CHUYỆN ÐỨC THẦY THỌ NẠN ÐỐC VÀNG (do ông Thiện Tâm viết) I. TRƯỜNG HỢP ÔNG MƯỜI ÐỦ (CHỦ NHÀ) NƠI BỬU VINH BỐ TRÍ CUỘC MƯU SÁT ÐỨC GIÁO CHỦ PHẬT GIÁO HÒA HẢO. Nói đến trường hợp Ðức Thầy thọ nạn tại Ðốc Vàng, chúng ta thừa hiểu, sau cuộc biến cố nay Bửu Vinh phải sắp đặt người tuyên truyền chạy án cho y. Người lãnh trách nhiệm ấy là ai? Ðương nhiên Bửu Vinh phải chọn cha con ông Mười Ðủ ở địa phương đó thôi. Ông Thiện Tâm căn cứ theo lời cha con ông Mười Ðủ làm tài liệu viết mục Ðức Thầy thọ nạn tại Ðốc Vàng là điều sai lầm đáng kể. Vậy chúng ta thử nhận xét khái yếu nội dung bài viết của ông Thiện Tâm. Trong Sấm giảng thi văn toàn bộ chú giải, quyển thượng, tập 01 (từ trang 15 đến trang 219 ) do Thiện Tâm chú giải 1975. 1. VẤN ÐỀ CHA CON ÔNG MƯỜI ÐỦ CÓ MẶT TẠI NHÀ. Bửu Vinh vẫn biết các địa phương chung quanh đều có Dân Xã Bảo An. Ðức Thầy mới điều động mấy ngàn quân từ miền Ðông trở về miền Tây, đóng quân tại Phú Thành, cách không mấy xa. Muốn ám hại Ðức Thầy, đương nhiên Bửu Vinh bố trí cuộc mưu sát nầy rất mật kín. Nghĩa là y phải chọn một ngôi nhà không xa lạ, và nhà lân cận phải là những người đồng một tư tưởng với y. Và sắp đặt cẩn thận việc tránh tên đạn cho phe nhà khi đôi bên chiến đấu. Còn số người không đồng tư tưởng nhất định Bửu Vinh không để có mặt ở đây (vì sợ lộ bí mật). Nhưng, tại sao cha con ông Mười Ðủ được có mặt tại nhà và được chứng kiến mọi việc? Ông Thiện Tâm cho biết: “cha con ông Ðủ là chủ nhà, đã thấy đích xác mọi việc và kể lại”. Như vậy, cha con ông Mười Ðủ là người không xa lạ chi với Bửu Vinh trong việc mưu sát nầy! 2. BỬU VINH GỌI CHA CON ÔNG MƯỜI ÐỦ ÐỐT ÐÈN. Ðôi bên đều có vũ khí trong tay, trong lúc sát hại nhau, đâu có ai nhân nhượng ai. Và tiếng súng bắn dữ dội, xác chết nằm ngổn ngang, tất nhiên bàn ghế trong nhà phải tan nát hết . Nếu ông chủ nhà không cùng phe phái với Bửu Vinh, chắc phải chạy mất rồi, còn đâu ở nhà mà Bửu Vinh kêu đốt đèn? Và nếu có kêu, chắc cũng không ai dám ra mặt và có dám ra mặt chăng nữa cũng khó kiếm đèn dầu để đốt. Vì lúc đó nhà cửa đã tan nát, tối đen! Vả lại, nhà quân sự giao chiến lúc đêm hôm tăâm tối, luôn luôn họ phải trang bị những dụng cụ súng đạn, đao, kiếm, đèn pin để sử dụng chớp nhoáng với địch thủ. Và trong giờ phút ấy họ không thể để cho một bóng ngoại nhân nào lấp ló nơi chiến trận. Nhưng tại sao cha con ông Mười Ðủ được có mặt nơi chiến trận và bưng đèn soi rọi khi có lệnh của Bửu Vinh gọi? Như thế có phải cha con ông Mười Ðủ là người của Bửu Vinh sắp đặt chăng? 