CHÚT TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI HÒA HẢO Là người con Phật chúng tôi hiểu công ơn của Tam bảo không gì sánh kịp. Lại nữa Đức Thầy vẫn thường khuyên nhắc “Tất cả bổn đạo nên cung kính các Tăng sư tu hành chân chính, nếu các ông có dạy điều chánh lý phải nghe lời” nên tình cảm của chúng tôi dành cho quý Tăng Ni rất nồng hậu. Tình cảm ấy, những tưởng sẽ làm cho tinh thần của Đạo Phật ngày thêm tươi sáng trong bức chân dung cuộc sống. Nào ngờ gần đây không biết vì sao! một vài vị Đại đức khi đăng tòa thuyết pháp lại có ngầm ý xuyên tạc, chê bai giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo và kỳ thị đến thân danh Đức Thầy chúng tôi đã làm cho tình đoàn kết liên tôn có dấu hiệu rạn nứt. Tôi cứ ngỡ, tín hiệu xấu ấy chỉ do một vài vị chưa thể hiện đúng hạnh “Hòa hợp chúng” vô tình tạo cơ hội tốt cho nhân ngã xây thành ngăn cách, chia rẽ tình thương đại đồng. Vậy cũng không sao! Nhưng vào ngày 03/12/2012 chúng tôi lại được xem luận văn tốt nghiệp có tựa “Thực chất của đạo Hòa Hảo” của một vị Tăng sinh, pháp danh Thích Thiện Huệ, thế danh Nguyễn Văn Huệ mã số A. 4051, khoá IV (1997 - 2001) đã chỉ trích và phê bình Giáo lý Phật Giáo Hoà Hảo, miệt thị Đức Huỳnh Giáo Chủ rất thậm tệ. (từ trang nầy về sau xin được dùng chử Tt.huệ chỉ danh Thích Thiện Huệ) Tt.huệ mạnh dạn nói không ngượng lời, phân tích rồi giải thích về tiểu sử, thân thế và sự nghiệp của Đức Thầy chúng tôi, giáo lý, cách Hành lễ, Giới luật và hình thức tu hành… rồi Tt.huệ kết luận ở trang 40 “Xét cho cùng, Huỳnh Phú Sổ vẫn là một nhà thông thái của một đám người dốt nát đang tôn xưng là giáo chủ, một giáo chủ kiêu căng, khoác lác, hay loè đời bằng một mớ kiến thức rơm rác do học lóm mà được, một giáo chủ luôn tạo những mâu thuẩn trong lời dạy của mình. Vậy mà có ai hay biết gì đâu, vẫn cho đó là những khuôn vàng thước ngọc cần phải noi theo. Đạo Hòa Hảo là một tôn giáo tạp pha, đạo Hòa Hảo không phải là một tôn giáo” đã làm cho cõi lòng chúng tôi nhói đau, nước mắt thương sầu của những tín đồ tâm đạo rơi trên những trang “luận án quái ác” này!!! Nếu là nhận định cá biệt của Tt.huệ chúng tôi sẽ không đề cập, nhưng đàng này lại có sự minh chứng của Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đã làm tăng thêm sự bất bình trong tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, nên buộc chúng tôi viết ít lời gởi đến Quý Tôn đức Tăng Ni. Chúng tôi biết lời luận biện chúng tôi lúc này là vô nghĩa, vì hễ biện luận thì có ý niệm hơn thua, một bên phủ nhận lời phê bình để bảo vệ thanh danh, một bên thì cố chấp cho lập luận mình là đúng. Nhưng vì đồng tâm nguyện là con Phật, hy vọng “chút tâm tình” của tôi như nhịp cầu thông cảm nối liền thiện duyên “Khắp bá tánh được câu hoà nhã”. Biết rằng sức học của Tt.huệ là rộng rải nhưng trên thế gian này cũng còn có bao điều Tt.huệ chưa biết đến. Tuổi đời của Tt.huệ còn trẻ, những sự kiện lịch sử , Tt.huệ không phải là chính nhân thấy tận mắt