của một vị Giáo chủ!
    2/- Lúc bấy giờ Mặt trận Viêt minh đang có ưu thế về mặt chính quyền thì thiếu gì những địa điểm thích hợp và thuận lợi đế mở phiên hợp có đủ tiện nghi phong cách… mà phải chọn một nơi hiểm địa hẻo lánh như ở Ba Răng, Đốc Vàng, (Tháp Mười) thuộc vùng mật khu sào huyệt của MTVM?!
    3/- Nếu gì lý do khách quan nào đó, buộc phải chọn địa điểm nầy thì vấn đề an ninh, trật tự phải được bảo đảm một cách an toàn, tuyệt đối cho cả hai bên và;
    4/- Tất cả tín đồ PGHH ở hàng cao cấp và tên tuổi của Đức Huỳnh Giáo Chủ, chẳng hạn như Ông Lương Trọng Tường, Nguyễn Long Thành Nam, Trần Văn Nhựt, Trần Văn Ân, Ls Mai Văn Dậu, Văn Phú, v..v… đều không đồng ý cho Ngài đi hợp.
    Ấy thế mà Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn chấp nhận đi dự hợp vỏn vẹn chỉ có vài người (gồm có Ngài và một Thư ký, 04 cận vệ) trong khi hai lực lượng võ trang hùng hậu của Ông Trần Văn Soai, Nguyễn Giác Ngộ đi theo để bảo vệ cho Ngài, nhưng Ngài đã ra lệnh không cho tiếp cận, chỉ được đóng quân từ xa, nơi căn cứ Phú Thành, khoản cách trên hai mươi cây số đường chim bay. Và thậm chi khi biến cố xảy ra, Ngài còn viết thư ra lệnh cho hai Ông phải án binh bất động, không được di quân tiếp cứu…đó là gì, nếu không phải Ngài muốn mượn sự kiện ấy để xa vắng tín đồ như đã nói trên?!!

    Tuy nhiên, điều đáng lên án về âm mưu của Mặt Trận Việt Minh và nhóm Bữu Vinh chẳng những bội ước tinh thần hòa giải thống nhất quốc gia để đánh đuổi ngoại xâm mà còn gây hậu qủa tang thương cho tình đoàn kết, để lại vết nhơ muôn đời cho lịch sử!!!
    Nơi đây, Chúng tôi xin nhắc lại cái yêu cầu khẫn thiết là được nhà nuớc CHXHCN/VN phải chấp thuận trên nguyên tắc để người tín đồ PGHH được công khai tổ chức ngày lễ kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt (25-02 âl Đinh Hợi) như hai ngày lễ 18/5 (Khai sáng nền Đạo PGHH ) và 25/11 âl (Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ).

    Kính thưa qúi vị,

    Hôm nay chúng ta tề tựu trong ngày kỷ niệm nhằm mục đích cùng nhau nhắc nhớ đến biến cố đau thương, làm cho Thầy - tớ phải chịu cảnh ‘én bắc, nhạn nam’ luôn cho thế hệ mai hậu biết rõ dã tâm của kẻ ngụy tà và cùng dâng nén tâm hương cầu nguyện cho bá tánh vạn dân an cư lạc nghiệp, đức nước yên bình, tự do dân chủ, thế giới giao hòa và Đức Thầy sớm trở về cứu vớt chúng sanh trong buổi hoàng hôn tận thế nầy.

    Trân trọng kính chào.

    Thánh địa Hòa Hảo, ngày 24-02 âl, Đinh Dậu (21-3-2017)

    Tín đồ PGHH
    Việt Trần



     

Chia sẻ trang này