3. CHA CON ÔNG CHỦ NHÀ MƯỜI ÐỦ THUẬT LẠI LỜI CỦA BỬU VINH. Khi thấy Ðức Thầy không bị hại, Bửu Vinh nói: “Người ta ám sát cả tôi và ông nhưng may quá, chúng ta không sao hết”. Ông Thiện Tâm nói: “Cha con ông Mười Ðủ (chủ nhà) đã thấy đích xác mọi việc xảy ra và kể lại”. Nếu ông Mười Ðủ thấy đích xác mọi việc, nào là Bửu Vinh mượn nhà, tổ chức cuộc mưu sát Ðức Giáo Chủ.v.v…Bửu Vinh lại thốt ra những lời xảo trá: “Người ta ám sát cả tôi và ông…” mà cha con ông Ðủ như gốc cây khô, không biết bực tức gì cả ư? Làm người dù sao cũng có chút lương tri, biết lẽ phải trái và biết bực tức việc bất công! Nếu cha con ông Mười Ðủ không cùng phe phái với Bửu Vinh, ông Ðủ phải bực tức phần nào khi thuật lại lời xảo mị của Bửu Vinh; dĩ nhiên ông Ðủ phải đính kèm theo vài lời bất mãn. Và nếu sợ hậu quả, tức cha con ông Ðủ không hề thuật lại lời ngang ngược của Bửu Vinh. Nhưng tại sao cha con ông Ðủ không bất mãn chi cả mà chỉ thuật lại lời chạy án Bửu Vinh thôi? Như vậy có phải cha con ông Ðủ là người được sắp đặt tuyên truyền chạy án cho việc làm man trá của Bửu Vinh chăng? Một người như cha con ông Ðủ, dù quả quyết hay hoài nghi là thuộc hạ của Bửu Vinh. Ông Thiện Tâm lại nghe theo miệng lưỡi của họ để viết trang sử Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng; một trang sử đầy gay cấn và tranh lý quyết định chỗ đúng sai trên lịch sử là một điều tai hại vô cùng! Lương tâm con người trung nghĩa không thể cho phép chúng ta hành động nông nổi như thế được! II. VẤN ÐỀ ÔNG NĂM TẠO HỘI TRƯỞNG ÐƯƠNG NHIỆM XÃ TÂN PHÚ. Ông Thiện Tâm căn cứ theo tài liệu ông Năm Tạo cung cấp viết về trường hợp Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng. Nhưng với tôi thì không tin theo tài liệu nầy. Vì thấy ông Năm Tạo vi phạm ba tội: 1. TỘI BẤT TRUNG. Ông Năm Tạo đã chứng kiến cảnh Ðức Thầy bị Bửu Vinh bắt giữ, dời đi và giam giữ một điểm khác v.v… Ông Tạo là vị Hội Trưởng sở tại, có trách nhiệm về vụ nầy hơn ai hết! Lẽ ra ông phải có biện pháp đối phó với tình thế khẩn trương : Một mặt cho người theo dõi tin tức, một mặt báo cáo thường xuyên tin khẩn cho các tướng lãnh ở Phú Thành hay biết … Thư của Ðức Thầy gởi về, các tướng lãnh nhận được vào lúc 12 giờ khuya đêm ấy. Ðức Thầy nói: Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng, rồi sẽ về sau” Các tướng lãnh tuân lệnh Thầy, chờ đợi tin tức nhưng sáng ngày sau không thấy Ðức Thầy về. Nếu được tin ông Hội Trưởng địa phương báo cáo điểm Ðức Thầy bị giam giữ, các tướng lãnh thừa lực lượng và tức khắc đem quân giải vây cho Ðức Thầy ngay. Tại sao ông Tạo không nóng lòng trước nghĩa Thầy trò và trách nhiệm đối với vấn đề quan trọng nầy? Và nếu ông Tạo là một trị sự viên biết trách nhiệm, một đệ tử trung nghĩa với Thầy lúc nguy cơ, thì bộ sử của ông Hầu và ông Thiện Tâm viết câu chuyện Ðức Thầy thọ nạn, sao không thấy ghi chép về việc trung nghĩa của ông Tạo? Ðó là tội thứ nhứt. 2. TỘI KHÔNG TRÒN TRÁCH NHIỆM. Hai ông Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu viết trường hợp Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng cũng phải căn cứ theo nguyên tắc tài liệu báo cáo của địa phương. Nhưng tại sao hai người kia không viết theo như tài liệu ông Tạo đã cung cấp cho ông Thiện Tâm? Thế có phải vì một lý do nào đó, ông Tạo không hết lòng thi hành trách nhiệm hoặc ông Tạo có báo cáo, nhưng không đúng sự thật, nên thượng cấp bác bỏ, và hai người kia cũng không căn cứ theo báo cáo của ông Tạo để viết về trường hợp Ðức Thầy thọ nạn! Trong hai giả thuyết nói trên, ông Tạo phải vi phạm một. Ðó là tội thứ hai! 3. TỘI GÂY HOANG MANG CHO TIỂU SỬ ÐỨC THẦY. Nhà cha con ông Mười Ðủ thuộc trong địa phương kiểm soát của ông Tạo, nhưng từ khi Ðức Thầy thọ nạn về sau. Nghĩa là đến khi địa phương được vãn hồi an ninh, lúc ông Thiện Tâm đến thu thập tài liệu, ông Mười Ðủ vẫn tuyên truyền cho việc làm đen tối của Bửu Vinh: “Người ta ám sát cả tôi và ông, nhưng may quá, chúng ta không sao hết”. Nhưng tại sao ông Tạo không có một biện pháp nào : hoặc dùng đạo đức ôn hòa, hoặc dùng pháp lý thẳng thắng ngăn chận sự dối mị của bè phái Bửu Vinh. Ông vẫn để cho chúng vênh vang tuyên truyền như thế? Và ông Tạo còn cung cấp tài liệu bất lợi cho ông Thiện Tâm viết trường hợp quan trọng nầy? Ðó là tội thứ ba. Chuyện đã lỡ rồi, chúng ta cũng hoan hỷ cho ông Tạo. Nhưng sau nầy lịch sử không thể bỏ qua hành động chưa sáng tỏ của ông! III. ÔNG THIỆN TÂM VIẾT SAI LẦM VÀ BẤT LỢI. 1. ÔNG THIỆN TÂM CHO BIẾT ÐẠI Ý. Sau giờ phút ác liệt xảy ra. Nghĩa là tối 9, giờ 10 đêm (25), Bửu Vinh dời Ðức Thầy đến nhà ông sư Huê, cách 4 cây số. Lúc đó có lính Bảo An Dân Xã và tín đồ theo Ðức Thầy rất đông. Ði ít phút, Ðức Thầy quay lại nói: “Bà con về đi! đi (ba lần). Ông Thiện Tâm viết không hợp lý! Vì khi có đèn sáng, Bửu Vinh thấy Ðức Thầy không bị hại, y có “hối hận” chăng? Nếu không hối hận tức Bửu Vinh phải ra lệnh và bọn thuộc hạ của y đang chực chờ, vừa thấy bóng thì chúng hạ sát Ðức Thầy ngay! Còn hối hận thì chúng đã quy hàng Ðức Thầy rồi ! Chớ đâu còn bắt giữ và dời Ngài đi giam nhốt nơi nào khác nữa? Và Bửu Vinh cũng thừa biết, lực lượng đối phương gấp bội phần (lúc đó Bửu Vinh chỉ huy đại đội 66) và đóng quân cách không xa lắm, nếu muốn dời Ðức Thầy đến nơi nào khác, họ rất mật kín, đâu để cho ai hay biết. Vả lại, đêm 25 trời tối đen như mực, ai nghe, thấy Ðức Thầy đi ít phút quay lại nói: “Bà con về đi! đi” ba lần? Việc làm của nhà quân sự giao tranh trước làn tên mũi giáo trong đêm tối, tưởng đâu cuộc giải trí dâng xe hoa có đèn đuốc rực sáng ư? 2. ANH MƯỜI TỶ LÀM MẮC QUAI SÚNG VÀO NỌC CẦU. Ông Thiện Tâm nói: “Anh Tỷ thoát ra chạy nhào xuống rạch, rủi cho quai súng mắc vào nọc cầu…” Trường hợp này nếu nói người khác thuật lại thì vô lý, vì khi ấy đâu có ai chứng kiến. Còn nói anh Mười Tỷ thuật lại, càng vô lý hơn. Vì đức dũng cảm là đức tốt