thì làm sao hiểu thấu đáo sự việc. Tt.huệ vay mượn sách vỡ người này, người khác để tri tìm chứng tích rồi vội vàng kết luận vấn đề (có khi nhiều sự kiện còn đặt trong dấu chấm hỏi) như vậy có chính xác không? Tiểu sử, thân thế sự nghiệp và bước truân chuyên hoá đạo của Đức Thầy chúng tôi đã được ghi vào trang lịch sử tôn giáo Việt Nam, biết bao triệu người không chỉ trong nước mà ngoài nước luôn tôn kính và đã được Chính phủ Việt Nam công nhận “Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo”, vậy mà Tt.huệ miệt thị chỉ trích bằng những dấu chấm hỏi mất cảm tính. Tt.huệ là người con Phật cũng phải hiểu rõ phép tuỳ duyên của nhà Phật; Nếu có duyên thì tin theo, còn không duyên thì thôi, đâu bắt buộc. Tt.huệ có tín ngưỡng của m ình, chúng tôi có tín ngưỡng của chúng tôi, và mọi Tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Trình độ Cử nhân chẳng những thông hiểu Phật pháp chắc Tt.huệ cũng nhuần nhuyễn về Pháp lệnh tín ngưỡng Tôn giáo “Công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo, cũng như công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác…(Điều 1, 8, Chương I của Pháp Lệnh Tín ngưỡng tôn giáo), đã được luật pháp Việt Nam ban hành. Tt.huệ nhận định rằng bối cảnh lịch Sử Phật Giáo Việt Nam giai đoạn (1930 - 1945) đang hưng thịnh rồi phê phán học giả Nguyễn Văn Hầu, Bạch Diệp nói ngoa sai sự thật. Nhưng chúng tôi vẫn biết được những nguyên nhân “ Phật giáo ở xứ ta vì đâu mà suy đồi” được đăng trong “Pháp Aâm Phật học” số 9 (tháng 9 - 1973), ông Hoàng Nhiên đã nêu: 1./- Phái tăng già ở xứ ta phần nhiều tu mà không học. 2./- Người mình hay trọng sự lạy lục cúng dường theo lối dị đoan. 3./- Không biết trọng sáng kiến của người khác. 4./- Không biết giúp đỡ, tán dương tài trí, nhà Hiền giả, bậc chơn tu. 5./- Cố chấp về văn tự theo tư tưởng Hán nho mà không rộng xem sách khác. Và một minh chứng nữa được ghi lại trong quyển Tự điển Bách Khoa toàn thư: “Đầu thế k ỷ 20 thế giới bắt đầu tìm lại và nghiên cứu các di sản của đạo Phật. Chỉ tại Việt Nam, bên cạnh chính sách kỳ thị của người Pháp thì trước đó nhà Nguyễn do độc tôn Nho học nên đạo Phật không được quan tâm. Bản thân đạo Phật cũng tự làm suy yếu do một số cách hành trì đạo pháp không đúng đắn lại được phổ biến nhiều nơi. Trước tình hình đó, một phong trào chấn hưng và cải tổ là cần thiết. Phong trào chấn hưng Phật giáo có thể nói được khởi xướng từ Thiền sư Khánh Hải tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung, và thiền sư Thanh Hạnh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là Tổ của phong trào. Nhiều hội Phật học, nhiều trường giảng dạy Phật học được thành lập. Nhiều ấn phẩm như sách, báo, tạp chí viết về đạo Phật ra đời. Thậm chí nhiều vị xuất thân Nho học như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ cũng tham dự vào”. Hơn nữa, thời điểm đó, Tt.huệ có biết tại miền Tây nước ta Thực dân Pháp đàn áp tôn giáo như thế nào không? Những người uy vũ đứng lên với tinh