được đánh giá cho hàng tướng sĩ. Ðạo làm tường sĩ, đứng trước chiến trận họ vẫn xem cái chết nhẹ như lông hồng. Vả lại, anh Mười Tỷ cũng như ba chiến sĩ kia được hằng vạn đồng đội tiến cử, Ðức Thầy tuyển dụng làm phòng vệ cho Ngài. Ngay giờ phút ác liệt đó, bốn phòng vệ kia phải uất khí xung thiên, chỉ còn biết lấy cái chết để hoàn thành trách nhiệm đối với vị lãnh đạo tối cao và đồng đội của mình, chớ đâu có quá hèn nhát chạy chết mất bình tĩnh để cho quai súng mắc “nhủng nhẳng” vào nọc cầu? Sở dĩ anh Mười Tỷ thoát chết, chạy về Phú Thành báo tin là vì nhớ lời Thầy dạy nên anh phải hoàn thành sứ mạng của mình đó thôi. Ông Thiện Tâm tả tỉ mỉ chi đoạn nầy làm giảm hạ khí tiết người đáng kính; người thay mặc hàng vạn đồng đội để phòng vệ Ðức Thầy trên đường vào sanh ra tử, bảo vệ nền độc lập quốc gia. Và Ðức Thầy không rành việc tuyển chọn người như thế đó sao? 3. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI MANG THƠ. Ông Thiện Tâm cho biết: sau tiếng súng dứt nổ, Bửu Vinh dời Ðức Thầy đến nhà ông sư Huê. Ðức Thầy bảo ông Bửu Vinh kêu dùm ít người đảng viên Dân Xã để Ngài trao thơ mang về Phú Thành cấm các tướng sĩ của Ngài không được kéo quân đi tiếp cứu… Nói sao lạ vậy? Trước giờ nghiêm trọng ấy, Bửu Vinh không thể để cho một anh Ðảng viên Dân xã nào thấp thoáng ở đó cả. Nếu họ có ở đó và có vũ khí, nhất định họ phải tử chiến để giải nguy cho vị lãnh đạo tối cao và đồng đạo của mình, chớ họ không còn nhân nhượng nữa được. Họ không có vũ khí thì đã tẩu thoát hết rồi, đâu còn ai mà kêu. Nếu Bửu Vinh ân cần kêu cho ba Ðảng viên Dân xã vào lãnh thư của Ðức Thầy mang về Phú Thành chận đứng cuộc giải vây báo thù… Như vậy, té ra Bửu Vinh cưỡng bức Ðức Thầy phải viết thơ để thi hành theo quỷ kế của y chăng? Ông Thiện Tâm viết tỉ mỉ chi cái bất lợi làm cho đối phương nhắm đó tuyên truyền mạnh hơn trong trường hợp biến cố nầy? 4. ÐIỀU SAI LẦM ÐÁNG KỂ. Ông Thiện Tâm cho biết: “Sau mấy phút tiếng súng vừa mới dứt nổ, Bửu Vinh kêu chủ nhà đốt dùm cái đèn khác đem ra. Anh Khâm (con ông Mười Ðủ) bưng đèn ra…Khi thấy Ðức Thầy không bị hại, Bửu Vinh liền nói: “Người ta ám sát cả tôi và ông nhưng may quá, chúng ta không sao hết”. Lẽ ra ông Thiện Tâm không nên viết câu lừa bịp nầy. Bởi sách sử là ghi chép sự thật đã xảy ra để hậu tấn theo đó mà bình luận chỗ đúng sai, tà chánh…Và cũng trong tài liệu nầy, ông Thiện Tâm nói: “Nên sau khi hòa giải không được, Ngài mới chọn cách vắng mặt trong sào huyệt của đối phương”. Như vậy, đối phương họ vịn theo đây biện lý rằng: “Căn cứ theo lời của Bửu Vinh nói với Giáo Chủ khi tiếng súng vừa dứt nổ…Và theo tài liệu của ông Thiện Tâm (cấp lãnh đạo trung ương Hòa Hảo) viết, làm “Biện chứng pháp”, thì vụ ám hại Giáo Chủ tại Ðốc Vàng là do nhóm người nào tổ chức, chớ không