thần chấn hưng đạo đức như Đức Phật Thầy Tây An, Đức Bổn Sư, Đức Phật Trùm…họ có để yên hoạt động hay thẳng tay giam cầm lưu đày? Trong tình cảnh ấy, Tt.huệ phải làm gì để chấn hưng đạo đức, chẳng lẽ ngồi bó gối khoanh tay, dậm đất kêu Trời than khổ ư? Cho nên không chỉ Đức Thầy chúng tôi mà nhiều Nho sĩ, Tăng sư cũng phải tham chính, trong “Tự điển Bách khoa toàn thư ” còn ghi rõ: “Đặc biệt dưới thời Pháp thuộc, Việt Nam bị chia làm ba miền, và chính quyền Bảo hộ tìm mọi cách phát triển Thiên chúa giáo, thì Phật giáo Việt Nam càng bị chèn ép. Một số ngôi chùa lớn cũng bị phá hủy, Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tập các tài liệu, di vật nhưng không với mục đích truyền bá, Phật giáo cũng góp phần làm suy giảm các kinh sách tại các chùa. Tuy nhiên, một số giới Nho sĩ cũng dần quay lại với Phật giáo, cùng chung mục đích chống Pháp.” Còn chương trình “Dân xã đảng” cũng như phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Phong trào Cần vương.v.v…” tên của một tổ chức trong bao nhiêu cái tên của những phong trào đứng lên kháng Pháp, chống đế quốc lúc bấy giờ (thời kỳ trăm hoa đua nở). Nhưng trong chương trình “Dân xã đảng”, Tt.huệ có đọc kỷ để biết Đức Thầy chúng tôi kêu gọi gì không? Chung quy nội dung của chương trình ấy không ngoài lý tưởng “Ủng hộ Chính phủ Trung ương về mặt tranh thủ thống nhất và độc lập/ Liên hiệp các đảng phái để chống hoạ thực dân”. Riêng những người dưới trướng như Năm Lửa, Nguyễn Giác Ngộ.v.v…sau khi Đức Thầy chúng tôi vắng mặt, họ có làm sai hay tốt đều do cá tánh của họ. Đâu phải tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo xấu hết, có những người đã đóng góp cho nền độc lập, cho đạo pháp được người đời tôn vinh, Nhà nước khen tặng, Tt.huệ có biết không?, Tt.huệ thừa hiểu xã hội nào cũng có người phải trái, tổ chức nào cũng có phần tử tốt xấu, ngay cả các tôn giáo còn tránh không khỏi, người thành chánh quả, kẻ trở lại hoàn tục. Tt.huệ cũng hiểu ở thế gian “cầu toàn” là một điều khó được! Tt.huệ còn nói không tiếc lời tín đồ PGHH “Đám dân dốt nát”. Thật ra sư nhận định có khả quan với hoàn cảnh lịch sử nước ta thời đó, học phổ thông đâu dễ với nền văn hoá nô dịch ngoại lai mà thực dân đã áp dụng để cai trị, chỉ trừ những trường hợp là con em của những người có địa vị xã hội lúc bấy giờ. Nhưng nạn dốt ấy không riêng vì tín đồ PGHH mà cả nước chúng ta đều chịu chung số phận. Tôi thiết nghĩ, nhận định ấy cũng chưa hoàn toàn chính xác, nếu Tt.huệ chịu khó tìm hiểu thêm chút nữa thì trong toàn thể nhà Phật hay PGHH lúc ấy cũng có Văn sĩ, trí thức chớ đâu trăm phần trăm mù chữ!! Còn việc Đức Thầy chúng tôi có kiêu căng, khoác lác hay lòe đời bằng kiến thức rơm rác học lóm, chẳng qua sự nhận định cá biệt của Tt.huệ. Thật ra từ trước tới giờ chúng tôi đọc nhiều sách vỡ chưa bao giờ nghe ai nhận định giống Tt.huệ cả “đây là trường hợp hiếm có”. Một người đứng lên kêu gọi đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước giành lại chủ quyền độc lập, một Tăng sĩ đứng lên vì chánh nghĩa đánh đỗ những lưu tệ dị đoan mê tín, biến tướng sai lệch giáo lý nhà Phật, một Danh y cứu chữa biết bao người dân qua cơn dịch bệnh, một Nông dân khơi dậy phong trào “Khuyến nông”, khai hoang phục hóa miền Tây, vận động cứu đói cho miền Bắc. Đức độ và lời dạy của Ngài đã được (TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA UY TÍN THẾ GIỚI BỘ ENCYCLOPAEDIA BRITANNICA - ANH QUỐC) ghi lại: Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam, là người chủ trương chấn hưng Phật giáo và là người sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939. Ông bắt đầu thuyết giảng về sự chấn hưng nền Phật giáo, chủ trương sự quay trở lại tinh thần Phật giáo nguyên thủy (Thượng tọa phái: Đạo của những người đã có thành quả tu tập) và nối kết với tư tưởng đại thừa thịnh hành khắp Việt Nam, Ông đề cập sâu đến cách sống mộc mạc, bền bỉ, cùng hình thức thờ cúng đơn giản và sự tự giải thoát. Đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một sự kết hợp giữa đạo Phật và truyền thống thờ cúng Tổ tiên cùng với những nghi thức nuôi dưỡng đời sống tâm linh, cùng những tinh tuý của Khổng giáo và những sinh hoạt thực tiễn phù hợp bản xứ người Việt Nam. Bằng lời nói của mình, Ông có khả năng cuốn hút thính gỉả một cách mãnh liệt và được biết đến dưới danh hiệu Ông “Đạo Khùng. “Ông đã tiên đóan chính xác sự thất bại của Pháp trong thế chiến thứ hai và sự xâm chiếm của người Nhật ở Đông Dương. Sự thành công của Ông trong vai trị một vị Giáo chủ đã khiến cho những người tín đồ gọi Ông là Phật Sống. Thế mà Tt.huệ gắn cho tội lỗi quá thương tâm!!! Việc Đức Thầy chúng tôi tổng hợp dung hòa tinh ba Phật - Lão - Khổng để hình thành giáo lý Học Phật - Tu Nhân, giáo lý căn bản dạy con người làm tròn (Nhân đạo) rồi sau tiến lên Phật Đạo, đó chẳng qua là phương tiện đánh thức nhân tâm sao cho chúng sinh dễ học, dễ hiểu, dễ thực hành. “Học Phật” là học theo phẩm hạnh cao quý của Đức Phật,“Tu Nhân” cư xử hài hoà với mọi người cho nhân loại thanh bình. Nhân đạo là nấc thang thứ nhứt, Phật đạo nấc thứ nhì. Bước đầu đến không được mong gì đến nấc thứ hai!!! Còn nhiều điều chúng tôi muốn nói nhưng chỉ đại khái một vài ý. Tt.huệ nên nhớ và cẩn thận đừng đem phàm tâm để chắc lượng Thánh tâm. Cái hiểu thế gian không biết hết những điều ở thế gian, thì dâu dễ gì Sư tường tận được những vi diệu trong Phật pháp! Một điều đáng nói để Tt.huệ phản tỉnh, cho dù không có thiện cảm với Đạo Phật Giáo Hoà Hảo thì Tt.huệ cũng đừng nên xâm phạm. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân trong đạo Phật tôi thiết nghĩ không phải đem Tôn giáo bạn ra miệt thị, chê bai, phỉ báng! Tt.huệ có hiểu phạm hạnh của một Tăng sư thoát tục phải sống như thế nào không? Đạo Phật Giáo Hoà Hảo là một tôn giáo có Giáo Chủ, Giáo luật, Giáo điều được thế giới biết đến, được Chính phủ Việt Nam ban hành tư cách pháp nhân. Hiện tại người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo đã và đang tích cực thực hành giáo lý bằng việc làm thiết thực không chỉ ở miền Tây mà còn đến tận miền Bắc thậm chí còn ủng hộ chương trình cứu trợ các nước bị thiên tai, hạn hán. Những con em PGHH đã và đang đóng góp công sức cho công cuộc xây dựng đất nước ngày một nhiều. Những Doanh nhân thành đạt, những nông dân có sáng kiến hay (Vua hạ phèn, Vua cầu treo, Thần Đèn, Người Hùng từ thiện…) cũng đã cống hiến không nhỏ vào thành tựu khoa học nước nhà Tt.huệ có biết không? Đời sống người Hoà Hảo biết kính Phật, trọng pháp, quí Tăng đang hoà nhập tiêu chuẩn gia đình văn hoá khắp miền Nam. Họ biết hy sinh cho đời, nhịn từng nắm gạo để chia sẽ cùng đồng bào, không ngại đóng góp “vật chất lẫn tinh thần” vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương, làm đẹp giàu quê hương Tổ quốc, cống hiến ấy Tt.huệ không đồng cảm là học được từ Tâm vị tha, bác ái của Phật sao? Thế mà Tt.huệ khẳng định Đạo Hoà Hảo không phải là một Tôn giáo! Tt.huệ nên nhớ trong kiếp thế nhân, Tt.huệ đang trực tiếp hay gián tiếp thọ sự giúp đỡ của nhiều người, trong đó có tín đồ PGHH !!! Đức Phật dạy là con Phật phải hiểu bổn phận sự của mình “Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ” có như thế mới công thành được tam giác hạnh Tự giác, Giác tha để Giác hạnh viên mãn. Chúng tôi rất thông cảm với Tt.huệ vì ở đời “Nhân vô thập toàn”. Có những lúc chúng ta nong nỗi nương chiều theo thị dục cho giả ngả thoã mãn tư lợi riêng mình. Chúng tôi hiểu tâm trạng của Tt.huệ khi còn là Tăng sinh, vì muốn tiến xa về tương lai, nên mạnh dạn đột phá, nói táo bạo, thẳng thắng phê phán để biểu hiện cho tánh cương trực, trung thành, hy sinh vì ý tưởng. Nhưng sự kiện để cho Tt.huệ bỏ công nghiên cứu, tư duy tìm giải pháp đánh đỗ không phải là việc xúc phạm nặng nề đến tôn giáo khác! Bao Nhân sĩ trí thức, bao Tiến sĩ, Thần đồng văn chương nghiên cứu tôn giáo thế giới, bao triệu người uy ngưỡng, qua mấy chế độ cho đến bây giờ Nhà nước Việt Nam công nhận “Tôn giáo Phật Giáo Hoà Hảo” là một tôn giáo nội sinh, thế mà Tt.huệ không lượng sức mình đành cam chịu cảnh “Một đấu hàng triệu”. Mong rằng Tt.huệ hồi tâm sửa lại sai lầm để tánh khiêm hạ giúp sư thành tựu thiện nguyện. Kính thưa quý Tôn Đức Tăng Ni HọcViện Phật Giáo thành phố Hồ Chí Minh, quý vị hãy công tâm minh xét, người gia nhập Tăng đoàn nối chí theo Đức Phật tôn thờ ý tưởng vị nhân sinh gieo mầm hòa bình cho nhân loại có bao giờ vi phạm lời Phật dạy và hành động sai pháp luật không? Luận văn tốt nghiệp ấy có phải là thông điệp yêu thương cho sự hoà bình của nhân loại không? Chúng tôi đang chờ sự công bằng ở những tấm lòng của “Bụt” đem bình đẳng xoa dịu vết thương tâm, cho tình đoàn kết càng gắn bó nhau hơn trong nhân loại để lời nguyện cầu của quý Tôn đức thường ngày thành hiện thực: Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn Pháp môn vô lượng thệ nguyện học Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. HỮU NGHĨA