phải do Bửu Vinh! Và vì một lý do nào đó, Giáo Chủ Hòa Hảo cố ý “chọn cách” vắng mặt trong phiên họp “vu khống” tội cho Bửu Vinh để tạo cớ theo Pháp, phản lại đường lối tranh đấu độc lập quốc gia! Ðành rằng, Bửu Vinh có tổ chức mời Giáo Chủ họïp nhưng phiên họp lần nầy cũng như bao lần khác, mục đích là nâng cao tinh thần đoàn kết để chống quân Pháp đó thôi! Còn những việc mờ ám do nhóm người nào có ý đồ và do bên Hòa Hảo các ông cố ý gây ra, chớ không phải do chúng tôi ám hại! Chừng đó, chúng ta mới nghĩ sao? Và dùng lý lẽ nào để đối chọi với họ để bảo vệ thanh danh Ðức Thầy và đoàn thể chúng ta trên lịch sử? Vẫn biết trong thơ của Ðức Thầy gởi về cho các tướng sĩ của Ngài có nói: “chưa rõ nguyên nhân còn điều tra…” Nhưng đây là phép “kinh quyền” mà Ðức Thầy dùng trong khi biến động nơi trận chiến để ngăn cơn phẫn uất cực độ các tướng sĩ của Ngài về việc báo thù đẫm máu giữa đồng Ðảng với nhau hầu giữ lẽ phải trên lịch sử! Giả sử Ðức Thầy gởi thư về cho các tướng lĩnh biết rõ sự thật là Bửu Vinh tổ chức ám hại Ngài, bốn phòng vệ bị chúng bắn chết. Dù các tướng sĩ từ trước tới nay vẫn tuân lời Thầy dạy. Nhưng trước giờ phút phẫn uất này liệu có thể ngăn nổi lòng trung can nghĩa khí của các tướng sĩ được ư? Chúng ta không thể lấy đó làm chuẩn cho “sự thật” và phán đoán trong lúc “bình thường” được. Tóm lại, mọi hành động “quân tử” của Ðức Thầy xử sự với đối phương và sự nhẫn nhịn, cùng công cuộc “tự vệ” của đoàn thể chúng ta vẫn sáng tỏ trước công lý. Với cha con ông Mười Ðủ là những buồng tim hắc bạch chưa minh! Nay ông Thiện Tâm tin họ, sử dụng cây bút thiếu cẩn thận về vụ Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng. Có thể làm cho đối phương sau nầy họ vịn vào chỗ sơ xuất ấy, đổ lỗi cho Thầy, Ðạo chúng ta trên lịch sử? Ðó là chỗ sai lầm đáng kể. Người tín đồ ngoan đạo không thể có những hành động “hời hợt” như đã nói trên. IV. KẾT LUẬN. Vì sự thật của chân lý, vì thanh danh của Ðức Tôn Sư va vìø đoàn thể chúng ta trên lịch sử, xin đề nghị với chư tín hữu có lòng kính Thầy, trọng đạo, nếu khi nào tình thế cho phép : 1/. Ðính chánh, hoặc xóa bỏ câu chuyện Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng trong quyển “ SẤM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ CHÚ GIẢI – QUYỂN THƯỢNG” (trang 15 đến 21 )do ông Thiện Tâm biên soạn năm 1975. 2/. Ðính chánh bất cứ một tác phẩm nào, người trong đạo hay ngoại nhân viết, có tánh cách làm giảm hạ danh thể và tai hại cho Thầy, Ðạo chúng ta! 3/. Vấn đề sáng tác để phát huy giáo lý Ðức Thầy là điều cao quý nhưng phải tự lượng sức mình, đừng vì danh lợi, độc tài làm việc quá khả năng ta, khiến cho ngoại nhân đánh giá danh dự chung và gây thêm tai hại, không tốt. 4/. Tài liệu này dành cho một ít người nghiên cứu, không nên phổ biến cho nhiều người xem. PHỤ KIỆN Cũng đồng câu chuyện Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng, các vị hữu trách trong Ðạo viết ra nhưng không trùng hợp, khiên cho hậu tấn hoang mang và đối phương có cớ bài bác mê tín viễn vong. Ðể đính chánh chỗ đúng sai nầy, chúng ta thử xét: 1. Hai nhân vật: Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu đã viết ra rất nhiều bộ sử khác, nhất là quyển THẤT SƠN MẦU NHIỆM. Hai ông viết về trường hợp Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng rất cẩn thận và chính xác nên từ trước đến nay chưa có ai phản đối tác phẩm của hai ông. Hơn nữa, hai ông viết câu chuyện Ðức Thầy thọ nạn là câu chuyện còn nóng bỏng. Thời gian đó (1955) những nhân vật có liên quan đến câu chuyện và những nhà tai mắt trong đạo hầu cận Ðức Thầy còn đông đủ. Nếu viết không đúng, tác phẩm của hai ông ra đời khó thể được yên. Chúng ta tin theo tài liệu hai ông viết đúng hơn! 2. Ông Thiện Tâm mới viết sau nầy (1975), các vị liên quan đến vụ án và những nhà hữu trách trong đạo thời ấy, đã khuất bóng cũng nhiều. Lại nữa ông Thiện Tâm chỉ viết đơn độc, không có nhà tai mắt nào đóng góp vào tác phẩm. Và cũng có lắm người không mấy quan tâm đến. Bởi người ta nghĩ chuyện Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng, người tín đồ ai cũng hiểu biết hết rồi! Tuy nhiên, đứng về phương diện khách quan mà nói, khả năng ông Thiện Tâm không hợp với việc làm nầy. Về nội dung bài viết, ông Tâm dụng cây bút rất hời hợt, mâu thuẫn và đôi khi phản lại lý tưởng của ông. Nghĩa là không đúng với thực tế và phép “nhất quán” của qui tắc hành văn. Nhứt là câu chuyện Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng là một câu chuyện rất quan trọng trên lịch sử, về công cuộc “lập giáo” và “cứu quốc” của Ðức Thầy. Tóm lại sau khi nghiên cứu kỹ, chúng ta thấy ông Dật Sĩ và ông Nguyễn Văn Hầu viết về việc Ðức Thầy thọ nạn Ðốc Vàng trong quyển Thất Sơn Mầu Nhiệm rất xác thực, cẩn thận và bút pháp sáng gọn…Ông Thiện Tâm viết thì trái lại. Vậy chúng ta nên thống nhất tín dụng theo tài liệu của hai ông Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu có phần đúng hơn. DẬT SĨ VÀ NGUYỄN VĂN HẦU VIẾT TRƯỜNG HỢP ÐỨC THẦY THỌ NẠN ÐỐC VÀNG Dưới đây xin trích nguyên văn trong quyển THẤT SƠN MẦU NHIỆM (trang 280) do ông Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu viết: “Bửu Vinh mời Ðức Thầy lên văn phòng. Ngài liền đi với bốn tự vệ quân. Văn phòng nầy đặt trong một ngôi nhà ngói, Ðức Thầy ngồi bàn giữa tiếp chuyện với Bửu Vinh. Còn bốn tự vệ quân cầm súng đứng hai bên cửa, cách Ðức Thầy một thước tây. Mười phút sau, lối 7 giờ rưỡi tối, bọn VM ở ngoài đi vô 8 người chia ra cập nách bốn tự vệ quân của Ðức Thầy và đâm chết ba người. Người thứ tư anh Phan Văn Tỷ, tức Mười Tỷ nhờ võ giỏi và lanh trí nên thoát khỏi, chạy ra ngoài có bắn một loạt mi-trai-vết . Lúc anh Mười Tỷ né mũi dao găm của một trong hai chiến sĩ VM cặp nách anh thì người chiến sĩ kia bị đồng chí của mình đâm trúng té quỵ. Vừa lúc đó, Ðức Thầy từ trước đến giờ vẫn bình tĩnh lẹ làng quạt tắt cái đèn. Trong văn phòng tối thui, không ai biết Ðức Thầy đi đâu cả…! Tiếng súng nổ dữ dội…Ông Thiện nhảy xuống rạch tẩu thoát . Ba anh chèo ghe chạy trước về báo tin cho các tướng lãnh hay. Tiếng tù và nổi dậy liên hồi, làm chấn động một góc trời tây! Ðoàn dân quân cương quyết đi báo thù. Nhưng vào lúc 12 giờ khuya, một người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở gần chỗ xảy ra cuộc bạo hành, chạy ngựa đến Phú Thành mang một bức thư chính của Ðức Thầy trao tận tay ông Năm Lửa. Bức thơ ấy như vầy: Ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ. Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra; trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay bị mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động. Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ. Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau. Phải triệt để tuân lệnh. Ngày 16-4-1947, 9 giờ đêm. ký tên: S Bởi có lệnh Ðức Thầy nên anh em sĩ binh Dân xã cùng ban chỉ huy các bộ đội phải triệt để tuân hành Thế là từ ngày 16-4-1947 đến nay không ai biết Ðức Thầy lưu trú hà phương” ÔNG THIỆN TÂM VIẾT TRƯỜNG HỢP ÐỨC THẦY THỌ NẠN ÐỐC VÀNG Dưới đây xin trích nguyên văn trong quyển: SẤM GIẢNG THI VĂN TOÀN BỘ CHÚ GIẢI QUYỂN THƯỢNG (trang 16 đến 21) do ông Thiện Tâm chú giải 1975. “Ðức Thầy bước ra đi thẳng lên bờ anh ký Thiện (Giữ) đi theo, Ngài không cho, bảo: “để bốn phòng vệ theo thôi”. Tại đây (nhà ông Mười Ðủ), Bửu Vinh đã bố trí, y đặt cây súng máy (FM) ngoài sân kiểng gim họng súng ngay chỗ Ðức Thầy ngồi. Ngài bước vào, bốn phòng vệ bước theo đứng bốn góc, Bửu Vinh mời Ngài ngồi ghế giữa ngó ra, y ngồi một bên, liền đó 8 người lính của y bước vào, cứ 02 người cặp kè một phòng vệ. Trong lúc bàn cãi, Bửu Vinh dằn mạnh ly nước xuống bàn rồi ngã ngữa ra, tức thì loạt súng máy nổ ngay Ðức Thầy, Ngài lẹ tay quạt tắt cây đèn, nhờ đó anh Mười Tỷ hụp xuống, hai người lính của Bửu Vinh đâm lầm nhau, ba phòng vệ kia đều bị đâm chết. Anh mười Tỷ thoát ra chạy nhào xuống rạch, rủi cho quai súng mắc vào nọc cầu trên bờ súng bắn vãi theo, anh Tỷ núp dưới cầu, quay họng súng lại bóp cò nổ hết băng đạn (Mi Tây Dết) rồi lội qua rạch chạy về. Anh Ký Giữ và ba người chèo ghe nghe tiếng súng nổ biết việc không yên, đã lội qua rạch và y theo lời Ðức Thầy dặn, tất cả đều nhắm hướng có sao cày chạy về Phú Thành trước. Sau mấy phút, tiếng súng nổ vừa dứt, Bửu Vinh kêu chủ nhà đốt dùm cây đèn khác đem ra. Anh Khâm (con ông Mười Ðủ) bưng cây đèn ra, thấy Ðức Thầy xách cái ghế Ngài ngồi lúc nãy đang nằm cạnh bàn thờ Cửu Huyền, đem đặt lại chỗ cũ rồi Ngài ngồi xuống. (Cha con ông Mười Ðủ là chủ nhà đã thấy đích xác mọi việc xảy ra và kể lại - Lời chú thích của ông Thiện Tâm) Lúc ấy Bửu Vinh đinh ninh Ðức Thầy đã chết theo loạt súng máy, không ngờ cái bàn và vách nhà thì lủng mà Ngài vẫn tự nhiên. Vinh liền nói lớn: - Người ta ám sát cả tôi và ông, nhưng may quá, chúng ta không sao hết. Kế đó, một toán lính vào vác 04 xác chết đem ra. Ðoạn Bửu Vinh mời Ðức Thầy trở về văn phòng của y (nhà ông sư Huê trong đó khoảng 04 cây số) có lính theo bảo vệ chung quanh. Sau vụ biến cố, tiếng mõ và tiếng tù và nổi lên báo động khắp làng xóm, lính Bảo An Dân Xã và tín đồ kéo theo Ðức Thầy rất đông. Ði một lát, Ngài quay lại nói. “Bà con về đi. đi!” Ði ít phút Ngài quay lại và nói câu đó, luôn ba lần như vậy. Lúc ấy có ông Năm Tạo là Hội Trưởng đương nhiệm của đạo trong xã Tân Phú và một số tín đồ hiểu ý của Ngài liền trở lại dọn đồ xuống ghe chèo về Hòa Hảo nên được sống, còn số nào ở trễ lại vài ngày sau đều bị VM bắt giết. (Ðoạn này theo lời ông Tạo-Hội trưởng xã lúc đo đã kể lạ i- lời chú thích của ông Thiện Tâm) Khi vào văn phòng, Ðức Thầy bảo Bửu Vinh: “Kêu dùm tôi ít người Ðảng viên Dân xã”. Vinh kêu luôn ba lần thì có anh: Lăng, Thôi và Mùi bước vô. Ðức Thầy hỏi: “ Ba người là ai?” Ba người xưng tên và nó: -Chúng tôi là tín đồ của Ngài. Ðức Thầy liền bảo: “Hãy nhìn Thầy cho kỹ! Không ai giết Thầy được hết nhen”. Giờ đây tôi nhờ hai anh Lăng và Thôi hãy mang cái (Ðoạn này theo lời kể của anh Lăng-lời chú thích của ông Thiện Tâm) thơ nầy về Phú Thành trao cho ông Trần Văn Soái và ông Nguyễn Giác Ngộ. Hai anh lãnh thơ bước ra đường suy nghĩ: “Nếu mình đi theo đường mòn, chắt bị họ giết, vậy phải đi đường tắt mới xong”. Hai người ra mé vườn định thần nhìn về hướng Phú Thành, thấy có ngôi sao sáng tỏ chớp chớp gần đọt cây, rồi nhắm đó làm chuẩn mà chạy tắt trên đất cày. Bởi Ðức Giáo Chủ quá thương xót đồng bào và nhân loại, lúc nào Ngài cũng muốn đôi bên thôi xô xát lẫn nhau. Nên sau khi hòa giải không được Ngài mới chọn cách vắng mặt trong sào huyệt của đối phương và ra lệnh “án binh bất động” để vừa làm cho tín đồ ít chết và khiến cho đối phương yên tâm, bớt gây nghiệp sát hại người tu… …Ðức Giáo Chủ ở vị trí nầy một đêm, 5 giờ sáng ngày 26 Bửu Vinh đưa Ngài ra rạch Cái Nga, rồi đem Ngài xuống xã Phong Mỹ, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Ðéc, cách Tân Phú bảy tám cây số. Ðến đây họ để Ngài ở trong nhà lầu của ông Cưu sát lộ mới, phía dưới cầu Rạch Cái Bí, sau đó hai hôm (27-28) bỗng nhiên Ðức Thầy đâu mất… …Chính giờ phút ấy, Ðức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo vắng mặt và ẩn dạng cho đến ngày hôm nay. Cư sĩ Nguyễn Văn Đon